Người dân và học sinh tại ấp Phước Thái B, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long hàng ngày phải di chuyển qua cây cầu khỉ được dựng tạm bợ trong suốt 18 năm qua, nhưng lại là phương tiện lưu thông ngắn nhất nối các ấp với đường chính.
Một thành viên trong đoàn khảo sát chia sẻ cảm giác thót tim khi di chuyển trên các cây cầu mặc dù được gọi là cầu bê tông, nhưng cũng đã xuống cấp trầm trọng và rung lên khá mạnh mỗi khi đi qua tại xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Các em học sinh nơi đây khát khao có cây cầu bắc qua sông để con đường đến trường được gần hơn.
![]() |
Chú Khá hỗ trợ người dân đi qua cầu tạm Út Ốm trong những ngày mưa |
"Cả ấp có mỗi một cây cầu là cầu Út Ốm, sông thì sâu, cầu thì cao, người lớn đi không quen còn run cầm cập, nhiều người bị té, văng đồ. Ấy vậy mà tụi nhỏ vẫn cần mẫn băng qua mỗi ngày, những em bé quá thì ba mẹ phải dẫn qua chứ không tự đi được, còn nếu đi bộ thì xa lắm, đường đất bùn lầy rất khó đi. Vào những hôm trời mưa, cầu Út Ốm càng trơn trượt hơn, nhìn tụi nhỏ đi qua mà xót, chỉ sợ có đứa nào té xuống thì khổ.” - chú Nguyễn Văn Khá, người ngày ngày túc trực tại cây cầu để hỗ trợ các em tới trường, chia sẻ.
Hà Giang là địa phương có đặc thù địa hình khá phức tạp, vùng dân cư bị chia cắt bởi nhiều ngọn núi cao, thung lũng, sông suối. Cô Hoàng Thị Nhất, giáo viên tiểu học tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho biết, mặc dù quãng đường từ nhà đến trường chỉ dài 30km, nhưng vào mùa khô, cô cũng đã mất hơn 2 tiếng để di chuyển bằng xe máy. Vào mùa mưa lũ, đường đi khó khăn hơn, sẽ mất khoảng 4 tiếng để di chuyển, có nhiều đoạn cô phải dừng xe máy bên ngoài và đi bộ vượt suối vào điểm dạy.
![]() |
Nhiều học sinh tại tỉnh Hà Giang hằng ngày phải vượt qua các con suối, khe núi để đến lớp |
Nhiều em học sinh tại huyện Bắc Quang, huyện Quang Bình, huyện Hoàng Su Phì... đều chia sẻ về con đường đi học vất vả, nguy hiểm và mong mỏi sớm có cây cầu bắc qua để các em không phải bỏ học khi mưa lũ kéo về.
Grab và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, hai đơn vị đang đồng triển khai dự án “Xây cầu đến lớp” rất mong đón nhận được nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm nhằm sớm thực hiện dự án “Xây cầu đến lớp”, để con đường đến trường không còn nguy hiểm, giúp hành trình đến với tri thức của nhiều em học sinh được thuận lợi hơn.
“Xây cầu đến lớp” là dự án thiện nguyện với mục đích xây dựng cầu nông thôn tại các vùng hẻo lánh,giúp người dân dễ dàng hơn trong việc di chuyển, đặc biệt giúp các em học sinh đến trường một cách an toàn. Chương trình được triển khai vào cuối tháng 5 vừa qua bởi sự phối hợp giữa Grab và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Để tham gia hoạt động ý nghĩa này, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản: (1) mở ứng dụng Grab; (2) vào mục GrabRewards, chọn mức đóng góp mong muốn (từ 115 đến 2.300 điểm, tương ứng số tiền từ 5.000 đến 100.000 đồng); (3) đổi điểm (phần đóng góp của bạn sẽ được ghi nhận). |
PV
" alt=""/>Chung tay xây cầu đến lớp cho trẻ vùng khóẢnh: Minh Anh |
Mối tình đầu của tôi đến khi bản thân rời ghế nhà trường được một năm. Anh là người cùng quê, lại học cùng trường nhưng khác khoa khiến người trong cuộc có nhiều chủ đề trò chuyện. Rồi tình yêu nảy sinh lúc nào khiến tôi không biết. Những lần anh có việc đột xuất về quê, cả hai người vài ngày không gặp là tôi bỗng như người mất hồn.
Chúng tôi cảm nhận sống không thể thiếu nhau trong cuộc đời này. Nghe anh bàn chuyện chuyển đến ở cùng để tiện việc chăm sóc nhau và đỡ chi phí nhà trọ, tôi gật đầu đồng ý. Nhưng đàn ông cả thèm chóng chán. Có tôi bên cạnh tình nguyện làm mọi công việc của một người phụ nữ tận tụy, chỉ khác người vợ danh chính ngôn thuận ở tấm giấy đăng ký kết hôn, vậy mà anh vẫn cò cưa tán tỉnh những em gái trẻ đẹp khác.
Có lần đọc tin nhắn của anh với một cô gái mới quen, rằng anh vẫn đang độc thân và mải mê tìm kiếm cho mình một nửa phù hợp, tôi nổi đóa quẳng điện thoại vào góc phòng. Tình cảm hai người rạn nứt cũng từ dạo ấy.
Mỗi lần anh có việc phải đi là trong tôi dấy lên mối nghi ngờ. Anh nói nếu tôi vẫn còn duy trì thứ tình yêu chiếm hữu kiểu đấy, chỉ khiến anh càng ngày càng chán nản mà thôi.
Rồi sự nghi ngờ nhau như nọc độc giết chết dần tình yêu tự khi nào mà người trong cuộc chẳng hay. Chỉ biết rằng khi cả hai cảm thấy ngạt thở mỗi khi ở gần nhau, chúng tôi lặng lẽ giải phóng cho nhau.
Mối tình thứ hai đến khi tôi đi làm được hai năm. Anh làm cùng công ty nên biết được khá ngọn ngành quá khứ của tôi. Tuy nhiên anh nói bản thân là mẫu đàn ông hiện đại, chỉ cần hiện tại bạn gái hòa hợp và cùng anh xây đắp hạnh phúc, thì quá khứ của tôi với người cũ có thế nào cũng khiến anh dễ dàng cho qua.
Chúng tôi thậm chí đã qua lại cùng nhau nhiều lần và rất hòa hợp về chuyện ấy. Tuy nhiên, tình cảm đến giai đoạn chín muồi, khi tôi đang mơ màng về một gia đình hạnh phúc cùng những đứa trẻ thì anh đột ngột giãn ra và chia tay. Gặng hỏi lý do, anh nói không vượt qua được nỗi ám ảnh khi biết bạn gái từng sống thử với người đàn ông khác. Mặc dù còn rất yêu nhưng anh xin lỗi.
Anh lặng lẽ rút lui khỏi cuộc đời tôi khiến tôi đau khổ chới với mất một thời gian dài.
Mất tám năm thanh xuân với hai mối tình chết non, giờ đây chạm ngưỡng ba mươi nhưng tôi lại cô độc một mình. Những lời hỏi thăm dù vô tình hay cố ý của bạn bè họ hàng không làm tôi đau đớn khó xử bằng chính sự chới với và mất thăng bằng nơi trái tim mình.
Tôi đã sợ yêu vì nghi ngờ năng lực của bản thân trong việc nuôi dưỡng chúng, nhưng lại cô độc và mềm yếu khi chỉ có một mình. Để thoát khỏi tình trạng của bản thân, tôi tích cực nhờ người mai mối, những mong tìm được người phù hợp để nâng đỡ trái tim mình. Rồi trong một lần được cô em họ tích cực mối lái, tôi gặp Trung, chồng tôi bây giờ.
Anh đã 35, cũng đang ở tình trạng 'ế' như tôi thời điểm bấy giờ. Cảm nhận đối phương có nền tảng cơ bản, lại cùng quê đi ra nên tôi nhanh chóng mở lòng. Đám cưới diễn ra chỉ sau hai tháng kể từ khi tôi và Trung gặp gỡ tìm hiểu.Tuy nhiên, việc tình yêu đến sau hôn nhân vẫn là điều xa vời mà trước khi bước chân vào cánh cửa ấy, tôi vẫn tràn trề hy vọng.
Mặc dù bản thân nỗ lực để thắp lên ngọn lửa yêu đương, những mong làm nền tảng duy trì hạnh phúc lâu bền, nhưng nỗ lực của tôi chỉ đem lại kết quả ngược lại. Tôi với chồng mới cưới khác nhau một trời một vực ở thói quen, phong cách lẫn quan niệm sống. Trong khi tôi thoải mái cởi mở và dễ chấp nhận những khuyết thiếu diễn ra trong cuộc sống thì Trung lại cực kỳ kỹ tính và cầu toàn.
Cả chuyện ân ái, chúng tôi cũng làm cho có chứ không đạt tới sự hòa hợp và thăng hoa. Mọi thứ chưa thực sự đi vào quỹ đạo thì trong một lần vô tình xem điện thoại của anh, tôi như người ngã ngựa khi phát hiện anh vẫn đang lưu luyến qua lại với người yêu cũ.
Bọn họ đã có nhiều năm mặn nồng bên nhau. Tuy nhiên do gia đình phía cô gái ấy quá phức tạp nên bố mẹ anh phản đối cô bước vào cửa làm dâu con trong gia đình.
Mối tình dền dứ của bọn họ kéo dài nhiều năm cho tới khi Trung gặp tôi. Thấy tôi cơ bản và nhất là vượt qua cửa "kiểm duyệt" của các cụ nên anh gật đầu cho có.Vậy là tôi chỉ là hình nhân thay thế khiến anh hy vọng khỏa lấp mối tình thất bại với người cũ.
Tới lúc này, tôi câm nín tự trách mình chưa tìm hiểu kỹ đối phương chứ không dám đổ lỗi tại số phận. Tất cả do sự thiếu bản lĩnh của bản thân dẫn đến quyết định vội vàng như vậy.
Giờ đây tôi cũng không biết có nên ly hôn hay không khi mà chúng tôi còn chưa có con. Nhưng liệu ly hôn rồi liệu đến bao giờ tôi có thể tìm được hạnh phúc?
Giá như tôi cứ ung dung sống cho mình, ngẩng cao đầu độc thân rực rỡ, và thả lỏng để duyên tự tới thì có lẽ mọi sự đã khác. Hoặc cá nhân biết nâng cao giá trị bản thân, đề ra cho mình những nguyên tắc cơ bản khi gặp và mở lòng với người mới, thì giờ đây đã không rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan như vậy.
Từ hôm đưa tôi vào khách sạn, anh không còn nhắn tin hỏi thăm, quan tâm tôi như trước nữa. Tôi gọi, anh bảo bận và mất hút từ đó.
" alt=""/>Tâm sự của cô gái lấy chồng chạy ế nhận kết đắngAnh Tuấn - chủ một khách sạn ở đường Mường Hoa (thị trấn Sa Pa) cho biết, để đón lượt khách vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 5 ngày nay anh và vợ thức trắng đêm đi mua nước.
Anh Tuấn dẫn phóng viên ra khu vực vòi nước đang khô cạn |
Bình thường mỗi tháng khách sạn anh chi phí khoảng 3 triệu tiền nước, nhưng chỉ trong 5 ngày, anh phải chi ra số tiền hơn 10 triệu đồng mua nước phục vụ kinh doanh. Số tiền nước vẫn tiếp tục tăng cao nếu tình trạng này vẫn chưa được khắc phục.
'5 ngày nay vòi nước nguồn nhà tôi khô cong, không có một giọt nước nào. Vợ chồng tôi và nhân viên phải tiết kiệm tối đa nước sinh hoạt. Chủ yếu dành nước cho khách sử dụng. Hiện tại tôi chỉ nhận khách đã đặt chỗ từ trước, còn khách đặt mới tôi chấp nhận từ chối vì sợ không đủ nước cung cấp', anh Tuấn nói.
![]() |
5 ngày nay vòi nước này chưa có giọt nước nào |
Trong khi đó chị Tường Thị Nhung - chủ khách sạn ở đường Thạch Sơn (thị trấn Sa Pa) chia sẻ, khách sạn chị có 10 phòng. Chị may mắn xin được nguồn giếng khoan từ người hàng xóm nên không mất tiền mua.
![]() |
Chị Nhung bên bể chứa nước tự chế của gia đình |
Tuy nhiên, do tình huống phát sinh, bể chứa không có nhiều nên vợ chồng chị Nhung phải dùng những chiếc bàn gỗ quây lại, sau đó lấy bạt đặt vào thành chiếc bể chứa nước giữa nhà.
'Tôi mắc ống nước từ nhà hàng xóm, sau đó bơm lên. Không mất tiền nhưng đi xin nước như thế này cũng không đơn giản. Đâu phải một mình nhà tôi xin, mà các hộ khác cũng sang đó xin. Cuối cùng đành phải luân phiên nhau kéo nước về. Có hôm thức trắng đêm mới bơm đủ nước vào thùng chứa', chị Nhung nói.
![]() |
Theo chủ khách sạn, bể chứa này đựng được khoảng 3 mét khối nước, chỉ đủ dùng cho một ngày. |
Chị Nhung cũng cho biết, những ngày đầu mới mất nước, có hộ kinh doanh phải bỏ ra số tiền 2 triệu/3 khối nước. 'Với số tiền bỏ ra như vậy, tính lợi nhuận kinh doanh là chúng tôi bị lỗ.
Từ phục vụ khách 24/24 giờ, nhân công dọn dẹp phòng, điện, thuế, nước đắt đỏ khiến chi phí đội lên cao, nguồn thu lại thấp. Nếu tăng giá phòng, giá dịch vụ... sẽ khó giữ khách.
Hầu hết các hộ kinh doanh khách sạn đang trong tình trạng ngao ngán. Không cho khách thuê phòng thì không có nguồn thu, mà cho thuê phòng đành chấp nhận lỗ nặng', chị Nhung nói.
![]() |
Những ngày này nhiều hộ dân kiếm được khá nhiều từ công việc bán nước |
Anh Trường - chủ cơ sở kinh doanh nước tự phát cho hay, nước anh chở đến tận nhà dao động từ 200 nghìn đồng - 250 nghìn đồng/ 1 mét khối. Với điều kiện bể chứa ở dưới tầng 1, nếu tầng cao anh không bơm lên được. Người này khẳng định nguồn nước của mình lấy từ Thác Bạc, đảm bảo an toàn, vệ sinh.
Vị đại diện Chi nhánh cấp nước Thị trấn Sa Pa cho biết: 'Thị trấn có 5 nguồn cung cấp nước là Thác Bạc, Cầu Pha, Cây Năm, Suối Hồ 1 và 2. Nguồn nước tốt nhất hiện nay là Suối Hồ 2.
Nguyên nhân thiếu nước là do các hộ dân tộc canh tác nông nghiệp vào mua làm lúa, họ cần nước tưới tiêu vì thế các hộ ở đây chặn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, gây thiếu nước cung cấp cho Thị trấn Sa Pa. Hiện công tác thiếu nước đang được chúng tôi tích cực khắc phục'.
Một số hình ảnh về tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt ở Sa Pa:
![]() |
Đủ loại dụng cụ được huy động để chứa nước. |
![]() |
![]() |
Người dân Sa Pa đang lo lắng vì thiếu nước trầm trọng. |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhiều khách sạn, nhà nghỉ phải từ chối nhận khách dù dịp lễ 30/4 đang đến gần, vì lo không đủ nước cung cấp cho du khách. |
Do thiếu nước gần 10 ngày nay, các chủ nhà nghỉ, khách sạn ở Sa Pa phải 'cắn răng' mua nước sạch với giá 300 - 500 nghìn đồng/khối để giữ chân khách du lịch.
" alt=""/>Du lịch 30/4 Sa Pa hạn chế khách vì thiếu nước