Sau khi xem nội dung đề thi, một số ý kiến cho rằng đề thi khá nặng và dài.
Đặc biệt, một số người nhận ra một câu (ý nhỏ trong bài) trong đề thi này tương tự một bài trong đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2019-2020 của khối THPT chuyên Trường ĐH Vinh.
“Với đề thi của Trường THPT chuyên ĐH Vinh thì đó là 1 bài trong 3 bài và tổng thời gian làm đề thi là trong 180 phút. Còn bài thi của các cháu cấp THCS thì bài toán đó chỉ là 1 trong 10 ý (5 bài) và thời gian chỉ trong 150 phút. Không hiểu học sinh của thủ đô ngày càng giỏi hay ý đồ của người làm đề thế nào”, một ý kiến bình luận.
![]() |
Câu 1 bài 5 của đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội mới đây tương tự Bài 7 đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia THPT của Trường ĐH Vinh năm ngoái. |
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên dạy Toán Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội), cho rằng đây là một sự bất hợp lý.
“Câu 1 của bài 5 đề thi học sinh giỏi lớp 9 Hà Nội năm nay hoàn toàn tương tự Bài 7 trong đề thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia THPT của Trường ĐH Vinh năm học 2019-2020.
Trong đề của Trường ĐH Vinh, thì bài này chiếm đến 7/20 điểm, với thời gian làm bài bình quân trong 63 phút.
Trong khi đó, bài này trong đề chọn học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội thì chỉ có 1/20 điểm, với thời gian tương đối mà học sinh có thể làm là 7,5 phút.
Chưa kể, theo cách lớp 9 mà tôi biết thì lời giải cũng rất rườm rà, mất cả 1 trang giấy A4. Như vậy là có sự vênh nhau rất lớn về mức độ, thời gian và đối tượng học sinh”, thầy Tùng phân tích.
Còn thầy Nguyễn Cao Cường, giáo viên nhiều năm dạy Toán và hiện là Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) thì cho rằng, việc có một bài khó có tính phân loại cao ở một kỳ thi chọn học sinh giỏi là không có gì bất ngờ.
“Ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS thì các thí sinh của một số quận, huyện có sự chuẩn bị tốt cũng là một lợi thế. Bên cạnh đó, bài toán này là một bài số học, lợi thế đó càng thuộc về học sinh năng khiếu cấp THCS. Theo tôi, các trường tại Hà Nội mà có ưu thế chọn học sinh đầu vào từ lớp 6 và có định hướng chuyên sâu môn Toán thì các học sinh sẽ không quá bất ngờ. Cũng chính bởi điều này, qua các kỳ thi học sinh giỏi, cấp THPT chuyên càng có thêm những học sinh năng khiếu đặc biệt. Kết quả IMO các năm vừa qua là một minh chứng cho thấy nguồn học sinh giỏi từ cấp THCS rất quan trọng”, thầy Cường chia sẻ.
"Đề thi của Hà Nội là một đề nặng"
Trao đổi với phóng viên, TS Lê Xuân Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên thuộc ĐH Vinh nhìn nhận: đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 9 của Hà Nội “rộng hơn” đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 của trường mình.
“Một cách khách quan, khối lượng công việc mà học sinh phải làm ở đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội nhiều hơn đề của trường chúng tôi. Tôi cho rằng đề thi của Hà Nội là một đề nặng trong vòng 150 phút”, thầy Sơn nói.
Tuy nhiên, thầy Sơn cũng cho hay, nếu xét trình độ về số học, chưa chắc học sinh cấp THPT hơn học sinh THCS.
“Bởi có những học sinh được học về số học rất sớm. Và phần số học cũng không đòi hỏi quá nhiều kiến thức về lý thuyết và cấu trúc. Phần này chủ yếu dựa vào tư chất, sự thông minh, nhạy bén của học sinh trong việc phát hiện ra vấn đề để giải quyết. Chứ không phải lên lớp cao mới có thể làm được. Bởi học cấp nào thì đều có công cụ xử lý được, cốt là tố chất học sinh. Do đó, cũng có thể một học sinh lớp 9 giải quyết tốt bài toán số học nào đó, nhưng học sinh cấp THPT chưa chắc đã giải quyết được. Ở phần số học thì không so sánh rạch ròi được”, thầy Sơn nói.
Tuy nhiên, thầy Sơn cho rằng cũng không nên quá đặt nặng chuyện đề nặng hay nhẹ bởi đây là chọn học sinh giỏi.
Đặc biệt, với Hà Nội, lượng học sinh đông hơn nhiều so với các tỉnh và các học sinh cũng được tiếp cận với các giáo viên, chuyên gia về Toán học từ rất sớm. Ngoài ra, ở Hà Nội cũng có nhiều trường điểm, trường có chất lượng trong khi ở các địa phương thì chỉ tập trung ở một số ít trường.
"Áp lực đó có thể buộc những người ra đề ở Hà Nội phải ra đề nặng hơn để chọn được học sinh giỏi. Nếu ra đề mà số lượng học sinh làm được nhiều quá thì lại khó trong việc tuyển chọn”, thầy Sơn nói.
Một thầy giáo dạy Toán chuyên nhiều năm ở Hà Nội cho biết, những năm gần đây, đề thi Toán chuyên của Hà Nội càng ngày càng khó. Chẳng hạn, đề thi học sinh giỏi Toán lớp 9 năm 2020 có một ý là đề thi quốc gia của Ba Lan năm 2004 và 1 bài nằm trong đề thi Olympic Toán quốc tế Caucasus năm 2019. Bài 5 của đề thi Toán chuyên vào lớp 10 năm 2020 của Hà Nội là đề thi Olympic Toán của Argentina năm 2018. Cũng trong đề này, bài 2 ý 2 được cho là phát triển từ 1 bài trong đề thi Olympic Toán vùng vịnh năm 2018. Còn đề thi toán chuyên năm 2019 có bài trong đề chọn đội tuyển của Ấn Độ năm 2019. |
Thanh Hùng
Ngày 13/1, học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm học 2020-2021.
" alt=""/>Tranh luận đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 ở Hà Nội"Quan điểm của Nhật Bản là bữa trưa trong trường học là một phần của giáo dục", Masahiro Oji, giám đốc chương trình giáo dục sức khỏe trường học chính phủ cho biết.
Vậy có gì trong bữa trưa của trẻ em Nhật để bữa ăn được đánh giá là chuẩn mực nhất thế giới?
Thời gian cho bữa trưa của trẻ em Nhật Bản được thiết kế khá khoa học. Tuy nhiên, trẻ em sẽ không có nhiều thời gian nói chuyện trong bữa ăn mà chỉ vừa đủ để ngồi xuống và ăn.
Trẻ em sẽ luân phiên nhau phục vụ bữa ăn cho các bạn. Đây là cách để nâng cao tính tự lập và chủ động của trẻ. Tại nhiều trường học, sẽ không có nhân viên lao công mà trẻ phải tự dọn dẹp rác sau khi ăn xong.
Gạo là lương thực chính trong bữa ăn. Đây được coi là thành phần chính cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.
Bữa trưa thường đi kèm với một món ăn chính, cơm và súp. Bữa trưa này có súp miso, cá khô, sữa và thịt lợn xào súp lơ.
Một lựa chọn khác có thể bao gồm đậu phụ sốt thịt, ăn kèm với salad rau củ, một miếng táo và sữa. Đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành với trẻ em.
Tại trường tiểu học Jinego, tỉnh Akita, một bữa trưa điển hình của trẻ bao gồm thịt gà, cơm, canh miso wakame, salad rau củ quả, sữa và một quả quýt.
Trường tiểu học Jinego thường đổi món sang cơm cà ri, ăn kèm với salad trái cây (kiwi, chuối, đu đủ...) và sữa. Nhiều trường học cũng cho trẻ em thưởng thức đồ ăn Hàn Quốc hay Italy khoảng 1 lần/tuần.
Cách khoảng 25 dặm, tại trường trung học Yashima, học sinh sẽ có bữa ăn với cơm, thịt lợn, trứng, sữa chua vị chanh, canh rong biển đậu phụ và sữa.
Trên thực tế, chế độ dinh dưỡng như vậy không chỉ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh và sống có trách nhiệm với bản thân. Tuổi thọ của người Nhật được xếp vào hàng cao nhất thế giới và tỉ lệ béo phì cũng rất thấp.
Và cuối cùng, lũ trẻ sẽ có chút thời gian để ngủ trưa sau bữa ăn của mình.
Thúy Nga (Theo Business Insider)
Thay vì tập trung vào kết quả học tập ở trường và coi đó là sự thành công, người Nhật lại dạy con mình hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống để có một nhân cách tốt.
" alt=""/>Có gì trong bữa ăn của trẻ em Nhật khiến thế giới phải học tập?Đội Nu_RobinHust gồm 4 sinh viên Đinh Thái Sơn, Trịnh Thăng Việt Anh, Vũ Chí Thành và Nguyễn Hoàng Huy đến từ trường Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội là đội thi được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cử đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Cyber SEA Game 2023.
Diễn ra trong 2 ngày 9/11 và 10/11 tại Bangkok (Thái Lan), Cyber SEA Game 2023 là cuộc tranh tài về kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin mạng, theo hình thức CTF (Capture the Flag – Cướp cờ) giữa các đội sinh viên và kỹ sư trẻ của các nước thành viên ASEAN. Tham gia cuộc thi, các đội thi cố gắng để giải được các câu đố và thử thách liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin.
Theo thông tin được đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) chia sẻ với VietNamNet từ Thái Lan, kết quả chung cuộc, đội sinh viên trường Đại học CNTT-TT thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đã mang về cho Việt Nam thêm 1 giải Nhì cuộc thi Cyber SEA Game. Hai đội giành giải Nhất và Ba của cuộc thi Cyber SEA Game năm nay lần lượt là các đội thi đến từ Singapore và Thái Lan.
Đội Nu_RobinHust cũng là đội sinh viên đã giành điểm số cao nhất trong giai đoạn 1 của vòng Chung khảo cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023’ được Hiệp Hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA chủ trì tổ chức ngày 28/10 giữa 115 đội thi đến từ các trường đại học, cao đẳng, học viện của 10 nước khu vực ASEAN.
Kết quả ấn tượng tại vòng Chung khảo cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023’ là căn cứ để Nu_RobinHust được chọn đại diện Việt Nam tham gia Cyber SEA Game năm nay.
Trong năm 2022, đội KMA.L3N0V0 gồm các sinh viên Học viện Kỹ thuật Mật mã đã mang về cho Việt Nam ngôi vô địch cuộc thi Cyber SEA Game.
Trước đó, thống kê qua các lần tham dự cuộc thi Cyber SEA Game, các đội tuyển của Việt Nam cũng đã giành giải Nhất trong năm 2015, giải Nhì các năm 2019, 2020, 2021 và giải Ba vào các năm 2017, 2018.
Theo kế hoạch, vào ngày 11/11, đội Nu_RobinHust của trường Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ cùng 19 đội sinh viên các nước ASEAN tham gia thi chung kết hạng mục ‘Tấn công và phòng thủ’ của cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN năm 2023’ được tổ chức theo hình thức trực tuyến, có sự theo dõi, giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo.