2025-04-27 11:14:25 Nguồn:NEWS Tác Giả:Ngoại Hạng Anh View:843lượt xem
Chào anh chị,ữthamgianghĩavụquânsựdễhaykhólịch bong đá hôm nay em là nữ, em rất muốn tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng em không biết phải bắt đầu từ đâu. Em chỉ thấy hằng năm các bạn nam được gọi nhập ngũ. Bây giờ, em muốn xin tự nguyện đăng ký để vào quân đội mà em chưa rõ có được hay không? Nếu được thì em phải làm như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn giùm em. Em cảm ơn.
Theo Khoản 2 Điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015:
“2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ”.
Theo đó, nếu công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên tự nguyện đăng ký nghĩa vụ quân sự mà quân đội đang có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
Nữ hay nam đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.
Về tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm đối với nữ quy định tại Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định tiêu chuẩn tuyển quân:
1. Về tuổi đời:
a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
2. Tiêu chuẩn chính trị:
a) Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.
3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
4. Tiêu chuẩn văn hóa:
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Theo quy định trên, công dân nữ sẽ không bị hạn chế tham gia nghĩa vụ quân sự, để tham gia nhập ngũ, bạn cần thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định về độ tuổi, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, tiêu chuẩn học vấn.
Về thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên, bạn có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự tại tại Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú (Điều 15, Điều 16 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015).
Tư vấn bởi luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Phù hiệu Shoshinsha (còn gọi là Wakaba) cho lái mới, lái ít của Nhật Bản. Phù hiệu dùng hình ảnh chiếc lá non hàm ý "người bắt đầu".
Một chiếc xe tại Nhật Bản dán phù hiệu lái mới Shoshinsha
Luật Giao thông của Nhật Bản quy định rõ, những người nhận bằng lái xe trong năm đầu tiên bắt buộc phải dán phù hiệu này vào trước hay sau xe. Lái xe có thể dán phù hiệu ở phần kính hay phần kim loại của xe tùy ý.
Nếu là xe chính chủ, phù hiệu này có thể được làm bằng đề- can để dán thẳng vào trước hoặc sau xe, hoặc cả trước cả sau. Nếu là xe đi mượn, bằng lái cất tủ, lâu lâu mới chạy một lần, người lái có thể sử dụng phù hiệu cảnh báo làm bằng miếng nhựa gắn nam châm để "dính" vào đuôi xe một cách tiện lợi.
Nhờ có chiếc phù hiệu này, những người tham gia giao thông tại Nhật Bản có thể nhận biết được "lái mới", "lái non" để chủ động giữ khoảng cách an toàn, thậm chí là sẽ kiên nhẫn, cảm thông và hỗ trợ khi cần thiết, đảm bảo tránh những va chạm có thể xảy ra.
Ở Việt Nam, tôi thấy có rất nhiều người hoan nghênh việc các lái xe mới nhận bằng thì khi ra đường, dán một tờ giấy A4 lên xe với dòng chữ "Tôi mới lấy bằng lái, xin thông cảm". Nhưng so với việc đeo chiếc phù hiệu của Nhật thì việc dàn này còn rườm rà và chỉ là nhất thời, phụ thuộc từng lái xe.
Người Nhật đã dùng hình ảnh "chiếc lá non" để thiết kế ra chiếc phù hiệu mang hàm ý tượng trưng "đây là người mới bắt đầu". Vì thế, có một sự thú vị khác là tại nhiều công ty, ngay cả các nhân viên mới cũng có thể đeo một chiếc huy hiệu có biểu tượng này để hàm ý, mình là người mới. Nhờ thế, các khách hàng, đối tác sẽ có sự cảm thông hơn nếu nhân viên mới có khiếm khuyết, sai sót vô ý.
Thiết nghĩ, ở Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải hay Bộ Công an nên có quy định bắt buộc dán tem lái mới giống như Nhật Bản. Các Bộ có thể lấy ngay mẫu phù hiệu này để tham khảo, sử dụng.
Tôi nghĩ, nếu mọi người đọc bài viết này ủng hộ thì chúng ta tự quy ước với nhau và dùng thử phù hiệu trên cũng được. Cái gì có lợi cho chính chúng ta thì việc làm đó có ý nghĩa.
Biết đâu từ phù hiệu nhỏ bé đó làm giảm được tai nạn giao thông do việc thông cảm, nhường nhịn các lái mới. Người tham gia giao thông cũng chủ động né các bác tài mới một cách vui vẻ.
Một số hình ảnh về chiếc phù hiệu Shoshinsha thông dụng tại Nhật:
Các chủ xe có thể dán phù hiệu lái mới Shoshinsha thành hình bông hoa như một cách trang trí xe thú vị (ảnh: độc giả cung cấp)
Lái mới người Nhật có thể dán thành một dãy phù hiệu Shoshinsha ở mui xe để trang trí (ảnh: độc giả cung cấp)
Chiếc xe mui trần này dán phù hiệu Shoshinsha ngay hông mui xe
Đây là cách dán phù hiệu Shoshinsha đơn giản nhất
Độc giả Vũ Quang Luân
Bạn có đồng tình với đề xuất áp dụng phù hiệu cho lái mới như trên? Vì an toàn giao thông, theo bạn, cần có giải pháp khả thi nào? Hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ bài viết của mình về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?
Người ít lái xe sẽ rất dễ “ngợp” khi ra đường, dẫn đến chân tay lóng ngóng, phản xạ kém, mất an toàn. Thực tế là vậy nhưng để quản lý “số đông” này không phải là chuyện dễ.
" alt=""/>Bằng lái cất tủ: Xem cách người Nhật ứng xử với lái mới