Giólịch thi đấu cup c1
Giólịch thi đấu cup c1
Khi lấy chồng, lúc đầu tôi cũng có một công việc ổn định tại một trường đại học tư thục. Nhưng do trường hoạt động kém hiệu quả rồi giải thể nên chúng tôi rơi vào cảnh thất nghiệp.
Thời điểm đó, chồng đang mở rộng kinh doanh nên muốn tôi ở nhà chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái học hành để anh có thời gian tập trung công việc. Tôi thấy hợp lý nên đồng ý.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản là "của chồng, công vợ". Cả hai đều phải có trách nhiệm đóng góp trong quá trình xây dựng gia đình, bằng cách nào thì tùy mỗi nhà.
Tôi ở nhà chăm gia đình nên mọi việc nhà, con cái học hành phải tự lo hết, anh đi làm tối muộn mới về. Nếu hôm nào anh về mà nhà cửa luộm thuộm một chút là anh la ó, nói nặng nhẹ. Tôi luôn giữ im lặng vì nghĩ anh bị căng thẳng công việc.
Vì ở nhà nên tôi không có khoản thu nhập nào. Mọi chi tiêu trong gia đình và bản thân đều phụ thuộc vào chồng. Mỗi lần chi tiêu gì, tôi đều phải ghi chép đầy đủ để cuối tháng anh xem.
Đã từ lâu tôi quên mất khái niệm mua sắm quần áo, phấn son cho bản thân. Bởi mỗi khi hết tiền, tôi hỏi thì chồng lại khó chịu, càu nhàu: “Tiêu gì mà lắm thế?”.
Cũng chính sự im lặng của tôi khiến chồng tôi làm tới, anh tỏ ra coi thường vợ, luôn bóng gió nói vợ bạn nhanh nhẹn, biết tính toán và lo toan không chậm chạp như tôi. Khi con gái đi học bị điểm kém, anh mắng tôi không biết dạy con.
Có lần, cả nhà đang vui vẻ ăn cơm. Thấy món rau tôi xào hơi mặn, anh hỏi "kho rau hay sao", rồi bảo tôi có mỗi việc nấu cơm cũng không làm được.
Đỉnh điểm vừa qua, mẹ tôi bị ốm, phải nằm viện 1 tháng, tôi bàn với anh về chăm mẹ mấy ngày, anh lập tức nói: "Nhà bao việc, cô đi thì ai chăm sóc bố con tôi". Dù anh nói vậy nhưng tôi vẫn quyết định về chăm mẹ.
Khi tôi bắt xe về quê, anh chỉ đưa tôi 500.000 đồng tiền xe mà không mảy may nghĩ đến biếu mẹ chút tiền lúc ốm đau.
Tôi bật khóc và nhận ra mình không bằng một người giúp việc. Bao năm qua, tôi hùng hục làm việc nhà, phục vụ chồng con mà vẫn bị chồng coi thường. Khi bố mẹ ốm đau, tôi không có đồng nào để báo hiếu.
Tôi như người tỉnh giấc mộng khi nhìn thấy hình ảnh mình trong gương đã già đi nhiều, da dẻ nhăn sạm, mắt quầng thâm.
Không biết từ khi nào tôi trở nên phụ thuộc, cam chịu thế này. Ngày mai tôi sẽ nói chuyện với anh về việc đi làm trở lại. Bất kể anh có đồng ý hay không, tôi cũng sẽ đi tìm việc để được là chính mình, không còn phải lệ thuộc vào ai.
Độc giả giấu tên
Thành lập từ năm 2008 nhưng vài năm gần đây Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng, Yên Bái mới bắt đầu hoạt động hiệu quả, trung bình mỗi năm thu hoạch 500 tấn chè tươi, tương ứng với 100 tấn chè khô.
Năm 2019, HTX đầu tư phần mềm để quản lý, nhờ đó, công việc của bà Lâm Thị Kim Thoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX thuận tiện hơn, bởi chỉ cần truy cập phần mềm sẽ biết ngay số đơn hàng bán ra và giá trị thu về, thay vì phải cộng trừ thủ công như trước.
![]() |
Hầu hết các hộ dân trên Tà Xùa có chè đều tham gia HTX Suối Giàng |
Đây là bước đi chuyển đổi số đơn giản như lời bà Thoa thừa nhận.
“Chúng tôi rất cần có một phần mềm quản lý chung, tích hợp nhiều hạng mục, từ quản lý vùng nguyên liệu, quản lý nhân sự cho đến thanh toán, quyết toán, bán hàng… để có sự đồng bộ”, bà Lâm Thị Kim Thoa nói.
Tuy nhiên, chủ của HTX này đã luôn lo lắng về năng lực triển khai, nguồn tài chính, thủ tục hành chính và nhất là hành lang pháp lý trong “số hoá” các dữ liệu phải an toàn, bảo mật.
“Từ kinh nghiệm thực tế sau 3 năm ứng dụng phần mềm bán hàng, nếu để HTX “tự bơi” sẽ không thể có chuyển đổi số thực chất và toàn diện, cần sự hỗ trợ của Nhà nước về nhân lực, công nghệ, môi trường số”, bà Thoa bày tỏ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6 vừa qua, cả nước có hơn 26.000 HTX với tổng số 6,8 triệu thành viên và 2,5 triệu lao động; trong đó HTX nông nghiệp chiếm tới 66%.
Các HTX đang đóng vai trò quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, tạo việc làm, an sinh xã hội. Mô hình HTX nông nghiệp với cách thức tổ chức sản xuất mới sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất đã ngày càng nhiều lên.
Tuy vậy, đa số các HTX ở quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính và quản trị yếu. Kết quả khảo sát về thực trạng, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số do Liên minh HTX Việt Nam phối hợp Tổ chức Oxfam thực hiện hồi tháng 4 và 5 vừa qua tại 153 HTX nông nghiệp cho thấy, hầu hết các nơi đều nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, nhưng mức độ ứng dụng còn thấp.
Cụ thể, theo thang điểm từ 1 - 5, mức độ ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành chỉ đạt 1,98 - 2,82; trong hoạt động sản xuất là 1,55 - 2,48; trong xúc tiến thương mại từ 1,88 - 2,52 (tức chỉ đạt mức yếu, kém).
Trước thực trạng yếu kém và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025 để hỗ trợ các đối tượng này chuyển đổi số.
Với thông tin này, bà Lâm Thị Kim Thoa kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ số của HTX tới đây sẽ thuận lợi hơn, qua đó giúp gia tăng giá trị cho HTX cũng như từng thành viên.
Tạo môi trường phát triển doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp số
Chuyển đổi số cũng là một trong các chủ đề nghị sự của Uỷ ban Kinh tế Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 42 đang diễn ra, do Brunei chủ trì.
Theo đó, AIPA 42 đang thảo luận tập trung về việc tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN thông qua thúc đẩy số hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, nhất là trong bối cảnh tác động tiêu cực chưa từng có của đại dịch Covid-19 theo đề xuất của Brunei và Malaysia, nhằm để thông qua một Nghị quyết của AIPA về “Thúc đẩy ASEAN số có tính bao trùm nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa và tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN”.
Qua phiên thảo luận ngày 24/8, Nghị viện các nước thành viên AIPA bày tỏ cần tích cực thúc đẩy và ủng hộ Chính phủ các nước ASEAN triển khai các chương trình, kế hoạch và chiến lược về số trong ASEAN, cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác, các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh kết nối hạ tầng kỹ thuật số, bảo đảm hệ sinh thái kỹ thuật số bao trùm, rút ngắn khoảng cách số. Đoàn đại biểu Nghị viện các thành viên AIPA cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia, các vùng, miền nhằm đảm bảo phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN.
Việc thảo luận và chuẩn bị các bước tiến tới thông qua Nghị quyết này là sự tiếp nối Nghị quyết được thông qua tại Ủy ban Kinh tế trong khuôn khổ AIPA-41 do Việt Nam là nước chủ nhà vào năm ngoái về “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy gắn kết và phục hồi kinh tế ASEAN sau dịch bệnh Covid-19”.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đề nghị Nghị viện các nước hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách hướng tới hài hòa hóa hội nhập kinh tế, phục hồi xanh và bao trùm tại khu vực ASEAN, ưu tiên kết nối, đặc biệt là kết nối tiểu vùng, vùng sâu và vùng xa, nhằm đạt được mục tiêu hội nhập tại các ngành kinh tế có tính dẫn dắt cho quá trình hội nhập kinh tế tổng thể khu vực ASEAN.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Trước đó, tại phiên họp toàn thể vào đầu giờ chiều 23/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu tập trung nhiều vào nội dung này. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia, các vùng, miền nhằm đảm bảo phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN. Đề nghị AIPA tích cực hỗ trợ Chính phủ các nước ASEAN đẩy mạnh triển khai các nội dung liên quan thúc đẩy kết nối số, phổ cập số ở các khu vực kém phát triển, trong đó có các tiểu vùng của ASEAN, trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025, Kế hoạch công tác thực hiện Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn IV”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị cần khuyến khích các nguồn lực xã hội để phát triển hệ sinh thái số thông qua hình thức hợp tác công-tư, tạo môi trường vườn ươm doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp số. Đặc biệt, cần tạo điều kiện lồng ghép triển khai khung phục hồi tổng thể ASEAN vào các kế hoạch của từng quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm ổn định và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin cho rằng, kế hoạch Tổng thể chuyển đổi số ASEAN 2025 đóng vai trò “đầu tàu” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực tự cường và sức cạnh tranh. Trưởng đoàn Campuchia đề nghị cần bảo đảm quá trình chuyển đổi số bao trùm, hợp tác đa phương trong quản trị số hoá và tăng cường các quy định nhằm bảo đảm chuyển đổi số.
Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani đề nghị các nghị viện AIPA cần hợp tác nhằm tăng cường khả năng tiếp cận internet đối với tất cả mọi người dân, nhất là những vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn và giảm thiểu sự chia rẽ số hoá; hợp tác nhằm nâng cao nguồn nhân lực, kỹ năng tận dụng công nghệ kỹ thuật số; hợp tác trong xây dựng, ban hành các chính sách nhằm bảo đảm kết nối kỹ thuật số và bảo đảm an toàn trong các hoạt động số hoá như an ninh mạng, an toàn dữ liệu cá nhân; hợp tác thúc đẩy đổi mới – sáng tạo.
Với một khu vực có mức độ tin cậy và đoàn kết chính trị cao, thị trường lớn, dân số trẻ và nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số đi kèm với tạo lập môi trường số và bảo đảm an ninh mạng sẽ tạo ra không gian rộng mở cho phát triển bền vững và rút ngắn thời gian và trình độ phát triển với các khu vực khác trên thế giới và giữa các khu vực trong nội khối ASEAN.
Thành Vũ
Đại dịch Covid-19 đặt ra những yêu cầu cấp bách trong đổi mới quản trị đất nước, trong đó có yêu cầu về chuyển đổi kỹ thuật số, xây dựng nền kinh tế số nhằm kịp thời ứng phó với đại dịch.
" alt=""/>Chuyển đổi số phải toả tới từng góc khuấtTheo số liệu được Sở TT&TT Lạng Sơn đưa ra tại hội nghị trực tuyến 3 cấp về tập huấn triển khai phát triển kinh tế số mới đây, đến ngày 15/9, tại 5 huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Quan, đã có 48.706 hộ gia đình có cửa hàng số, tăng 48 lần so với thời điểm ra quân; 24.808 hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử, tăng 82 lần so với thời điểm ra quân.
Trên các cửa hàng số, đến nay đã bán 4.300 mặt hàng nông sản của người dân địa phương và tổng số đơn hàng đạt được là 6.995. Nhờ đó, doanh thu của các hộ tăng tới 145 lần.
Có được kết quả này, theo Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Khắc Lịch, là do tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các chiến lược “vết dầu loang”, “đầu tàu” và đặc biệt là tổ chức đào tạo, hình thành các Tổ công nghệ cộng đồng – lực lượng nòng cốt để phát triển kinh tế số.
Trong gần 2 tháng qua, tại 5 huyện đã xây dựng được lực lượng đầu tàu gồm 2.409 hộ gia đình có hàng hóa, nông sản bán được nhiều; đào tạo được lực lượng nòng cốt gồm 3.119 người, với gần 1.000 Tổ công nghệ cộng đồng. Mỗi tổ này có 3 người gồm trưởng thôn và 2 người biết công nghệ, say mê với cái mới.
Tuy nhiên, đại diện Sở TT&TT cũng chỉ rõ một trong những hạn chế của giai đoạn 1 là cấp ủy, chính quyền một số nơi còn chưa thực sự sâu sát trong chỉ đạo và tổ chức triển khai nên kết quả chỉ tiêu đầu tàu, tài khoản thanh toán điện tử của một số đơn vị chưa đạt yêu cầu đề ra.
Mở rộng phát triển kinh tế số trên toàn tỉnh
Trong giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 20/9, Lạng Sơn tiếp tục mở rộng phát triển kinh tế số tại thành phố Lạng Sơn và các huyện Cao Lộc, Đình Lập, Lộc Bình, Văn Lãng, Bình Gia, với mục tiêu 50% hộ gia đình có cửa hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử, 10% số hộ gia đình đầu tàu.
Để đạt được mục tiêu trên, ông Nguyễn Khắc Lịch đã lưu ý các huyện, xã cần tiếp tục gắn phát triển kinh tế số với các chiến lược “Vết dầu loang”, “Đầu tàu”, “Nòng cốt – Tổ công nghệ cộng đồng”.
“Mỗi thôn, bản, khối phố cần tổ chức được lực lượng nòng cốt là Tổ công nghệ cộng đồng gồm trưởng thôn, bản và tối thiểu 2 nhân sự được tập huấn, đào tạo đầy đủ để triển khai trực tiếp phát triển cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử, mua và bán”, ông Lịch nhấn mạnh.
![]() |
Lạng Sơn mở rộng phát triển kinh tế số trên toàn tỉnh từ ngày 20/9. (Ảnh minh họa) |
Cũng tại hội nghị tập huấn được kết nối tới 200 xã, phường, thị trấn tại Lạng Sơn, đại diện Sở TT&TT đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai phát triển kinh tế số giai đoạn 2 nắm rõ các chỉ tiêu về phát triển kinh tế số, nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế số cấp huyện; phối hợp với 2 doanh nghiệp là Bưu điện tỉnh và Viettel Post Lạng Sơn tổ chức tập huấn tập trung cho các lực lượng nòng cốt.
UBND các huyện, thành phố cũng cần sớm giao chỉ tiêu cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, trong đó có 4 chỉ tiêu bắt buộc gồm: 50% hộ gia đình có cửa hàng số, 50% hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử, có 10% số hộ gia đình đầu tàu và phát triên lực lượng nòng cốt – Tổ công nghệ cộng đồng.
Với các UBND xã, phường, thị trấn, cùng với việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế số, Sở TT&TT cũng đề nghị: Căn cứ tình hình thực tiễn của từng đơn vị cấp xã, các hợp tác xã, Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định giao chỉ tiêu cụ thể cho các thôn, bản, khối phố và các hợp tác xã.
Bưu điện tỉnh và chi nhánh Viettel Post Lạng Sơn được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố để tập huấn, hướng dẫn sử dụng cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử cho lực lượng nòng cốt; bố trí nhân lực hỗ trợ kịp thời hộ gia đình có vướng mắc trong quá trình đưa sản phẩm lên cửa hàng số. Đồng thời, phát triển người mua hàng hóa trên cửa hàng số đến các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.
Vân Anh
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Lạng Sơn phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 2.000 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp công nghệ số đủ năng lực phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT phục vụ chương trình chuyển đổi số.
" alt=""/>Lạng Sơn phát triển nhanh kinh tế số nhờ triển khai mô hình Tổ công nghệ cộng đồng