Sự việc khiến nhiều người không khỏi xót xa và dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với người lớn nói chung cũng như các bậc phụ huynh nói riêng về việc quan tâm, chỉ dạy kỹ năng sống cho con nhỏ nhằm tránh những sự việc đau lòng tương tự có thể xảy ra.
Hình ảnh bà cháu N. ra ôm cháu sau vụ tai nạn (Ảnh cắt từ clip).
Theo dõi sự việc, bạn đọc có nickname Hero Manh chỉ ra vấn đề cơ bản nhằm đảm bảo an toàn khi hướng dẫn trẻ em qua đường sau khi xuống xe đưa đón như sau: "Tuyệt đối không nên chạy qua đường, nhất là những nơi tầm nhìn bị che khuất. Khi xuống ô tô nên vòng phía sau xe để các xe đi phía sau còn có thể nhìn thấy rồi mới qua đường, đồng thời người đi sang đường phải nhìn phía tay phải không có xe mới được sang. Người có trách nhiệm đưa đón phải dẫn các cháu qua đường, không nên để trẻ tự chạy qua như thế".
Có chung quan điểm, anh Dinh Nhat Hung tiếp lời: "Phải hướng dẫn cho trẻ đi về phía sau xe để sang đường. Một thói quen sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro".
"Có 2 lỗi mà người ta hay mắc nên bị tai nạn: Thứ nhất là băng qua đường ở nơi bị che khuất, các xe khác không thấy được như bên cạnh xe lớn. Thứ hai là những xe tải thấy xe khác tấp vào hoặc tránh qua bên này thì mình vượt nhanh sang bên kia, không cần biết phía trước xe đó có gì xuất hiện. Có khi là một xe nào đó đang băng qua đường hoặc vật cản gì đó nên xe phía trước mới tấp qua một bên", bạn đọc Tuan bình luận.
Cần phải có quy định về tiêu chuẩn hình thức cho xe đưa đón học sinh
Từ câu chuyện trên, một vấn đề khác được rất nhiều người quan tâm bên cạnh câu chuyện hướng dẫn, đưa đón học sinh qua đường, đó là việc cần phải có những quy chuẩn về ngoại hình, kiểu dáng đối với xe đưa đón học sinh để các phương tiện khác có thể nhận biết và có cách xử lý phù hợp.
"Trong việc chuyên chở học sinh, xe của trường phải có màu sơn nổi đặc thù, phải có biển báo an toàn như biển "dừng" trước và sau đuôi xe. Khi xe dừng để đón hay trả học sinh thì cần mở biển hoặc bật đèn "dừng" để các xe khác bắt buộc dừng lại ở một khoảng cách nhất định.
Đồng thời, cần có quy định về hình phạt nếu các tài xế khác cố tình vượt hay không nhường đường khi xe đưa đón dừng lại. Đây sẽ là biện pháp hữu ích cho sự an toàn của học sinh, đặc biệt trong bối cảnh đặc thù của giao thông Việt Nam khi ý thức người dân chưa cao, việc tìm ra giải pháp không hề dễ dàng", anh Hoang Nguyen nêu quan điểm.
"Đây là điều cấp thiết, phải quy định loại xe và màu sơn dành riêng cho xe đưa đón học sinh, không thể chấp nhận việc dùng xe khách để chở. Khi có quy định màu xe để có sự nhận diện rõ ràng thì các xe khác sẽ phải ưu tiên và lưu ý, giống như xe bus chở học sinh bên Mỹ", chị Kieu Nga tiếp lời.
Khoảnh khắc bé trai 5 tuổi bị ô tô tải tông trúng (Ảnh cắt từ clip).
"Cần nhanh chóng có quy định về tiêu chuẩn, hình thức dành riêng cho xe đưa đón học sinh (giống như ở nhiều nước tiến bộ trên thế giới). Khi nhận biết từ xa loại xe này thì các xe xung quanh sẽ chủ động ưu tiên và hạn chế tốc độ",. anh Hao Nguyen Xuannêu ý kiến.
"Vẫn là câu chuyện đưa đón học sinh, trước đây thì các bé bị bỏ quên, giờ tới vụ tai nạn này. Chúng ta đang có những thiếu sót về quy trình đưa đón các em và cần phải bổ sung gấp, đặc biệt với đối tượng học sinh khi các cháu còn quá nhỏ và chưa ý thức được về sự an toàn.
Ngoài ra, cần cân nhắc việc bổ sung các xe dịch vụ kiểu này cần dán decal màu đặc trưng và đèn báo khi đang dừng đỗ để đón hoặc trả các bé, các phương tiện khác khi đi tới gần trong trường hợp này sẽ dễ dàng nhận biết qua màu và đèn báo để chủ động giảm tối đa tốc độ", bạn đọc có nickname Bin Bin gợi ý.
"Qua vụ việc này, phụ huynh phải lưu ý không để trẻ nhỏ tự qua đường mà phải có người lớn dắt cháu qua. Đối với các cháu lớn cũng phải hướng dẫn cháu quan sát thật kỹ, khi không có xe mới được qua đường. Nếu không có người thân đi cùng thì nhờ người lớn đưa qua", độc giả Hải nêu ý kiến.
" alt=""/>Bài học sinh tồn từ vụ bé 5 tuổi bị tông tử vong khi chạy qua đường8- Ông Lê Văn Hiếu, Sen Hồ, Thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, Bắc Giang, gửi đơn kiến nghị về việc UBND thị trấn Nếnh không giải quyết dứt điểm khi hộ gia đình gần nhà bà lấn chiếm đất công là đường đi ảnh hưởng đến đi lại của những hộ dân, bà đã gửi đầy đủ chứng cứ. Không những thế UBND thị trấn còn cho rằng điện tích đất ấy đã sử dụng ổn định, không tranh chấp với ai.
9- Ông Nguyễn Văn Bảo, thôn Chánh Lợi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, gửi đơn tố cáo một lãnh đạo xã về hành vi lạm dụng tín nhiệm. Hủy hoại tài sản của công dân. Bà cho rằng đất đai nhà bà đã có từ những năm 1994 khi nơi này chưa có ai và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Sau nhiều năm, gia đình mới vay tiền xây dựng nhà cấp 4 để ở. Tới 11/2022 ông Chủ tịch UBND cùng cán bộ nhân viên đã thuê máy xúc phá hủy căn nhà cấp 4 của bà mà không có văn bản nào thông báo.
10- Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu, Đà Nẵng, làm đơn kêu cứu khẩn cấp về việc bà bị Tòa án ND cấp cao tại Hà Nội kê biên tài sản trong vụ án hình sự: Ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và các bị cáo khác phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí và Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Bà cho rằng, trong quá trình kê biên tài sản của ông Phan Anh Vũ có kê biên luôn cả tài sản chung của bà với ông Vũ và 2 tài sản riêng. Việc Tòa quyết định kê biên thu hồi tài sản hợp pháp của bà để đảm bảo thi hành án của cá nhân ông Phan Anh Vũ là trái quy định pháp luật...
11- Bà Bùi Thị Huy, 111/25 Quốc lộ 20 thôn Nga Sơn, xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng, đại diện cho các hộ dân bị thiệt hại về thủy điện Đại Nga, gửi đơn kêu cứu về việc nhà máy Thủy điện Đại Nga đã đi vào hoạt động 3 năm nhưng nhân dân bị thiệt hại về quá trình xây dựng nhà máy và nay là tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân vì ao hồ và giếng đều bị khô hạn. Người dân đã phản ánh, thậm chí đi biểu tình nhưng đều không được chính quyền và nhà máy giải quyết.
12- Ông Đỗ Hồng Sơn, ngụ tại 48 Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, HN, cùng 4 hộ gia đình khác làm đơn tố cáo về việc khu này có 23 hộ nhưng năm 2019 Nhà nước thu hồi đất để mở đường và làm cầu vượt, các hộ đã nghiêm chỉnh chấp hành. Diện tích còn lại được các cấp chính quyền cho chỉnh trang xây nhà. Tuy nhiên 33 năm sau UBND quận Cầu Giấy ra thông báo quyết định cưỡng chế, thu hồi đất của 5 nhà để giao cho Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga. Họ đã ra thông báo không cho kinh doanh buôn bán…xâm phạm nghiêm trọng lợi ích hợp pháp của công dân.
Công ty luật TNHH Herman, Henry&Dominic tầng 3 số 87 Nguyễn Thái Học, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội, đã chuyển thư đề nghị hỗ trợ xử lý ngăn ngừa tội phạm, đơn tố giác tội phạm của ông Trần Hoàng Nam số 12, ngách 189/112 Hoàng Hoa Thám, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Thu hồi đất không đúng pháp luậtTheo ông Sơn, ngành giáo dục đang đứng trước thách thức đổi mới công tác tuyển sinh để hô ứng với toàn bộ đổi mới từ phổ thông đến đại học.
"Việc xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng của cấp học này. Các cháu trúng tuyển sớm sẽ không học nữa, điều đó rất tai hại", ông nói. Ngoài ra, việc này khiến số chỉ tiêu còn lại ít, điểm lên rất cao, tạo ra sự mất công bằng trong cơ hội được vào các trường đại học tốt.
Bộ trưởng nhấn mạnh các trường tự chủ cao trong tuyển sinh không có nghĩa thích làm gì thì làm. Việc tự chủ phải trong khuôn khổ các quy định. Vì vậy, thời gian tới, có thể Bộ Giáo dục và Đào tạo phải điều tiết.