Điện thoại màn hình gập của Samsung. Ảnh: Bloomberg
Diễn biến này còn xảy ra ở thời điểm mối quan hệ giữa hai quốc gia xấu đi do tranh cãi liên quan đến việc Nhật Bản ép buộc người Hàn Quốc lao động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Năm 2018, một tòa án tại Hàn Quốc đã yêu cầu các công ty Nhật Bản phải đền bù cho lực lượng lao động bị ép buộc, nhưng Nhật Bản không đồng ý bởi cho rằng vấn đề đã được giải quyết từ hiệp ước năm 1965 bình thường hóa mối quan hệ với Hàn Quốc.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đánh giá động thái hạn chế này là cần thiết đối với an ninh quốc gia sau khi Hàn Quốc không tìm được giải pháp hợp lý đối với vấn đề lao động chiến tranh trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào cuối tháng 6. Ông Suga cho rằng động thái này không có chủ đích chống lại Hàn Quốc mà chỉ do niềm tin giữa hai bên đã không còn.
Từ ngày 4/7, các doanh nghiệp Nhật Bản cần đệ đơn đăng ký riêng khi muốn xuất khẩu đến Hàn Quốc chất fluorinated polyimide, hydrogen fluoride và chất cản màu được sử dụng trong sản xuất linh kiện và màn hình điện thoại thông minh, tivi.
Ông Ahn Ki-hyun tại Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Hàn Quốc đánh giá điều này sẽ “giáng đòn” vào các nhà sản xuất vi mạch Hàn Quốc bởi Nhật Bản là nguồn cung cấp hàng đầu những vật liệu trên và rất khó tìm nguồn thay thế. Nhật Bản sản xuất 90% fluorinated polyimides và chất cản màu của thế giới.
![]() |
Màn hình của LG. Ảnh: SCMP |
Theo quyết định kiểm soát xuất khẩu này, các nhà chức trách Nhật Bản có thể cố ý trì hoãn quy trình rà soát ba vật liệu trong 90 ngày, do đó làm gián đoạn chuỗi cung trong ngành sản xuất chất bán dẫn và màn hình của Hàn Quốc.
Nhiều chuyên gia cho rằng trong vài tháng tới, các công ty Hàn Quốc sẽ cạn kiệt nguồn vật liệu này và những hạn chế nói trên sẽ buộc họ phải xem xét lại và tìm nguồn cung mới đa dạng hơn. Ở thời điểm hiện tại, các sản phẩm của Nhật Bản thường được ưu ái lựa chọn nhờ chất lượng cao. Tuy nhiên, các mặt hàng từ Mỹ hoặc Trung Quốc cũng được coi là ứng viên thay thế tiềm năng.
Nhà phân tích tại công ty eBEST (Hàn Quốc) đánh giá: “Các công ty Nhật Bản sẽ thấy khó khăn trong việc hạn chế xuất khẩu trong một khoảng thời gian bởi kinh doanh với phía Hàn Quốc đem doanh thu đáng kể về cho họ”.
Chánh văn phòng nội các Suga cũng thừa nhận chính phủ sẽ “theo dõi sát sao tác động tới các doanh nghiệp Nhật Bản”.
Nhà phân tích Kim Dong-won (Hàn Quốc) cảnh báo động thái của Chính phủ Nhật Bản có thể gây tác động tới nhiều quốc gia khác. Samsung, SK Hynix và LG là những nhà cung cấp thẻ nhớ DRAM và NAND hàng đầu trên thế giới cho điện thoại thông minh và các sản phẩm công nghệ khác.
Do vậy, ông Kim Dong-won nhận định: “Hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản sẽ dẫn tới giá thành linh liện tăng cao, không chỉ gây tác động cho các công ty Hàn Quốc mà còn nhiều doanh nghiệp sản xuất điện thoại khác trên thế giới”.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng khó có khả năng tìm được giải pháp nhanh chóng cho vấn đề bởi Nhật Bản đã xem xét hành động trong nhiều tháng và nhận được ủng hộ từ trong nước. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in không muốn vấp phải vấn đề không có lợi trước thềm bầu cử vào năm 2020.
Theo Báo Tin tức
Một nhóm start-up đã cho chúng ta thấy được phương thức vận hành của những chiếc xe tự lái, phương tiện vận chuyển được dự báo có tiềm năng vô cùng lớn trong tương lai gần.
" alt=""/>Ngòi nổ cho chiến tranh thương mại Nhật BảnTuổi thọ trung bình của một chiếc xe mới hiện nay dao động vào khoảng 8 năm hoặc khoảng 241.400 km. Chính vì vậy, chất lượng, sự bền bỉ và độ tin cậy là những yếu tố quan trọng để đảm bảo mang đến cho khách hàng sự yên tâm tuyệt đối khi sở hữu xe.
Theo ông Amnat Saengjan, Phó chủ tịch phụ trách Sản xuất vủa GM Thái Lan, Holden và khu vực Đông Nam Á, để đạt được điều đó, nguyên lý tích hợp chất lượng trong từng khâu sản xuất (Built-In Quality - BIQ) của GM toàn cầu đã được áp dụng ở từng công đoạn trong quy trình sản xuất mẫu SUV Chevrolet Trailblazer mới (bán ra tại Việt Nam từ đầu tháng 5/2018 - PV) tại nhà máy Rayong, Thái Lan
Ở mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất, từ tạo hình từng chi tiết cho đến khâu lắp ráp cuối, GM đều áp dụng quy trình tích hợp chất lượng trong sản xuất để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.
Cách làm này cơ bản khác biệt so với cách mà các hãng xe khác đang thực hiện, đó là chỉ kiểm định chất lượng trước khi xe đã rời dây chuyền hoặc rời nhà máy.
Cách làm này phụ thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ kiểm định chất lượng trong việc phát hiện lỗi và yêu cầu sửa lỗi bằng cách tháo dỡ, thay thế và lắp ráp lại xe. Việc này tiêu tốn nhiều thời gian và gia tăng chi phí.
Các trụ cột chất lượng là một phần của nguyên lý tích hợp chất lượng trong sản xuất BIQ trong khi BIQ lại là một phần của hệ thống nền tảng lớn hơn gọi là Hệ thống sản xuất toàn cầu GM.
Các trụ cột chất lượng được phân loại tập trung vào các mảng dựa trên ý kiến phản hồi từ khách hàng bên ngoài và nội bộ, gọi là tiếng nói khách hàng.
Nguyên lý này có thể được tóm tắt một cách súc tích nhất bởi khẩu hiệu: “Không được chấp nhận, tạo ra hay bàn giao một sản phẩm lỗi”.
Mỗi một phân xưởng trong 4 phân xưởng tại nhà máy sản xuất xe tại Rayong: xưởng dập, hàn, sơn cho đến xưởng lắp ráp hoàn thiện thành phẩm đều có bộ trụ cột chất lượng riêng để đảm bảo không có bất kỳ lỗi nào bị bỏ sót.
Cũng theo ông Amnat Saengjan, quy trình chất lượng bắt đầu từ xưởng dập, nơi chất lượng bề mặt các tấm kim loại được kiểm định trước khi chúng được dập thành các bộ phận và thân vỏ cho Trailblazer. Xưởng dập kiểm soát các thông số quy trình để đảm bảo chất lượng bề mặt, khả năng định hình, tính năng và kích thước đồng đều.
Đối với chất lượng bề mặt, xưởng dập phủ dầu các tấm kim loại và soi chúng dưới ánh sáng cường độ cao.
" alt=""/>Chevrolet tiết lộ chi tiết quy trình sản xuất xe Trailblazer mớiMáy có màn hình 5.8-inch Full HD tràn viền tỷ lệ 19:9, sử dụng bộ xử lý tầm trung Qualcomm Snapdragon 636, có hai lựa chọn RAM 4GB hoặc 6GB, bộ nhớ 32GB hoặc 64GB, pin 3060mAh, kết nối USB Type-C và chạy hệ điều hành Android 8.1.
Máy có khung kim loại, hai mặt kính – chất liệu cao cấp hơn nhựa hoặc vỏ gốm. Mặt lưng máy có 2 camera (gọi là cam kép) 16MP và 5MP, còn camera selfie cũng có độ phân giải 16MP.
Giá bán Nokia X6 tại Trung Quốc khoảng 204 USD bản 32GB (4,5 triệu đồng). Đây là một cái giá gây nhiều bất ngờ cho cộng đồng lẫn giới phân tích công nghệ. Bởi lẽ, truyền thống Nokia từ trước đến nay định giá sản phẩm chưa bao giờ là rẻ. Vậy mà Nokia X6, so với sản phẩm Xiaomi Redmi Note 5 có cấu hình tương đương, lại có giá ngang ngửa dù thiết kế, chất liệu khá hơn hẳn.
Tuy nhiên, sau khi bình tâm suy xét thì có thể thấy đây chính là con bài chinh phạt cấp tốc thị trường Trung Quốc của Nokia. Trung Quốc là thị trường trọng điểm của Nokia. Trong trả lời báo chí hồi đầu năm nay, CEO HMD là ông Arto Nummela từng nói có đến hơn 70% khách hàng của họ là ở Trung Quốc. Do vậy, đương nhiên hãng sẽ phải "ăn thua" với nhà sản xuất điện thoại bản địa, dẫn đầu là Xiaomi.
Tuy nhiên, để có được giá bán cạnh tranh như vậy, khả năng cao Nokia phải áp dụng mô hình kinh doanh như Xiaomi để "đập" Xiaomi: bán flash sale trực tuyến, lấy số lượng làm lãi và tỷ suất lợi nhuận cực mỏng, thậm chí là hy sinh lợi nhuận nếu muốn chơi một nước cờ sát ván để đổi lấy thị trường.
Giả thuyết này có chiều hướng đúng khi Nokia X6 được bán ra với giá ngang ngửa Xiaomi. Đầu tiên, sản phẩm chỉ được bán ở Trung Quốc. Do sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc, bán tại Trung Quốc nên nhà sản xuất tiết kiệm được một khoản chi phí lưu thông không nhỏ. Tiếp đến, Nokia X6 áp dụng hình thức bán flash sale qua mạng, tức là bán một số lượng hàng nhất định trong một khoảng thời gian ngắn. Flash sale có nhiều tác dụng, như để giảm chi phí lưu kho (cho phép lưu kho sản phẩm tập trung, bán hàng nhanh), là một chiến dịch marketing rẻ nhất nhưng cũng hiệu quả nhờ sự lan truyền và nhận thức của sản phẩm tăng lên theo cấp số nhân, và có thể chuyển thành nhu cầu lớn. Trong trường hợp này, Nokia cho biết đã bán hết 700.000 chiếc Nokia X6 chỉ trong 10 giây mở bán.
Một thông tin đáng chú ý khác là Nokia vừa mới đây đã được "bơm" 100 triệu USD vốn đầu tư để đẩy mạnh tăng trưởng doanh số điện thoại trên toàn cầu. Những đợt huy động vốn mới sẽ diễn ra trong thời gian tới. Chưa rõ khoản đầu tư này sẽ được phân bổ thế nào nhưng chắc chắn đây là chỗ dựa tài chính để HMD Global mở rộng thị trường với Nokia X6 và các sản phẩm tầm trung và giá rẻ khác.
Ban đầu, HMD Global khẳng định không bán Nokia X6 ra các thị trường khác ngoài Trung Quốc. Nhưng sau đó giám đốc sản phẩm HMD là Juho Sarvikas đăng trên Twitter rằng Nokia X6 sẽ được bán trên thị trường toàn cầu sớm. Máy sẽ được bán dưới dạng Android One, tức là điện thoại sử dụng Android gốc. Thời gian và giá bán ở các thị trường khác còn khá mơ hồ nhưng giả sử điều đó là thật thì có thể khẳng định Nokia X6 sẽ không có giá như bán ở Trung Quốc. Nguyên nhân bởi ở Trung Quốc, HMD bán online trên mạng nhưng ra nước ngoài họ không thể bán thế và phải qua hệ thống phân phối dẫn đến đội thêm nhiều chi phí bán hàng, marketing, vận chuyển...
HMD Global được thành lập năm 2016, và trong một thời gian ngắn công ty đã sử dụng thương hiệu Nokia để bán một loạt điện thoại, từ sản phẩm cao cấp Nokia 8 cho đến điện thoại cơ bản như Nokia 3310. Theo ước tính, HMD đã bán được hàng chục triệu điện thoại trong năm 2017.
Các nhà đầu tư mới của HMD Global là quỹ đầu tư DMJ Asia Investment Opportunity và công ty con của Foxconn là FIH Mobile. Các sản phẩm của HMD do FIH Mobile chế tạo và họ trả phí bản quyền, thương hiệu cho Nokia.
" alt=""/>Với Nokia X6, Nokia quyết tâm chơi “khô máu” để giành thị trường?