Xây nhà, mua ô tô nhờ làm nghề ấp giống gàNguyễn Thị Dung chia sẻ, gia đình chồng cô làm nghề ấp giống gà cách đây hơn 20 năm. Khi về làm dâu, cô nối nghiệp bố mẹ chồng và phát triển thành trại ấp giống như bây giờ.
 |
Nguyễn Thị Dung trong khu vực ấp giống gà của gia đình. |
Mỗi quả trứng để ấp giống có giá từ 2.000 đồng - 4.000 đồng. Sau khi mua về, vợ chồng Dung thực hiện phân loại và soi.
“Người thợ cầm quả trứng soi trước ngọn đèn, dùng mắt nhìn qua vỏ trứng để nhận biết phôi thai, nước ối, bầu hơi của quả trứng có đủ tiêu chuẩn nở hay không mới đưa vào lò ấp. Trong quá trình ấp, người thợ cũng phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp”, Dung nói.
Quá trình ấp lò được chia làm 3 giai đoạn: Khi vào trứng đảm bảo nhiệt độ từ 33,5-35 độ C; 4-5 ngày sau thì tăng dần nhiệt độ từ 37,5 đến 37,8 độ C.
Khi trứng sắp nở, giữ nhiệt độ từ 36,5 đến 37,2 độ C. Gà nở, Dung phân loại trống/mái để bán.
 |
Những thùng bìa, đục lỗ thông hơi đựng gà chuẩn bị xuất bán. |
Hiện tại xưởng nhà Dung có 7 máy ấp. Mỗi phiên ấp là 15 nghìn con. Mỗi tháng xưởng cho ra lò 8 phiên gà, tương đương 120 nghìn con gà.
Dung cho biết, vốn đầu tư cho hệ thống máy móc, lò ấp chỉ khoảng vài trăm triệu đồng nhưng vốn mua nguyên liệu có thể lên tới tiền tỷ/năm.
 |
Ngôi nhà gia đình Dung đang sinh sống. |
Theo Dung, làm nghề ấp giống gà cũng may rủi. Năm nào được giá, gà đẹp, doanh thu có thể được 3 - 4 tỷ. Trong đó bao gồm các khoản chi phí: Mua trứng, nhân công, vận chuyển… Tuy nhiên, nếu năm nào giá gà thấp, hỏng nhiều, có thể lỗ vài tỷ đồng.
Do gia đình có kinh nghiệm lâu năm nên Dung cũng học hỏi được nhiều kiến thức, hạn chế được rủi ro nhất có thể.
 |
Hệ thống 7 lò ấp gà. |
Vượt gần 2000 cây số về Hà Nội học nghề
Mười năm nay, Nguyễn Thị Dung còn được mệnh danh là cao thủ trong nghề soi giới tính gà. Đây là công việc phân loại gà mái và gà trống ngay từ khi mới nở.
Ngoài làm cho trại ấp của gia đình, Dung nhận lời soi giới tính gà cho các trang trại khác.
Cô tiết lộ, trung bình 1 năm, cô kiếm được nửa tỷ đồng từ công việc này. Mức thu nhập hấp dẫn nên 5 năm trở lại đây, nghề soi giới tính gà trở nên "hot". Nhiều người ở các lứa tuổi đến gặp Dung xin học nghề.
 |
Gà đã được phân loại. |
“Tôi dựa trên yêu cầu của công việc để đào tạo. Bởi nghề này đòi hỏi nhiều yếu tố như: Độ tuổi từ 18 - 25, nhanh tay, nhanh mắt, chịu khó. Đặc biệt, học viên không mắc các tật về mắt như: Cận thị, quáng gà, loạn thị...”, Dung khẳng định.
Theo Dung, người gặp các tật về mắt sẽ khó nhìn được mấu sinh dục của gà con. Nếu cố làm, họ chỉ nhìn được những con có đặc điểm chung chung. Những con gà bị biến dạng, họ nhìn không rõ nên hay bị nhầm.
“Bộ phận sinh dục của con biến dạng thường khó phân biệt. Tỉ lệ biến dạng chiếm 15 đến 18%. Cách phân biệt gà biến dạng học mất nhiều thời gian hơn”, cô nhấn mạnh.
Tính đến nay, Dung đã đào tạo được khoảng 20 người với tay nghề tốt. Có người vượt gần 2000 cây số, ra Hà Nội nhờ Dung dạy như trường hợp chàng trai Nguyễn Tấn Giang (SN 1996, Tiền Giang).
Tấn Giang học ngành Chăn nuôi - Thú y (Đại học Cần Thơ ), hiện làm cho một trại con giống. Chàng trai này đã tìm nhiều cách để phân biệt giới tính gà nhưng kết quả không khả quan.
Qua mạng xã hội Facebook, Giang biết Dung soi lỗ huyệt gà, sàng lọc giới tính với độ chính xác cao nên quyết tâm ra Hà Nội học. Đây là một trong số các học viên xuất sắc của Dung.
Nay, ngoài làm cho trại con giống, Giang làm thêm cho các nơi khác. Chỉ sau một thời gian ngắn, anh đã kiếm đủ số tiền bù lại học phí bỏ ra.
“Nghề này không có sách vở hay trường lớp nào dạy. Tất cả đều học truyền miệng, cầm tay chỉ việc”, Dung nói.
 |
Học viên từng được Dung đào tạo, nay được cô thuê làm luôn cho gia đình mình. |
Một người cũng khá nổi tiếng trong giới dạy soi gà là Đặng Thị Mến (SN 1988) cách nhà Dung 2km.
Học viên đến thuê trọ ngay gần trại ấp của nhà cô để học. Mỗi người học, cô thu 30 triệu đồng tiền công dạy trong 3 tháng.
Anh Minh - chồng Mến thường lựa những con gà thải loại với giá rẻ cho học viên thực hành. Ba tháng đầu, gà cho học viên thực hành được gia đình Mến cấp miễn phí nhưng ai chậm, học quá 3 tháng phải tự bỏ tiền mua gà.
 |
Anh Minh thường lựa gà thải loại cho học viên thực hành. |
Anh Minh cho hay, tuy học phí cao nhưng ai giỏi nghề chỉ cần làm vài tháng là thu hồi vốn. Những người mới vào nghề, thu nhập thấp nhất cũng trên 10 triệu đồng/tháng. Người có kinh nghiệm như Mến và Dung thì trung bình 60 triệu đồng/tháng.

Người phụ nữ kiếm bộn tiền từ nghề 'độc lạ'
Việc phân loại trống/mái với gà con vừa nở đã đem lại mức thu nhập đáng mơ ước cho những người làm nghề soi giới tính gà.
" alt=""/>Gia đình ở Hà Nội xây biệt thự, mua ô tô từ lò ấp trứng gà
Xem clip:Cháo ngon, thơm quá các chú công an ơi!
6h sáng thứ Năm, chiếc ô tô bán tải của Công an Thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) đỗ xịch trong sân Trung tâm Y tế thị xã.
Nhanh chóng, 4 cán bộ, chiến sĩ công an khiêng 2 thùng cháo, hộp thịt bằm, bí đỏ... lên tầng 1 để phát cho các bệnh nhân nghèo, người già, trẻ nhỏ.
 |
6h sáng thứ năm, các cán bộ, chiến sĩ Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh mang cháo đến bệnh viện phát cho bệnh nhân |
Thượng úy Huỳnh Công Nhân, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh nhanh chóng sắp xếp lại nơi phát cháo. Sau đó, anh hướng dẫn bà con đứng thành một hàng dọc, xịt sát khuẩn cho từng người.
 |
Từ sớm nhiều người đã chờ nhận cháo do công an phát |
Khi nắp thùng cháo vừa mở lên, mùi thơm ngậy tỏa ra khiến bà con đang đứng xung quanh tấm tắc: "Thơm quá mấy cô chú công an ơi".
Các chiến sĩ, cán bộ công an không ngơi tay múc từng vá cháo nóng hổi cùng thịt bằm, bí đỏ vào những chiếc bát nhựa, cặp lồng rồi đưa cho bà con đang đứng chờ nhận.
 |
Mọi người xếp hàng ngay ngắn chờ đến lượt nhận cháo |
 |
Thượng úy Huỳnh Công Nhân, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an thị xã Bình Minh xịt sát khuẩn cho từng người |
 |
Thùng cháo mở ra, nhiều người nói "cháo thơm quá các chú ông an ơi" |
Bà Nguyễn Thị Hậu (83 tuổi, ngụ huyện Tam Bình) chia sẻ, hai tuần nay bà nuôi chồng bệnh đang nằm viện tại Trung tâm Y tế Thị xã Bình Minh.
“Tôi nhận cháo của mấy cô chú công an nấu được hai lần rồi. Cháu cô chú nấu rất thơm, lại vừa ăn. Được ăn bát cháo chất lượng, đảm bảo vệ sinh như thế này, tôi rất vui và cảm động”, bà Hậu nói.
 |
Các bạn trẻ Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh múc cháo cho từng bệnh nhân |
 |
Cháo có thịt bằm, bí đỏ, tiêu... |
Bà Trần Thị Cẩm Xuân, nuôi người bệnh nói: “Lúc sáng tôi tính ra cổng bệnh mua cháo, nhưng nghe bảo có các anh công an vào bệnh viện phát cháo nên mang ca đến nhận.
Nhận được cháo tôi rất vui vì cảm thấy mình và các bệnh nhân được quan tâm, chăm sóc tận tình. Nhận được ca cháo nóng hổi như thế này, với bệnh nhân nghèo như tụi tui thì như vậy là quá tử tế rồi”, bà Xuân nói và bày tỏ cám ơn các anh cán bộ, chiến sĩ công an.
 |
Bà Nguyễn Thị Hậu chia sẻ: "Cháo của cô chú công an nấu rất thơm, lại vừa ăn" |
Một mình lủi thủi lên nhận cháo, bà Sơn Thị Thành (ngụ xã Đông Bình) cho biết, một tuần nay bà nằm viện để điều trị bệnh viêm xoang. “Sáng nay, người thân đi nhà về có công việc nên tôi một mình lên lấy cháo. Có được bát cháo như này, đỡ bao nhiêu tiền", bà Thành nói.
 |
Gần 1 tiếng đồng hồ, hơn 100 suất cháo đã được các Đoàn viên thanh niên Công an Thị xã Bình Minh trao đến tận tay bệnh nhân, người thân... |
Chưa đầy 1 giờ, hai thùng cháo hết veo, các cán bộ, chiến sĩ công an phải nghiêng thùng để lấy cho bệnh nhân cuối cùng.
Nồi cháo của cái nghĩa, cái tình
18h30 tối thứ tư, chúng tôi có mặt tại Công an Thị xã Bình Minh. Ở khu vực nhà bếp, các bạn trẻ Đoàn Thanh niên Công an thị xã đang chuẩn bị nguyên liệu cho nồi cháo nghĩa tình sáng thứ năm hàng tuần. Người gọt bí đỏ, người rửa thịt, người cắt hành lá…
 |
18h tối thứ tư, các bạn trẻ Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh chuẩn bị nguyên liệu để nấu cháo |
 |
Thượng uý Nguyễn Thành Lượng, Phó bí thư Đoàn Thanh niên Công an thị xã Bình Minh cho biết, mỗi người một công việc, như sơ chế bí đỏ, cà rốt, ướp thịt... |
Thượng uý Nguyễn Thành Lượng, Phó bí thư Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh cho biết, chiều thứ tư hàng tuần, sau khi làm xong nhiệm vụ ở cơ quan, các anh tranh thủ về nhà thay đồ rồi ra chợ mua các nguyên liệu đem vào nhà bếp cơ quan để sơ chế trước.
“Chúng tôi chia ra hai nhóm, mỗi nhóm 4 người. Nhóm buổi tối thứ tư, làm những việc như sơ chế bí đỏ, cà rốt, tẩm ướp thịt để 5h sáng hôm sau, nhóm thứ hai vào nấu cho nhanh rồi đem phát cho bà con”, Thượng uý Lượng nói và chia sẻ rất vui khi thấy bà con nhận cháo đều khen ngon.
“Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục duy trì chương trình “Bát cháo yêu thương này”, Thượng uý Lượng tiếp lời.
 |
5h sáng, Thượng úy Huỳnh Công Nhân, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an thị xã Bình Minh xuống bếp bắt đầu chế biến, hoàn thành nồi cháo |
5h sáng thứ năm, Thượng úy Huỳnh Công Nhân, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an thị xã Bình Minh xuống nhà bếp bắp đầu công việc hoàn thành nồi cháo thịt thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng, cũng như đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho người bệnh.
6h sáng, cháo nấu chín, Thượng uý Nhân cùng 3 chiến sĩ công an cho cháo vào thùng cách nhiệt, thịt, bí đỏ cho vào hộp gài nắp cẩn thận. Sau đó, họ khiêng cháo ra xe chở vào bệnh viện để kịp giờ phục vụ bữa sáng cho các bệnh nhân.
“Chi phí mua nguyên liệu nấu cháo mỗi tuần từ 1 - 1,5 triệu đồng, chia được hơn 100 phần, kinh phí là từ sự đóng góp của các nhà hảo tâm tại địa phương”, Thượng úy Huỳnh Công Nhân nói.
Bí thư Đoàn Thanh niên Công an Thị xã Bình Minh là người khởi xướng, xây dựng kế hoạch thực hiện công trình thanh niên với tên gọi “Bát cháo yêu thương” và được sự chấp thuận của lãnh đạo cấp trên.
“Một lần nuôi người thân bệnh, tôi thấy trong bệnh viện có phát cháo từ thiện, nhưng là cháo chay. Trong khi bệnh nhân cần phải đảm đảo đầy đủ dinh dưỡng để mau lành bệnh nên tôi nghĩ ra ý tưởng nấu cháo thịt, kèm rau củ để phát cho bệnh nhân, nhằm góp sức cho họ mau phục hồi sức khoẻ, xuất viện về nhà”, Thượng uý Nhân nói.
Sau khi bàn bạc kế hoạch cùng đồng đội, được Ban lãnh đạo Công an Thị xã nhất trí thông qua, Thượng uý Nhân cùng đồng đội lập tức bắt tay vào thực hiện.
 |
Cháo chín được cho vào thùng cách nhiệt rồi khiêng ra xe chở vào bệnh viện |
Ngày 9/4, nồi cháo đầu tiên được nấu và phát cho bệnh nhân. “Từ đó đến nay, hàng tuần cứ xong việc chiều thứ tư anh em chúng tôi bắt đầu chuẩn bị nấu cháo cho bệnh nhân. Nhìn bà con ăn cháo ngon lành, trong lòng chúng tôi rất phấn khởi nên làm không thấy mệt", Thượng uý Nhân nói.
“Dù bận rộn với công việc nhưng anh em ai cũng vui, vì bản thân đang thực hiện một công việc mang nhiều ý nghĩa, đó là chia sẻ khó khăn, đem lại niềm vui cho người bệnh. Chúng tôi rất cảm động khi nhìn thấy các bệnh nhân nhận cháo với ánh mắt vui sướng, miệng khen cháo ngon. Đó là động lực để chúng tôi tiếp tục duy trì hoạt động ý nghĩa này”, Thượng uý Nhân chia sẻ thêm.

Thượng úy công an đưa cụ bà gần 90 tuổi chờ xe buýt về nhà
Xe buýt đã tạm ngưng hoạt động vì dịch bệnh, nhưng cụ bà vẫn ngồi chờ để được đến nhà con trai chơi.
" alt=""/>Công an Vĩnh Long vào bếp nấu món cháo thơm ngon tặng bệnh nhân