Giang vốn dĩ không phải một cô gái có gì nổi trội. Cô chỉ học hết cấp hai đã phải nghỉ học đi làm thuê ở quán cơm, gia cảnh nghèo khó, mồ côi cha còn mẹ thì đau ốm liên miên, lại chẳng có chút nhan sắc nào nên cô luôn tự ti vào bản thân mình. Khi Tuấn ngỏ lời yêu cô, cô vội vã nhận lời ngay, lòng luôn khấp khởi hạnh phúc vì những lời Tuấn hứa hẹn. Cô chẳng ngại ngần gì mà trao thân cho Tuấn vì cô tin chắc rằng Tuấn sẽ lấy mình làm vợ. Nhưng Giang đâu có ngờ rằng ngày Giang sung sướng thông báo tin mình mang thai cũng là lúc Tuấn phũ phàng bỏ mặc Giang để đi làm đám cưới với người con gái khác.
Ảnh minh họa
Trong lúc tuyệt vọng nhất, Giang gặp lại Phong.
Phong vốn là con trai của chủ quán mà ba năm trước Giang đã làm thuê. Ngày ấy, Phong tỏ ra quan tâm đến Giang, hay phụ giúp Giang việc này việc kia. Giang biết Phong có ý với mình nhưng lúc ấy mẹ ốm nặng nên Giang phải bỏ việc về quê chăm mẹ. Sau đó Giang lên thành phố làm công nhân nhà máy may đến tận bây giờ.
Hôm ấy là ngày cưới Tuấn, Giang còn đang ngồi khóc nức nở trong căn phòng trọ xập xệ thì Phong gọi điện tới. Anh giờ làm nghề lái xe, có việc phải chạy qua nơi Giang đang sống nên gọi điện hẹn gặp. Nhưng đáp lại, Giang chẳng nói được gì, chỉ khóc mãi không thôi. Vài ngày sau, Phong lại gọi cho Giang khi có việc ngang qua thành phố. Lần này Giang đã không còn khóc nhiều nữa. Giang đồng ý hẹn gặp Phong.
Giang vừa ngồi xuống chiếc ghế trong quán nước, Phong đã hỏi ngay:
- Sao nhìn em ốm thế? Em không khỏe à? Hay là em có chuyện gì?
Vốn đã cố để tỏ ra mạnh mẽ, nhưng nghe Phong ân cần quan tâm, Giang lại không kiềm được nước mắt. Giang nói cho Phong nghe chuyện của mình và cũng không giấu Phong ý định phá thai.
- Em đừng lo. Có anh sẽ ở bên em mà. - Phong nói
- Em bây giờ đang có bầu với người khác rồi. Làm sao anh bên em được? - Giang hỏi lại.
- Anh sẽ bên em và con mà. Để anh chăm lo cho em.
Giang nghĩ, cha ruột của con mình còn từ bỏ mình thì một người xa lạ đâu có lý do gì để ở lại. Giang đã mất hẳn lòng tin vào đàn ông rồi. Nhưng sự chân thành của Phong làm Giang cảm động. Từ hôm ấy, cứ cách vài hôm là Phong lại đến phòng trọ của Giang. Khi thì hộp sữa, khi thì bịch hoa quả. Ngày nào Phong cũng nhắn tin nhắc Giang ăn uống cẩn thận để lo cho con. Sự chân thành của Phong làm Giang cảm động. Một lần nữa Giang lại yêu.
Phong ở bên Giang cho tới tận khi sinh con xong, Phong lại nựng đứa bé như con mình. Tuy chỉ có thể tạt qua mỗi lần một lúc nhưng Phong lúc nào cũng cho Giang thấy mình được quan tâm. Nên khi thấy Phong tâm sự rằng muốn mua xe mà không có đủ tiền, Giang chẳng ngại ngần rút hết số tiền tiết kiệm mà mình có rồi đi vay mượn khắp nơi góp tiền cho Phong mua xe để lo cho tương lai hai đứa mình.
Đứa bé được ba tháng, Phong bảo Giang:
- Anh muốn cưới em nhưng sợ bố mẹ không đồng ý vì chuyện em đã có con riêng. Hay là, mình sinh con trước, bố mẹ thấy gạo nấu thành cơm rồi thì phải chấp nhận thôi.
Nghe Phong nói, Giang gật đầu nghe theo, lâng lâng mơ về giấc mơ hạnh phúc. Giang sớm cấn thai ngay, siêu âm bác sĩ bảo bé trai, Phong bế Giang lên quay mấy vòng cười vang. Ngày ngày Phong vẫn tạt qua mang cho Giang chút đồ ăn vặt, cho đứa bé con của Giang hộp sữa, Giang thấy ba người ấm áp như một gia đình thực sự. Tuy Phong phải chăm sóc cha mẹ không thể về ở với Giang nhưng những cuộc điện thoại hàng ngày khiến Giang vẫn thấy gần gũi. Rảnh lúc nào là Phong nhắn tin và gọi điện cho Giang lúc ấy.
Rồi cũng đến lúc Giang đến tháng sinh, Phong sốt ruột động viên, cả bốn người - Giang, Phong, con Giang, con chung của hai người sắp được về chung một nhà. Giang thấy ấm lòng.
Ngày Giang bắt đầu có dấu hiệu trở dạ, Phong không có mặt. Giang phải gửi con rồi gọi xe đi vào viện một mình. Lúc Giang nằm trong phòng chờ sinh theo dõi cơn co, Phong mới vội vã chạy đến.
Giang chưa kịp mỉm cười thì đã thấy có tới bốn năm người chạy theo Phong vào. Một người phụ nữ trạc tuổi Giang bế một bé gái, còn có mẹ Phong bế đứa bé gái khác nhỏ hơn cùng với ba bốn người đàn bà, ai nấy trông đều giận dữ.
Không nói không rằng, người phụ nữ trẻ lao vào tát mấy cái liền vào mặt Giang, vừa tát vừa chửi:
- Mày cướp chồng tao à? Dám phá hoại gia đình nhà người khác à?
Phong đứng sau, kéo tay người phụ nữ lại:
- Thôi. Có gì về nhà nói.
Người phụ nữ không đánh nữa, chị ta òa khóc nức nở. Hai đứa bé con thấy mẹ khóc cũng òa khóc theo. Giang quay cuồng đầu óc trong những lời chửi rủa. Tiếng chửi rủa chỉ ngưng lại một chút khi Phong hét lên:
- Cô không sinh được con trai thì để tôi kiếm một đứa con trai bên ngoài không được sao?
Giang ngỡ ngàng, cảm thấy như đang rơi. Mấy cái tát bỏng rát trên mặt vừa nãy cũng chẳng sá gì so với câu nói như dao đâm vừa rồi. Vậy là Giang đã hiểu ra vì sao Phong lại ở bên cạnh cô trong suốt thời gian vừa qua. Chỉ vì Phong muốn có người sinh cho Phong một đứa con trai mà không cần phải làm đám cưới. Giang không khóc nổi nhưng cũng không còn nghe thấy, nhìn thấy gì nữa. Bảo vệ đến đuổi tất cả những người gây ồn ào ra ngoài, cả Phong cũng phải đi ra ngoài. Chỉ còn lại mình Giang cùng một lúc chịu đựng hai cơn đau, cơn đau bị người duy nhất mình tin tưởng phản bội và cơn đau trở dạ.
Không giống như bác sĩ nói khi siêu âm, Giang sinh con gái. Phong chỉ đến nhìn mặt đứa bé một lần rồi đi. Còn lại một mình ôm đứa con vừa chào đời trong lòng, Giang không biết cuộc đời mình rồi sẽ đi về đâu khi lại làm mẹ đơn thân trong hoàn cảnh trớ trêu thế này?
Tôi năm nay 34 tuổi, tôi từng có một cuộc hôn nhân được coi là hạnh phúc: có một người chồng yêu mình, một cậu con trai thông minh và đáng yêu.
" alt=""/>Bị xông vào phòng chờ sinh đánh ghen mới biết mình là kẻ thứ 3…Tuy nhiên, hiện nhiều thông tin được đăng tải trên trang web này như hàng chục bài viết trong chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ bỗng nhiên “biến mất”; hay việc nhà chùa công khai số tài khoản ngân hàng lên trang web cùng với đó là cách cầu khấn khi gửi tiền qua tài khoản cũng không được tìm thấy.
![]() |
Thông tin tài khoản ngân hàng của chùa Ba Vàng bị gỡ bỏ khỏi mục thông báo. |
Cũng trong ngày 21/3, theo ghi nhận của PV thì chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ trên trang web chùa Ba Vàng có đăng tải hàng loạt bài viết mới được cho là của các phật tử khắp mọi miền đất nước viết về việc cầu vong, giải nghiệp tại chùa.
Những chia sẻ như nhân chứng cho việc gọi vong là có thật và họ đã nhờ bà Phạm Thị Yến cũng như sư trụ trì giải nghiệp. Bên cạnh đó, các bài viết này liên tục bác bỏ những phản ánh mà báo chí đã nêu và cho rằng đó là vu khống, bôi nhọ, sai sự thật…
Tuy nhiên, đến ngày 24/3, chỉ trong một thời gian ngắn trang web chùa Ba Vàng đã gỡ bỏ số tài khoản ngân hàng trong mục thông báo. Đặc biệt, chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ được “thay máu” hoàn toàn. Hàng trăm bài viết trong chuyên mục này đã bị gỡ bỏ, chỉ còn lại 10 bài viết (có video minh chứng) về việc vong nhập của những người có tên tuổi, địa chỉ và được mời đến chùa để kể lại sự việc qua lời dẫn dắt của 1 nhà sư.
![]() |
Chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ vẫn được giữ lại trên trang chuabavang.com.vn |
Trong những bài viết này, nhà chùa đã đầu tư rất kỹ lưỡng về mặt câu chữ, hình ảnh. Xem qua nội dung đều là những câu chuyện của những người bị vong nhập, tà ma hay thậm chí lấy lại được nhan sắc nhờ thỉnh oan gia trái chủ. Cả 10 bài viết đều được xuất bản từ năm 12/2016 - 6/2017.
![]() |
Hàng trăm bài viết trong chuyên mục thỉnh oan gia trái chủ bị gỡ bỏ, thay vào đó chỉ còn vỏn vẹn 10 bài viết có video minh họa về việc vong nhập, ma quỷ. |
Duy nhất thông tin trước đó Tiền Phong đã nhắc tới là phần cuối của trang web này không hề có thông tin xuất bản, giấy phép xuất bản đến nay vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Đại diện Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết vẫn đang trong quá trình rà soát kiểm tra việc cấp phép cho các kênh thông tin của chùa Ba Vàng. Đã qua 4 ngày nhưng sở này vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc đã cấp phép cho trang web chuabavang.com.vn hay chưa.
Trước đó, ngày 20/3, một số cơ quan báo chí đưa thông tin tại chùa Ba Vàng có hoạt động "gọi vong", theo đó, ai muốn thoát vong báo oán thì phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa.
Hiện sự việc đang được cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.
UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) vừa ra văn bản gửi trụ trì chùa Ba Vàng yêu cầu chấm dứt các hoạt động 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ' và các hoạt động giảng pháp do phật tử Phạm Thị Yến thực hiện.
" alt=""/>Hàng trăm bài viết và số tài khoản ngân hàng chùa Ba Vàng biến mấtNgười dân và học sinh tại ấp Phước Thái B, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long hàng ngày phải di chuyển qua cây cầu khỉ được dựng tạm bợ trong suốt 18 năm qua, nhưng lại là phương tiện lưu thông ngắn nhất nối các ấp với đường chính.
Một thành viên trong đoàn khảo sát chia sẻ cảm giác thót tim khi di chuyển trên các cây cầu mặc dù được gọi là cầu bê tông, nhưng cũng đã xuống cấp trầm trọng và rung lên khá mạnh mỗi khi đi qua tại xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Các em học sinh nơi đây khát khao có cây cầu bắc qua sông để con đường đến trường được gần hơn.
![]() |
Chú Khá hỗ trợ người dân đi qua cầu tạm Út Ốm trong những ngày mưa |
"Cả ấp có mỗi một cây cầu là cầu Út Ốm, sông thì sâu, cầu thì cao, người lớn đi không quen còn run cầm cập, nhiều người bị té, văng đồ. Ấy vậy mà tụi nhỏ vẫn cần mẫn băng qua mỗi ngày, những em bé quá thì ba mẹ phải dẫn qua chứ không tự đi được, còn nếu đi bộ thì xa lắm, đường đất bùn lầy rất khó đi. Vào những hôm trời mưa, cầu Út Ốm càng trơn trượt hơn, nhìn tụi nhỏ đi qua mà xót, chỉ sợ có đứa nào té xuống thì khổ.” - chú Nguyễn Văn Khá, người ngày ngày túc trực tại cây cầu để hỗ trợ các em tới trường, chia sẻ.
Hà Giang là địa phương có đặc thù địa hình khá phức tạp, vùng dân cư bị chia cắt bởi nhiều ngọn núi cao, thung lũng, sông suối. Cô Hoàng Thị Nhất, giáo viên tiểu học tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho biết, mặc dù quãng đường từ nhà đến trường chỉ dài 30km, nhưng vào mùa khô, cô cũng đã mất hơn 2 tiếng để di chuyển bằng xe máy. Vào mùa mưa lũ, đường đi khó khăn hơn, sẽ mất khoảng 4 tiếng để di chuyển, có nhiều đoạn cô phải dừng xe máy bên ngoài và đi bộ vượt suối vào điểm dạy.
![]() |
Nhiều học sinh tại tỉnh Hà Giang hằng ngày phải vượt qua các con suối, khe núi để đến lớp |
Nhiều em học sinh tại huyện Bắc Quang, huyện Quang Bình, huyện Hoàng Su Phì... đều chia sẻ về con đường đi học vất vả, nguy hiểm và mong mỏi sớm có cây cầu bắc qua để các em không phải bỏ học khi mưa lũ kéo về.
Grab và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, hai đơn vị đang đồng triển khai dự án “Xây cầu đến lớp” rất mong đón nhận được nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm nhằm sớm thực hiện dự án “Xây cầu đến lớp”, để con đường đến trường không còn nguy hiểm, giúp hành trình đến với tri thức của nhiều em học sinh được thuận lợi hơn.
“Xây cầu đến lớp” là dự án thiện nguyện với mục đích xây dựng cầu nông thôn tại các vùng hẻo lánh,giúp người dân dễ dàng hơn trong việc di chuyển, đặc biệt giúp các em học sinh đến trường một cách an toàn. Chương trình được triển khai vào cuối tháng 5 vừa qua bởi sự phối hợp giữa Grab và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Để tham gia hoạt động ý nghĩa này, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản: (1) mở ứng dụng Grab; (2) vào mục GrabRewards, chọn mức đóng góp mong muốn (từ 115 đến 2.300 điểm, tương ứng số tiền từ 5.000 đến 100.000 đồng); (3) đổi điểm (phần đóng góp của bạn sẽ được ghi nhận). |
PV
" alt=""/>Chung tay xây cầu đến lớp cho trẻ vùng khó