- Giáo dục sớm đã thổi bùng mong muốn học tập để trở thành cha mẹ tốt của không ít phụ huynh. Thị trường đáp ứng ngay được mong ước chính đáng đó với những khoản phí không hề rẻ.
- Giáo dục sớm đã thổi bùng mong muốn học tập để trở thành cha mẹ tốt của không ít phụ huynh. Thị trường đáp ứng ngay được mong ước chính đáng đó với những khoản phí không hề rẻ.
Theo Daily Mail, cảnh sát đã được mời tới mỏ phốt phát của công ty Mosaic ở hạt Polk, bang California (Mỹ) sáng 27/6 sau khi một nhân viên tìm thấy phần thi thể người trôi nổi trên con kênh thuộc phần đất của công ty.
Báo cáo của cảnh sát cho biết, một nhân viên Mosaic đã chứng kiến cảnh miệng con cá sấu ngoạm chặt một phần thi thể. Nạn nhân hiện được nhận diện là Michael Ford II, 45 tuổi, ở Wauchula.
Ủy ban Cá và Đời sống hoang dã Florida đã được mời tới hiện trường và họ đã đặt bẫy, giết chết con cá sấu. Ủy ban này cho hay, con cá sấu nặng khoảng 205kg và dài 3,6m.
![]() |
Hiện trường nhân viên Mosaic phát hiện phần xác người |
Sau khi mổ xác con cá sấu, nhà chức trách phát hiện một cánh tay và một bàn chân của Michael Ford trong dạ dày của nó. Ngoài ra, việc khám nghiệm tử thi của Ford cho thấy, trên cơ thể người này có vết rách và nhiều vết thương do cá sấu gây ra.
Báo cáo sơ bộ cho thấy, Ford bị chết đuối, song các nhà điều tra vẫn đợi báo cáo của khoa chất độc rồi mới đưa ra báo cáo cuối cùng.
Hiện chưa rõ người đàn ông trên chết trước khi bị cá sấu tấn công hay sau đó. Ngoài ra, cũng có chưa rõ lý do tại sao Ford có mặt trên đất của công ty Mosaic. Cảnh sát đã tìm thấy xe tải của người này. Lần cuối cùng mà bạn bè và gia đình thấy Ford là ngày 23/6.
Hoài Linh
" alt=""/>Tìm thấy thi thể người trong bụng cá sấuLý giải việc bác sĩ làm bên ngoài đến 3 ngày/tuần, Phó giám đốc Bệnh viện cho hay, có thể bác sĩ đã sử dụng 2 ngày cuối tuần và 1 ngày ra trực để đi làm thêm. Cũng có thể, khi phòng khám ở Tiền Giang “bí quá”, bác sĩ sẽ nhờ đồng nghiệp hỗ trợ công việc ở Bệnh viện để chạy xuống.
“Việc làm thêm ở phòng khám tư hoàn toàn không được báo cáo. Việc lấy giờ công đi làm bên ngoài là sai rõ ràng. Các bác sĩ đều lấy lý do lương thấp, khó khăn về kinh tế, lo lắng cho gia đình dẫn đến sự việc trên.
Tuy nhiên, sai vẫn là sai”, bác sĩ Vũ Trí Thanh bày tỏ và cho rằng, như các bệnh viện công lập hiện nay, thu nhập của nhân viên y tế rất thấp. Bệnh viện gặp khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, bác sĩ vẫn phải lo lắng cho gia đình, con cái, “cơm áo gạo tiền” bủa vây.
“Nói thật, họ từ TP.HCM phải đến tận Tiền Giang đi làm cũng cực lắm chứ không sung sướng gì. Giả sử bệnh viện có thêm khu khám chất lượng cao, khu dịch vụ… để tăng thu nhập chính đáng cho anh em là tốt nhất. Nhưng hiện nay chúng tôi rất bí, rất khó, chưa làm được”.
Chia sẻ với phóng viên, một bác sĩ đang công tác tại đây cho rằng, ai cũng muốn làm việc ở một nơi cho yên ổn. “Khó quá mới phải chạy lung tung như vậy. Chúng tôi không biết sau những việc lùm xùm này, tình hình có cải thiện hay không, thu nhập anh em có ổn hơn hay không?”.
Lãnh đạo Bệnh viện TP Thủ Đức khẳng định sẽ chấn chỉnh, nhắc nhở bác sĩ toàn bệnh viện để không tái diễn tình trạng trên. Phòng Tổ chức cán bộ, các trưởng phó khoa sẽ chịu trách nhiệm việc tuân thủ giờ giấc của nhân viên.
Ngoài ra, bệnh viện cũng cân nhắc, tính toán việc áp dụng máy chấm vân tay, 2 lần/ngày để kiểm soát giờ giấc. Đồng thời, tiến hành kiểm tra đột xuất nhân sự tại các khoa phòng.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Vũ Trí Thanh, cơ sở vật chất của Bệnh viện TP Thủ Đức hiện rất chật chội. Nhiều khoa không có chỗ cho bác sĩ nghỉ ngơi sau khi khám bệnh hay đi mổ, nên họ phải đến khoa khác nghỉ tạm.
“Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm vụ việc, tránh ảnh hưởng đến ngành y tế. Tuy nhiên, tôi cũng rất trăn trở, làm sao hay có cách nào để cải thiện thu nhập cho bác sĩ các bệnh viện công hiện nay hay không? Lương rất thấp”, bác sĩ Thanh nói.
Viện Chiến lược TT&TT (tiền thân là Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và CNTT) đã có 20 năm hình thành và phát triển. Viện cũng là đơn vị chủ trì nghiên cứu, soạn thảo nhiều chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch để định hướng phát triển ngành TT&TT, với chủ yếu là các chiến lược, quy hoạch chung và có tính khái quát cho toàn ngành.
Trong 5 năm gần đây, Bộ TT&TT có sự thay đổi về xây dựng chiến lược, khi tập trung vào chiến lược chuyên sâu của từng lĩnh vực. Từ năm 2020 đến tháng 2/2024, đã có 7 chiến lược chuyên sâu được ban hành, gồm chuyển đổi số quốc gia, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, an toàn an ninh mạng, bưu chính, chuyển đổi số báo chí, dữ liệu số. Từ nay đến hết năm 2025, Bộ TT&TT dự kiến xây dựng và trình tiếp 3 chiến lược quốc gia về blockchain, công nghiệp bán dẫn và phát triển hạ tầng số.
Hầu hết các chiến lược chuyên sâu kể trên đã và đang được giao cho các cơ quan chuyên môn chủ trì xây dựng. Đơn cử, chiến lược phát triển hạ tầng số do Cục Viễn thông chủ trì, còn Cục Công nghiệp ICT chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chiến lược công nghiệp bán dẫn.
Trong bối cảnh thay đổi đó, Viện Chiến lược TT&TT được định hướng nâng tầm, trở thành tổ chức hướng dẫn các đơn vị khác về cách làm chiến lược. Dạy người khác làm chiến lược thì có tầm cao hơn, có giá trị hơn là viết chiến lược – đó là nhận thức mới mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng muốn Viện Chiến lược TT&TT thay đổi. Theo đó, thông qua việc hướng dẫn, đánh giá và cầm nhịp công tác xây dựng và triển khai các chiến lược của ngành, Viện Chiến lược TT&TT phải vượt lên, giữ vai trò ‘tổng chỉ huy’ công tác chiến lược của Bộ.
Viện Chiến lược TT&TT cũng được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát việc thực thi các chiến lược, quy hoạch của ngành; Tổng kết, đánh giá để đề xuất điều chỉnh chiến lược nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả.
Để làm được nhiệm vụ trên, Bộ trưởng yêu cầu Viện Chiến lược tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi, giám sát, quản lý việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, cơ chế chính sách của ngành. Cơ sở dữ liệu về chiến lược phải được tổng hợp, đồng bộ với dữ liệu thu thập từ những nguồn trong nước và quốc tế liên quan, để các đơn vị mỗi khi làm chiến lược, có thể tra cứu, tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu này.
Làm những việc giá trị, ở tầm cao hơn để trở nên xuất sắc
Trao đổi tại buổi làm việc, nhiều ý kiến tâm huyết, đặc biệt là của những người từng giữ cương vị lãnh đạo tại Viện Chiến lược TT&TT, đã đề xuất Viện cần chuyển hướng, tập trung làm làm các nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lớn, giải quyết những vướng mắc trong ngành.
Là người trực tiếp phụ trách Viện Chiến lược TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, đồng thời đề nghị Viện phải xác định rõ thế mạnh, lợi thế nổi trội của mình để có chuyển đổi, thích ứng kịp thời trong giai đoạn mới, từ đó nâng cao vị trí, vai trò của Viện trong Bộ, ngành.
Sau khi phân tích và nhận xét về các góp ý tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ rõ, Viện Chiến lược muốn trở thành đơn vị xuất sắc thì phải tìm những việc mới, có giá trị, phải có cách làm mới cho những việc đã và đang thực hiện.
Nêu ra những dẫn chứng cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã gợi mở hàng loạt việc để Viện Chiến lược TT&TT có không gian phát triển mới, ‘vượt lên trên tầm chiến lược’. Đó là, nghiên cứu hình thành cơ sở lý luận cho những lĩnh vực của ngành; hướng dẫn cụ thể các địa phương các việc cần làm để thực thi chiến lược của trung ương; nghiên cứu và đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển các lĩnh vực; thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế với viện chiến lược của các nước; tổ chức ở Việt Nam các hội thảo quốc tế về những vấn đề lý luận, chiến lược của ngành...
Trước những định hướng, gợi mở của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Trần Minh Tân - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược TT&TT cam kết sẽ cùng tập thể Viện nhận thức rõ tầm nhìn, sứ mệnh của đơn vị trong hành trình mới, từ đó thay đổi, triển khai những việc mới và thực hiện các việc đang làm theo cách mới.