Rạng sáng nay (16/9), Apple chính thức ra mắt không chỉ một, mà tới hai thế hệ đồng hồ thông minh mới là Apple Watch series 6 và Apple Watch SE. Trong khi Watch Series 6 hướng đến đối tượng người dùng cao cấp, với thiết kế cao cấp, tính năng độc đáo, thì Watch SE định hướng để cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Fitbit và những đồng hồ thông minh giá rẻ khác trên thị trường.
Có thể thấy rõ rằng, từ vai trò của một thiết bị phụ trợ dành cho iPhone, Apple Watch đang từng bước tạo ra cuộc cách mạng thống trị ngành công nghiệp đồng hồ - điều mà ít ai nghĩ đến trong những ngày đầu tiên. Đây cũng có thể coi như món "đặc sản" của CEO Tim Cook từ sau khi ông kế nhiệm vị thuyền trưởng huyền thoại Steve Jobs.
Nhân sự kiện ra mắt của các dòng Apple Watch thế hệ mới, hãy cùng Dân trí điểm lại những cột mốc đáng nhớ của Apple Watch trong suốt 5 năm qua.
2015: "Món khai vị" của "đầu bếp" Tim Cook
CEO Tim Cook giới thiệu thế hệ Apple Watch đầu tiên ngày 24/4/2015.
Ngày 24/4/2015, CEO Tim Cook lần đầu tiên mang đến một sản phẩm "mới toanh": chiếc đồng hồ có tên gọi là Apple Watch. Thật bất ngờ vì nó đã không có tên gọi là iWatch giống như những dòng sản phẩm iPad hay iPhone trước đó.
Lúc bấy giờ, hạn chế phần cứng khiến Apple Watch chạy còn khá chậm và gần như bị phụ thuộc hoàn toàn vào iPhone. Tuy nhiên thiết bị này đã tạo ra nền móng thành công cho các thế hệ về sau.
Với 2 tùy chọn kích thước là 38mm và 42mm, Apple Watch "đời đầu" sở hữu một số tính năng đóng vai trò định hình sản phẩm như nút xoay Digital Crown cho tới vòng vận động (Activity Rings).
Nó cũng được đi kèm một phiên bản mạ vàng 18k hạn chế số lượng, có giá bán lẻ lên tới 17.000 USD.
2016: Nhúng nước
Trang bị con chip dual-core S2, Apple Watch series 2 có hiệu năng mạnh hơn tới 50% so với thế hệ đầu. Một số tính năng quan trọng cũng được bổ sung khiến nó trở nên hoàn thiện hơn như tích hợp định vị GPS, khả năng chống nước ở độ sâu lên tới 50 mét.
Thêm một cải tiến đáng giá trên Apple Watch series 2 đó là độ sáng màn hình được tăng lên gấp đôi, giúp người dùng dễ sử dụng hơn ở điều kiện ngoài trời.
Tuy nhiên, những yếu tố này chưa giúp Apple Watch trở nên thành công. Nó vẫn được xem là một phụ kiện xa xỉ, đắt tiền ngoài mức cần thiết. Cùng với một số tiền bỏ ra để mua Apple Watch, thậm chí bạn có thể mua được một chiếc điện thoại tầm trung.
Bên cạnh chiếc Apple Watch series 2 được thương mại hóa, Apple cũng giới thiệu một model được nâng cấp từ series 1 nhưng chạy chip S2 giống với thế hệ mới.
2017: Tự do kết nối
Apple Watch series 3 đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ của dòng sản phẩm này trong lĩnh vực kết nối, khi nó lần đầu tiên được hỗ trợ mạng di động LTE (4G), có thể chạy độc lập để thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn, streaming nhạc, và nhiều thứ khác mà không cần đến iPhone.
Series 3 cũng mang đến tốc độ vượt trội - cao hơn 70% so với thế hệ trước đó, cùng một số tính năng đáng giá như cao độ kế, Taptic Engine, đèn pin,...
Sự thành công của Apple Watch được thể hiện bằng doanh số, khi nó lần đầu tiên đánh bại ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ có tuổi đời hơn 100 năm tại châu Âu.
Các báo cáo lúc bấy giờ cho biết đồng hồ truyền thống vẫn là thiết bị đeo ưa thích của người dùng lớn tuổi nhưng những khách hàng trẻ lại chuộng smartwatch hơn.
2018: Theo dõi sức khỏe
Apple Watch series 4 tiếp tục là sản phẩm đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ, nhưng là trong lĩnh vực y tế - sức khỏe. Trong đó, công nghệ điện tâm đồ (ECG) là điểm nhấn lớn, giúp Apple xác lập tiêu chuẩn mới cho việc chẩn đoán sức khỏe tim mạch của người dùng.
Chính nhờ sản phẩm này, một loạt trường hợp những người dùng có bệnh lý liên quan tới tim mạch đã kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để tới gặp bác sĩ, hoặc thậm chí được "cứu sống" trong những tình huống hiểm nghèo.
Ngoài ra, công nghệ Fall Detection trên Apple Watch series 4 cũng tỏ ra vô cùng hữu ích khi người dùng bị ngã, hoặc gặp tai nạn bất ngờ.
Chính điều này đã giúp Apple Watch chiếm luôn thị phần người dùng lớn tuổi, khi nó thực sự mang đến những giá trị về mặt sức khỏe, thay vì chỉ đơn thuần mang tính làm đẹp và sưu tầm như đồng hồ truyền thống.
2019: Thống trị
So với những gì đã quá thành công trên Apple Watch series 4, thế hệ series 5 chỉ mang lại một số cải tiến nhỏ, như chế độ "Always-on display", tích hợp la bàn, bổ sung bộ nhớ lên tới 32GB, và chip xử lý mạnh mẽ hơn.
Sau 5 năm góp mặt trên thị trường, doanh số Apple Watch tăng 36% trong năm 2019, với 30,7 triệu sản phẩm được bán ra. Trong khi đó, cả ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ cộng lại chỉ có doanh số 21,1 triệu.
2020: Len lỏi vào từng ngõ ngách
Về thiết kế, Apple Watch Series 6 không thay đổi so với Series 5 và Series 4; người dùng sẽ vẫn có một màn hình LTPO hỗ trợ tính năng Always-on Display. Điểm khác biệt có thể dễ nhận thấy đến từ các cảm biến đo nồng độ oxy trong máu ở mặt lưng của Apple Watch mới.
Tuy nhiên, điểm nhấn đến từ thế hệ Apple Watch SE với mức giá chỉ từ 279 USD, rẻ hơn đáng kể so với mức giá chung của các dòng Apple Watch. Với thiết bị này, Apple nêu bật định hướng nhằm cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Fitbit và những đồng hồ thông minh giá rẻ khác trên thị trường.
Nên nhớ rằng trước đây, nếu muốn có Apple Watch giá rẻ thì người dùng chỉ có thể mua những mẫu Apple Watch cũ sau khi đã được giảm giá.
Trước kia, iPhone từng là con "át chủ bài" của Apple, nhưng giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. Thống kê vào năm 2019 cho thấy Apple Watch không chỉ xếp nhất về mặt doanh số mà còn bỏ xa các hãng phía sau, chiếm đến hơn 45% thị phần toàn cầu. Nói cách khác, Apple hoàn toàn không có đối thủ trên thị trường smartwatch.
Sự thành công của Apple Watch xuyên suốt thời gian qua cũng là động lực lớn lao dành cho các hãng công nghệ khác như Samsung, LG, Huawei, Xiaomi,... trong việc đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp đồng hồ thông minh, thiết bị đeo thông minh, góp phần làm phong phú hơn cho lựa chọn của người dùng.
(Theo Dân Trí)
Vào lúc 0h sáng ngày 16/9 theo giờ Hà Nội, Apple đã tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới. Tâm điểm của sự kiện là 2 sản phẩm Apple Watch Series 6 và iPad Air mới.
" alt=""/>5 năm từ con số 0, Apple Watch khiến các ông lớn 'toát mồ hôi' như thế nào?Ảnh minh họa: The Active Times
Hội chứng chân không nghỉ (RLS) còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom là cảm giác đau nhức, khó chịu ở chân khiến bệnh nhân phải di chuyển chân không ngừng.
"Bất cứ ai từng trải qua hội chứng RLS đều biết đó là một tình trạng kỳ lạ. Ngay khi bạn nằm xuống, cảm giác muốn vận động chân của bạn bắt đầu. Dù có cố gắng đến đâu, bạn cũng không thể ngừng hành động này", bác sĩ tim mạch Leslie Cho cho hay.
Hội chứng RLS là tình trạng phổ biến
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicineước tính có tới 10% người trưởng thành ở Mỹ bị hội chứng trên. Họ cảm thấy khó chịu khắp chân khi thiếp vào giấc ngủ, buộc họ phải cọ quậy chân liên tục để giảm đau nhức.
Các triệu chứng phát ra từ bên trong chân chứ không phải trên bề mặt, bao gồm bồn chồn, co giật, nóng rát, căng cứng.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nhẹ, xảy ra không nhiều và không xác định được nguyên nhân. Với một số ca, thiếu sắt, suy thận, mang thai, bệnh cột sống và rối loạn thần kinh là lý do.
Mối liên hệ giữa hội chứng RLS và tim mạch
Một bài báo trên tạp chí American Academy of Neurologycho thấy phụ nữ mắc hội chứng RLS có tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn. Những người bị RLS có nguy cơ bị đột quỵ hoặc bệnh tim cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh này.
"Mối liên hệ của RLS với bệnh tim và đột quỵ mạnh nhất ở những người có các triệu chứng RLS ít nhất 16 lần mỗi tháng", Tiến sĩ John W. Winkelman, Trường Y Harvard, cho biết.
Điều này có khả năng do nhiều người bị hội chứng RLS cũng mắc chứng rối loạn vận động được gọi là chuyển động chân tay theo chu kỳ khi ngủ (PLMS).
Hầu hết bệnh nhân không biết rằng họ bị PLMS vì họ di chuyển chân khi đã chìm vào giấc ngủ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong giai đoạn vận động này, huyết áp của bệnh nhân tăng lên đáng kể, theo thời gian góp phần dẫn tới bệnh tim mạch.
Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân có hiện tượng chân không yên khi ngủ, hãy đi khám xem bạn có nguy cơ mắc bệnh tim hay không.
An Yên(Theo Bestlife)
Anh V. liên tiếp uống rượu không ăn uống rồi lên giường đi ngủ, đến nửa đêm rơi vào hôn mê được gia đình đưa đi cấp cứu.
" alt=""/>Biểu hiện trước khi ngủ cảnh báo bệnh tim![]() |
Ảnh minh họa |
Theo ý kiến của cử tri, Quy chế quy định “Trường hợp Ban quản trị tòa nhà chung cư quyết định việc bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư thì phải được 100% thành viên Ban quản trị đồng ý, trừ trường hợp có thành viên vắng mặt vì lý do bất khả kháng” gây khó khăn cho hoạt động của Ban quản trị các chung cư trong việc bảo trì phần sở hữu chung, bởi chỉ cần 1 thành viên không đồng ý cũng không thực hiện được, trong khi đại đa số người dân sống tại chung cư đều đồng ý việc bảo trì.
Cử tri kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét sửa đổi quy định trên cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Ban quản trị chung cư.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Sau khi Quốc hội thông qua Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư có nhiều nội dung mới được bổ sung như quy định về việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư; việc thành lập hoặc không thành lập Ban quản trị, về mô hình hoạt động, thành phần, quyền và trách nhiệm của Ban quản trị... Để triển khai hướng dẫn Luật Nhà ở, Quốc hội đã giao Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội giao, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư (Quy chế 02).
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 109 Luật Nhà ở thì “Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục cần bảo trì theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hằng năm. Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung phải có hóa đơn tài chính, có thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư. Thành viên Ban quản trị nhà chung cư có quyết định sử dụng kinh phí không đúng quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại".
Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, tại Điểm a, Khoản 3, Điều 25 Quy chế 02 đã quy định, đối với quyết định chi tiêu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì phải được 100% thành viên Ban quản trị đồng ý, trừ trường hợp bất khả kháng.
Quy định này của Quy chế 02 là nhằm bảo đảm sự đồng thuận, nhất trí cao và tăng cường vai trò trách nhiệm của các thành viên Ban quản trị khi triển khai các quyết định đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua.
Trước khi ban hành Quy chế 02, Bộ Xây dựng cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị để lấy ý kiến đóng góp của các địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó có quy định về tỷ lệ biểu quyết khi thông qua các quyết định của Ban quản trị nhà chung cư. Hầu hết các ý kiến tham gia góp ý đều nhất trí với quy định về tỷ lệ biểu quyết này.
Qua theo dõi việc thi hành Luật Nhà ở, Quy chế 02 nói chung và quy định nêu trên cho thấy, quy định này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều chủ đầu tư, đông đảo cư dân đang sinh sống trong các nhà chung cư. Trường hợp các thành viên Ban quản trị không thống nhất được theo quy định nêu trên thì có thể tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường nếu có đơn đề nghị của trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao để yêu cầu Hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.
Đối với ý kiến của cử tri TP. Hồ Chí Minh đề nghị xem xét sửa đổi Điểm a, Khoản 3, Điều 25 Quy chế 02, Bộ Xây dựng xin ghi nhận để tổng hợp tình hình và xem xét, sửa đổi vào thời điểm thích hợp.
Theo Báo Xây dựng
Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu UBND TP ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn.
" alt=""/>Kiến nghị sửa quy định về sử dụng quỹ bảo trì chung cư