![]() |
Phan Đăng Nhật Minh được nhiều người biết đến với biệt danh Cậu bé Google. |
Thời điểm trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2017 cùng suất học bổng du học Úc trị giá 35 ngàn USD, Phan Đăng Nhật Minh là học sinh của lớp 11A3 Trường THPT Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Như vậy, sau khi giành vòng nguyệt quế của cuộc thi, em vẫn tiếp tục hoàn thành chương trình phổ thông trước khi nghĩ đến chuyện du học Úc.
Chia sẻ riêng với VietNamNet mới đây, Nhật Minh cho biết như các thí sinh lớp 12 khác, thời điểm này em đang chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Nhật Minh kết thúc năm học lớp 12 với xếp loại học lực loại giỏi. Tuy nhiên, Nhật Minh cho biết, nhiều khả năng em sẽ theo học ĐH ở Úc chứ không học tại Việt Nam.
Do chỉ cần đủ điều kiện tốt nghiệp THPT, nên Nhật Minh chia sẻ em cũng không quá áp lực với kỳ thi sắp tới.
![]() |
Tuy vậy, trong phiếu đăng ký dự thi và xét tuyển của mình em vẫn đăng ký 2 trường đại học của Việt Nam, tuy nhiên nam sinh cũng xin phép được giữ bí mật về thông tin này.
Sau khi đủ điều kiện và hoàn tất tốt nghiệp THPT em mới chính thức làm việc với phía trường ĐH của Úc liên quan đến việc đi du học.
So với thời điểm cách đây một năm, Cậu bé Google vẫn giữ phong cách rất riêng của mình, kiệm lời và từ tốn.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong phiên trả lời chất vấn kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV cho hay sẽ khắc phục tính phân hóa trong các câu hỏi và các bài thi trắc nghiệm thi THPT quốc gia.
" alt=""/>Cậu bé Google Phan Đăng Nhật Minh là thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia 2018Thông tin được đưa ra tại Hội nghị đổi mới chương trình đào tạo ngành y lần thứ nhất mới được Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức.
ĐH Paris VII: Tuyển sinh hệ bác sĩ sau năm thứ nhất
ĐH Paris VII (Diderot) tách ra từ ĐH Paris năm 1970, đã có 2 giải Nobel. Trường có 12 nghìn sinh viên y (đại học và sau đại học).
GS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết: Trường ĐH Paris VII tuyển đầu vào là học sinh phổ thông, lựa chọn trên hồ sơ. Sau năm thứ nhất, trường mới tuyển sinh viên hệ bác sĩ với số lượng từ 350 -380 sinh viên/ năm, thi 8 môn.
Trường có 350 giảng viên cơ hữu và 150 giảng viên không cơ hữu. Có 6 bệnh viện thực hành lớn với khoảng 5 nghìn giường bệnh.
![]() |
Một số điểm chính của đào tạo y tại ĐH Paris VII như sau: Trường có 4 chương trình đào tạo y là Bác sĩ, Nha sĩ, dược sỹ, Hộ sinh. Có 3 chương trình cận y: vật lý trị liệu, Y học lao động, Chân tay giả.
Chương trình đào tạo chia làm 3 giai đoạn: premiere cycle (3 năm), deuxieme cycle (3 năm, externe) và troisieme cycle (3 – 5 năm, interne).
Năm đầu tiên học chung 7 môn cơ sở cơ bản cho tất cả các chương trình và 1 môn định hướng chuyên ngành. Chương trình dạy các nguyên lý cơ bản, kiến thức rất sâu. Theo ông Nguyễn Hữu Tú, chương trình không dạy dàn trải các vấn đề, dạy còn sâu hơn sau đại học của Việt Nam.
Năm thứ hai và thứ ba tập trung học lý thuyết theo modul, học dồn. Thực hành điều dưỡng 4 tuần, triệu chứng học 400 giờ (5 buối/ tuần/ 6 tháng), không trực buổi tối.
Sau khi kết thức 3 năm có bằng đại cương khoa học y học, tương đương cao đẳng. Với tấm bằng này, sinh viên có thể không học ở trường này nữa mà chuyển sang trường khác học.
Tới năm thứ 4, 5, 6, sinh viên học bệnh học và điều trị, chủ yếu tại bệnh viện, từ 5 – 6 sinh viên/ nhóm, 2 – 3 tháng/ khoa bệnh. Sinh viên được phân công công việc trong khoa, được trả 100 euros/ tháng.
Chương trình học theo modul bắt buộc và modul tự chọn. Môn học cuốn chiếu 1 lần, trừ nội khoa và sinh viên chọn. có thể không thực hành những môn không lựa chọn dù có học lý thuyết và phải thi kết thúc modul.
Sinh viên phải trực 24 buối/ 3 năm học.
Việc học nội trú (troisieme cycle) từ 3 – 5 năm là bắt buộc cho tất cả các sinh viên.
Đào tạo thạc sĩ chỉ có 3 ngành: Khoa học sinh y học, Y tế công cộng, Khoa học con người và xã hội.
Ông Nguyễn Hữu Tú chỉ ra sự khác biệt với đào tạo y của Việt Nam ở những điểm sau: “Thứ nhất là nhà nước điều phối tổ hợp trường – Viện. Đây là mấy chốt quan trọng nhất mà trong đào tạo y của Việt Nam chưa có. Chương trình học của họ đã thay đổi dựa trên chuẩn đầu ra. Dạy học theo modul, tích hợp, kết nối giữa các môn học để đạt chuẩn đầu ra. Vật liệu học của trường rất phong phú, hiện đại với các bài giảng điện tử, ca bệnh, tài liệu. Việc tổ chức dạy học mềm dẻo, đề cao tính tự chọn và chịu trách nhiệm của sinh viên, giám sát dạy học tốt. Sinh viên được tiếp cận lâm sàng sớm, luân chuyển ít ở các khoa lâm sàng.
Tất cả các môn đều có điểm quá trình. Và có sự khác biệt về chất lượng đầu ra với đào tạo y của Việt Nam”.
ĐH Y Sydney: Tuyển sinh viên đã có bằng cử nhân
Trường ĐH Y Sydney, Australia thành lập năm 1856 và đào tạo sinh viên từ năm 1883, là trường y đầu tiên ở Australia, luôn có thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng.
![]() |
Sydney Medical School |
Giảng viên của trường tham gia làm việc tại 50 bệnh viện thành viên. Trường có hơn 1.600 nghiên cứu viên, hơn 1.200 nghiên cứu sinh, thạc sĩ và sau nghiên cứu sinh, hơn 1.200 sinh viên y đa khoa và hơn 1.500 học nâng cao, khóa ngắn hạn.
Nhóm các cán bộ, giảng viên của ĐH Y Hà Nội sang công tác và học tập tại đây như TS Hồ Thị Kim Thanh, TS Lê Đình Tùng, ThS Nguyễn Quang Bảy cho biết về mô hình đào tạo y khoa của trường này.
Cụ thể, sinh viên trường ĐH Y Sydney chủ yếu đã tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành khoa học/ chăm sóc sức khỏe. 25% tốt nghiệp cử nhân các ngành khác (luật, kinh tế, kỹ thuật). Mỗi năm trường tuyển trung bình 300 sinh viên y khoa. Vì đã từng tốt nghiệp cử nhân, nên độ tuổi trung bình của sinh viên y khoa năm thứ nhất là 24 tuổi. Theo bà Hồ Thị Kim Thanh, trường chủ yếu đối tượng này vì mục tiêu muốn sinh viên phải có ý thức rất cao về trách nhiệm khi theo học. Sinh viên đã tốt nghiệp một trường đại họ rồi mới chọn y tức là họ không do phụ huynh định hướng, và họ có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình.
Từ khi thành lập, trường đã có hơn 8 lần đổi mới chương trình. Chương trình học hiện nay được trường chuẩn bị đổi mới từ đầu những năm 1990, tổ chức các đoàn cán bộ đi tham khảo mô hình tại ĐH Y Harvad.
Giai đoạn đổi mới từ 1994 – 1997. Trường đổi mới theo nguyên tắc tích hợp giữa các bộ môn và các chủ đề. Phương pháp học dựa trên vấn đề: Học tiền lâm sàng trên tình huống cụ thể, lập luận lâm sàng, học theo nhóm, tự học theo tài liệu hướng dẫn, nâng cao tính tự học. Tiếp cận lâm sàng sớm, ứng dụng công nghệ thông tin và y học bằng chứng.
Chương trình đào tạo: Năm 1 và năm 2 chủ yếu ở trường đại học. Năm 3 và 4 chủ yếu ở các trường lâm sàng. Nội dung đào tạo được sắp xếp theo block ở năm thứ nhất và thứ hai, theo kỳ ở năm thứ 3 và 4.
Giảng viên gồm có giảng viên cơ hữu của trường, giảng viên là bác sĩ bệnh viện, giảng viên tự do và giảng viên tự nguyện.
4 chủ đề dạy học được áp dụng xuyên suốt cho tất cả block ở giai đoạn 1 và 2 và tất cả các kỳ ở giai đoạn 3 gồm: Khoa học lâm sàng và cơ bản; Bác sĩ và người bệnh; Phát triển cá nhân và nghề nghiệp; Y học cộng đồng.
Về dạy và học lâm sàng, giảng viên lâm sàng ở các bác sĩ của bệnh viện, thường là các bác sĩ trẻ. Tất cả được đào tạo về kỹ năng, phương pháp giảng dạy. Họ có ưu điểm là nhiệt tình, sinh viên thích vì dễ ước lượng khoảng cách của mình với trình độ cần có (của giảng viên trẻ) để hành nghề.
![]() |
Về phân công sinh viên đi học lâm sàng: có 25% học tại các bệnh viện nông thôn để hướng trở thành bác sĩ cộng đồng. Các sinh viên sẽ tự chọn trường lâm sàng (thực chất là các bệnh viện) để học. Thực tế, sinh viên thích học tại các bệnh viện nhỏ vì được học nhiều, làm nhiều. Thầy nhiệt tình và quan hệ thầy – trò gần gũi hơn.
Hết năm thứ 2, các sinh viên sẽ chọn bệnh viện để học năm thứ 3 và 4, sinh viên sẽ học cố định tại bệnh viện này.
Sinh viên đi học tại các bệnh viện ngay từ tuần đầu năm thứ nhất: 3 ngày ở trường, 1 ngày ở bệnh viện, 1 ngày tự học. Sinh viên được yêu cầu phải đi học/ có mặt trên 90% số buổi học lâm sàng.
Sinh viên học lâm sàng theo nhóm nhỏ 9 sinh viên/ nhóm do 1 giảng viên trẻ hướng dẫn. Mỗi buổi học trên 2 bệnh nhân, 8h – 9h30 và 9h30 – 11h. Tới năm thứ 3 và 4, sinh viên được chia làm 4 nhóm, lần lượt được học 10 vấn đề trong 2 năm.
Trường này cũng quy định chỉ có sinh viên học sản mới đi trực đêm. Lý do không để tất cả các sinh viên phải trực đêm là vì sinh viên không học được nhiều vì bệnh nhân không đông, không cần xử trí gì trong đêm. Các sinh viên lớn tuổi, một số sinh viên nữ có chồng, con. Nếu sinh viên đi trực đêm thì bệnh viện/ trường đại học phải trả tiền.
Việc giám sát dạy học của trường cũng có những điểm rất khác với Việt Nam. Về lý thuyết chỉ có một số ít bài bắt buộc, tất cả các bài giảng đều có thể nghe trực tuyến. Nếu sinh viên có việc bắt buộc phải nghỉ thực hành và lâm sàng sẽ sắp xếp học bù. Trường chia toàn bộ sinh viên (300 sinh viên/ năm) thành 17 nhóm, mỗi nhóm phản hồi tất cả các bài giảng trong 2 – 3 tuần...
Theo dõi và quản lý chất lượng để kiểm định theo tiêu chuẩn tăng cường chất lượng y khoa cơ bản của Hiệp hội giáo dục Y học quốc tế và chuẩn chất lượng của Hội đồng Y khoa Úc (AMC).
Ngân Anhlược ghi(Email: [email protected])
" alt=""/>Trường y Pháp, Úc dạy khác Việt Nam thế nào?“Hôm nay, tôi phải chạy vòng vòng thành phố, chắc phải tới 50 cây số, để mua 1 bộ sách lớp 9 cho con. Tôi vào nhiều nhà sách nhưng đều hết, chỉ còn SGK lớp 10 và các loại sách bài tập. Tôi sốc quá vì cứ chủ quan, nghĩ rằng bây giờ làm gì có chuyện hiếm SGK như thời bao cấp. Thế nhưng không ngờ SGK thật sự hết sạch, từ nhà sách Nguyễn Thị Minh Khai, Văn Lang, Thăng Long, tới Nguyễn Văn Cừ hay tiệm sách lớn ở Quận 2 cũng không còn.
![]() |
SGK vẫn đang là mối bận tâm của nhiều phụ huynh dù năm học mới đã diễn ra được gần 1 tuần |
Sợ con không có sách học, chị Nguyệt đã có lúc bật khóc. “Lúc đấy, tôi vừa thất vọng vừa lo con học mà không có sách”.
Cuối cùng, sau khi đã chạy 3h đồng hồ cả dưới nắng lẫn mưa thì chị Nguyệt được một người chỉ đến nhà sách trên đường Nguyễn Tri Phương, Quận 5. Tức tốc chạy tới, chị Nguyệt mua được một bộ SGK lớp 9 cuối cùng ở đây. “Cảm giác giống như trúng xổ số vậy” – chị nhẹ nhõm chia sẻ.
Nháo nhác tìm SGK lớp 1
Chị Bùi Ngọc Ánh ở Đồng Nai có hai con sinh đôi vào lớp 1 năm nay. Hai con của chị học Trường TH-THCS-THPT ABC và dùng bộ sách Cùng học để phát triển năng lực. Từ một tháng trước, nhà trường đã giới thiệu các SGK phải mua. Để đủ sách cho con, chị mất vài buổi chạy đôn chạy đáo tìm kiếm.
“Lần đầu tiên nhận thông báo của trường, tôi đi tìm ở nhà sách lớn nhất Biên Hòa nhưng không nơi nào bán. Ở đây toàn sách của chương trình năm ngoái. Đến khi trường thông báo chỗ bán thì cũng phải đi đến lần thứ 3 tôi mới mua được đủ 2 bộ sách cho các con” - chị Ánh kể.
Theo ghi nhận của VietNamNet, dù đã nhập học được vài hôm, chiều qua (10/9), sau khi đưa con đi học về, vẫn có nhiều phụ huynh ghé nhà sách Nguyễn Văn Cừ trên đường Tô Ngọc Vân (Quận Thủ Đức) mua sách. Loại SGK được nhiều phụ huynh hỏi mua là lớp 6 và một số đầu SGK lớp 1.
Một nhân viên ở đây cho hay, cả tháng nay nhà sách khi nào cũng đông đúc. Nhà sách liên tục nhập các đầu SGK về nhưng mỗi đợt chỉ vài ngày là hết sạch vì lượng phụ huynh đến mua đông. Có lúc khách mua SGK nhiều, nhân viên thu ngân làm việc không kịp, nhà sách phải căng dây để tạo lối xếp hàng vào thanh toán.
6h chiều, chị Phạm Thủy (Quận 1, TP.HCM) vẫn đang rong ruổi trên đường tìm mua thêm SGK cho con. Tại 3 nhà sách trên đường Đinh Tiên Hoàng, chị đều nhận được những cái lắc đầu khi hỏi mua sách Tiếng Việt và Toán lớp 1, bộ Chân trời sáng tạo.
Chị Thủy bảo đã mua đủ SGK cho con ngay từ hôm đến làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, bộ sách này được để lại trường nên... không hiểu con học gì. Mấy hôm vừa rồi, buổi tối về nhà, con chị chỉ chơi, xem tivi rồi đi ngủ. Nhưng hôm nay đón con, thấy con tỏ ra sợ sệt vì viết chậm hơn các bạn thì chị mới lo lắng. Hỏi thăm một vài phụ huynh khác, chị được biết rất nhiều người đã mua thêm một bộ sách nữa để kèm con học ở nhà.
"Tôi hỏi một vài người bạn có con học ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Ngọc Hân, Wellspring thì hóa ra ai cũng đã "găm" thêm một bộ nữa. Họ đều bảo chương trình năm nay khác lắm, không kèm thêm ở nhà thì con không theo kịp bạn trên lớp, nên tôi mới lao đi mua sách. Mà bây giờ cũng không biết mua ở đâu nữa" - chị Thủy lo ngại nói.
![]() |
Học sinh lớp 1 trên cả nước năm nay sẽ được học theo 5 bộ SGK |
Tại TP.HCM, đa số các trường tiểu học trên địa bàn chọn bộ 'Chân trời sáng tạo' (bộ sách do Sở GD-ĐT phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam thực hiện).
Bộ sách "Chân trời sáng tạo" bao gồm 10 cuốn với 8 môn học (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh). Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, trước đó các trường tiểu học đã đặt mua từ 86.942-121.195 cuốn tùy môn.
Bộ sách đứng thứ hai trong danh sách được nhiều trường lựa chọn là bộ "Cánh diều", được các trường tiểu học đặt mua từ 3.135-40.308 cuốn/môn học.
Các bộ sách còn lại là "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục", "Kết nối tri thức với cuộc sống", "Cùng học để phát triển năng lực" cũng được một số trường lựa chọn với số lượng đặt mua từ vài cuốn đến hơn 6.000 cuốn/môn.
Không nên quá lo lắng
Ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng Phòng GD-ĐT Quận Gò Vấp, cho hay các trường trong quận đều chọn bộ sách Chân trời sáng tạo.
“Ngay từ đầu, chúng tôi đã tuyên tuyền về việc chọn lựa, công khai giá SGK để phụ huynh biết. Các trường cũng giới thiệu cho phụ huynh tự mua ở các nhà sách và chủ động mua sách của mình. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào về việc thiếu SGK hay không mua được sách trên địa bàn quận” - ông Thủy nói.
Quận Bình Tân có tới 4 bộ sách cùng được các trường chọn lựa. Theo ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT, vì quận có đặc thù là tăng dân số cơ học rất cao nên ở thời điểm đăng ký SGK không thể dự báo chính xác số lượng học sinh vào lớp 1. Do đó, quận đăng ký SGK dựa theo số học sinh lớp 5 ra trường.
Vì vậy, ông Tuyên nhận định sẽ có những trường thiếu SGK cục bộ do số học sinh lớp 1 đông hơn dự kiến, nhưng cũng sẽ có những trường thừa. Do đó, các trường và NXB sẽ trực tiếp làm việc với nhau để điều chỉnh và phân phối lại cho đầy đủ.
Còn tại Quận 12, năm nay trên địa bàn có hàng nghìn học sinh không đủ điều kiện tuyển sinh vào lớp 1 (KT3 dưới 1 năm). Vì vậy, tới sát ngày nhập học, các trường học ở Quận 12 phải điều chỉnh tăng sĩ số, chấp nhận vượt chuẩn, giảm tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày để có chỗ tiếp nhận các em.
Tuy nhiên, theo ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT, thì dù học sinh đông nhưng SGK sẽ không thiếu.
Ông Hùng cũng khuyên phụ huynh không nên quá lo lắng khi chưa mua được SGK, học sinh chưa có sách học trong một vài buổi đầu.
“Vừa rồi có một số trường nhận thêm học sinh, nếu phụ huynh nhờ trường mua SGK thì cứ tăng bao nhiêu học sinh, trường sẽ đăng ký thêm với NXB ngần đấy bộ sách, NXB sẽ cung ứng đầy đủ.
Còn nếu phụ huynh mua ở ngoài thì phụ thuộc vào nguồn cung của các nhà sách, như vậy có thể khó khăn hơn, đôi khi còn phải mua sách in lại, chất lượng không đảm bảo” – ông Hùng lưu ý.
Lê Huyền – Ngân Anh
Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT tiến hành thanh tra, kiểm tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
" alt=""/>Nháo nhác tìm SGK cho con đầu năm học mới