Nổi tiếng nhất và hùng hổ nhất chính là Didi Chuxing. Sau trận chiến kéo dài khiến bản thân thiệt hại nhiều triệu USD, Uber đã phải rút lui khỏi Trung Quốc một năm trước. Didi Chuxing có lợi thế sân nhà và Uber hiểu rằng họ không thể chiến thắng. Thay vào đó, công ty hợp nhất mảng kinh doanh với Didi và nhận 20% cổ phần trong liên doanh mới.
Kể từ đó, Didi tiếp tục con đường thống lĩnh thị trường gọi xe Trung Quốc. Ứng dụng vừa gọi được 5,5 tỷ USD vốn đầu tư trong tháng 4/2017 và được định giá 50 tỷ USD, kém Uber 20 tỷ USD. Bước tiếp theo của họ là vươn ra toàn cầu. Hiện tại, Didi khởi động tham vọng bá vương thông qua những quan hệ hợp tác và đầu từ vào những đối thủ khác của Uber trên khắp thế giới.
Careem là đối thủ lớn nhất của Uber tại Trung Đông. Startup đi chung xe của Dubai thành lập năm 2012, phục vụ 80 thành phố tại 12 quốc gia và được định giá 1 tỷ USD. Để đấu lại Uber, Careem tập trung chiếm đóng khu vực của mình. Startup đặc biệt tập trung vào các nhu cầu độc nhất vô nhị của thị trường, bao gồm văn hóa và cơ sở hạ tầng thanh toán hướng tới những người phụ nữ lái xe và di chuyển một mình.
Didi vừa hợp tác với Careem tháng này. Với khoản tiền 500 triệu USD vừa gọi được và ủng hộ từ Didi, Careem tiếp tục là đối thủ đáng gờm tại một trong các thị trường lớn của Uber.
![]() |
Tại Đông Nam Á, Grab là đối thủ lớn nhất của Uber. Công ty Malaysia hoạt động tại nhiều thành phố của Malaysia, Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Giống như Careem, Grab nhận được đầu tư lớn từ Didi Chuxing. Công ty vừa gọi thành công 2 tỷ USD hồi tháng 7 với sự hỗ trợ đáng kể từ Didi và SoftBank. Trước đó, Grab cũng lọt vào mắt của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba. Hiện Grab được định giá 6 tỷ USD.
Ola là một trong những đối thủ lâu đời nhất của Uber. Công ty thành lập năm 2010, trước cả Lyft, Grab, Didi, Careem và mọi cái tên khác trong thị trường đi chung xe. Dịch vụ gọi xe Ấn Độ hoạt động tại gần 100 thành phố trên khắp đất nước và cũng là ứng dụng gọi xe lớn nhất nước này. Công ty được định giá 3 tỷ USD.
Ola tuyển dụng tài xế tại nhiều thành phố khác nhau và cho phép người đi trả tiền mặt. Ứng dụng cung cấp thẻ thành viên qua dịch vụ có tên Ola Select và giúp hành khách chọn lựa nhiều loại phương tiện. Uber chỉ hoạt động tại hơn 20 thành phố Ấn Độ. Cũng như Didi, Ola có lợi thế sân nhà rõ rệt.
" alt=""/>Điểm mặt những kẻ thù của Uber trên toàn cầuFacebook đã biến Safety Check thành tính năng thường trực trên ứng dụng và phiên bản desktop. Nó cho phép người dùng kiểm tra tình hình của bạn bè, người thân tại những nơi xảy ra thảm họa, thiên tai một cách nhanh nhất. Thay đổi được Facebook đưa ra sau hàng loạt vụ khủng bố liên tiếp diễn ra, trong đó có vụ đâm xe vào đám đông tại Barcelona (Tây Ban Nha) hay tấn công tại Charlottesville (Mỹ).
Theo Facebook, nút Safety Check được triển khai dần dần kể từ hôm nay và hoàn thiện trong vài tuần tới. Điều đó có nghĩa nếu hiện tại chưa nhìn thấy nút này, bạn sẽ sớm nhìn thấy nó.
" alt=""/>Từ nay có thể kiểm tra an toàn của người thân bất kỳ lúc nào bằng FacebookHôm 23/8, Uber báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2017, theo đó lỗ giảm hẳn so với quý trước, cho thấy dấu hiệu sinh lời. Kết quả phản ánh nỗ lực của dịch vụ gọi xe lớn nhất thế giới trong việc duy trì trợ giá với cả tài xế và khách hàng ngay cả khi đang phải chiến đấu ở các thị trường khó khăn như Nam Á.
Uber lỗ 645 triệu USD trong quý vừa qua, ít hơn 9% so với quý I/2017 và 35% so với quý IV/2016. Cả năm 2016, công ty lỗ khoảng 3 tỷ USD. Là một công ty tư nhân, Uber không cần thiết phải công khai kết quả tài chính nhưng đầu năm nay, hãng bắt đầu cung cấp vài số liệu nhất định.
Bất chấp hàng loạt bê bối, lượng chuyến đi đặt qua Uber vẫn tăng, cho thấy mảng kinh doanh cốt lõi tương đối ổn định. Dù vậy, khoản lỗ của dịch vụ là chưa từng có tiền lệ tại Silicon Valley và các quan chức cũng từ chối trả lời khi nào mới có lãi.
" alt=""/>Uber giảm lỗ, tăng doanh thu bất chấp bão scandal