
10 giờ sáng, gia đình chị Thanh Mai (TP.HCM) tìm đến khu vực biểu diễn đang trang hoàng những châu đèn độc đáo phong cách thổ dân đón mùa lễ hội theo lời mời từ hướng dẫn viên. Trên khán đài mở được bao quanh bởi tán cây xanh mướt, hàng trăm người đang háo hức chờ đợi sự xuất hiện của những người bạn đáng yêu đến từ thế giới hoang dã.
Tiếng reo hò phấn khích không ngớt vang lên khi đàn cò, bồ nông châu Phi kéo nhau ra “chào khách”, hay lúc cặp vẹt Nam Phi rực rỡ lao vút ra từ tán rừng… “Sau tiết mục kéo dài chỉ 30 phút, hai bé nhà tôi bàn tán với nhau không ngớt về chuyện diều hâu bay nhanh như thế nào hay vẹt học được tiếng người rất siêu nhờ bộ não thông minh, nhớ lâu.” - chị Mai vui vẻ chia sẻ.
![]() |
Và không chỉ là câu chuyện gần gũi về muôn loài đang sống giữa thiên nhiên, trong suốt chương trình, hướng dẫn viên Safari luôn khéo léo nhắc khán giả những điều cần thiết khi tiếp xúc ở cự ly gần để không làm muôn thú giật mình, sợ hãi. Đó sẽ là khởi đầu sống động, đánh thức mối liên hệ với thiên nhiên ở mỗi người để sẵn sàng cho hành trình khám phá công viên chăm sóc và bảo tồn động vật bán hoang dã Vinpearl Safari.
Những con đường len lỏi dưới tán rừng rì rào đưa chân du khách đến với khuôn viên sinh sống của hơn 190 loài động vật từ năm châu. Mặc dù gần như không có cùng “quốc tịch”, người Á, kẻ Âu, nhiều loài gốc gác châu Phi… nhưng muôn thú ở đây đều có điểm chung đó là đã thân thuộc môi trường sống này như quê hương thứ 2. Đàn hắc tinh tinh đua nhau chuyền cành trên ngọn cây khơ-nia cổ thụ cao vút, tinh nghịch vỗ tay, hú gọi bầy mỗi khi có những đoàn du khách háo hức vãn cảnh bên dưới.
Chiếc xe điện màu lông hổ vằn hòa trong khung cảnh rừng xanh đưa những nhóm du khách đi qua các khu lạc đà, linh dương, voi châu Á, hổ Bengal… Du khách say mê ngắm nghía, lắng nghe từng lời hướng dẫn viên giới thiệu về tập tính mỗi loài, “kể tội” những bạn vượn cáo đuôi khoang siêu háu ăn và nghịch ngợm, điểm danh những bạn tê giác trắng “lớn xác” nhưng siêu làm nũng…
Trong khu vực bán hoang dã, từ chiếc xe chuyên dụng đặc biệt, đoàn du khách nhí liên tục ồ - à lẫn… im phăng phắc vì phấn khích và hồi hộp khi chứng kiến chúa tể sơn lâm nhảy phóc lên rồi trèo thoăn thoắt vồ mồi trên thân cây; hay khi đàn sư tử… chặn đầu xe với dáng vẻ rất tự nhiên. Khi xe đi qua khu vực động vật ăn cỏ, các bạn nhỏ ùa tới cửa xe áp tay lên vách kính đề “sờ” vào những bạn ngựa vằn tinh nghịch tiến sát làm quen, chú tê giác lừng lững ngửi ngửi đánh hơi bạn mới… Ở mỗi khu vực, hướng dẫn viên của Vinpearl Safari sẽ kể những câu chuyện đặc biệt về loài, tập tính, sự thật bất ngờ (fun-fact)… tương tác trực tiếp với cảnh quan sinh sống được tái hiện gần gũi nhất.
Điểm hẹn của những người “say mê hoang dã”
Vào mỗi dịp hè, hoặc theo chương trình dã ngoại của các trường, Vinpearl Safari sẽ đón những đoàn khách học sinh đặc biệt. Các em được thỏa sức khám phá thiên nhiên với tư cách vừa là một du khách vừa là những “nhà thám hiểm muôn loài”. Tại một nơi được mệnh danh là “bách khoa hoang dã” lớn bậc nhất Việt Nam, không khí của những khóa sinh hoạt của hàng chục, hàng trăm khách hàng đặc biệt này luôn mang đến không khí rộn ràng của những ngạc nhiên, phấn khích và niềm vui vỡ òa.
Nơi đây cũng đã từng đón những du khách có thể dành trọn thời gian du lịch ở Phú Quốc chỉ để… thăm và nghiên cứu ở vườn thú, kết nối trực tiếp với nhân viên để cập nhật thông tin. Khi đến đây, họ đi bộ hết khu này đến khu khác, lắng nghe say mê câu chuyện của các loài và đọc thuộc bảng thông tin loài tại mỗi khu chuồng trại, hỏi han liên tục về những câu chuyện đời thường đầy sinh động của mỗi cá thể… Các nhân viên tại đây yêu quý gọi những vị khách này là “người say mê hoang dã”, là nguồn động lực để cùng nhau chia sẻ tình yêu đối với các loài động vật.
Trong giai đoạn cao điểm như lễ Tết, Vinpearl Safari đón hàng ngàn du khách tham quan. Từng đoàn người xếp hàng dài chờ lên xe để vào khu bán hoang dã nhưng vẫn rất nhẫn nại và chia sẻ với thông báo của công viên về việc xe chuyên dụng được huy động phục vụ khách liên tục nhưng vẫn phải đảm bảo giãn cách để các loài động vật không bị stress với mật độ xe ra vào.
Chị Kiều My (Hà Nội) cùng nhóm bạn thân vui vẻ lên xe sau quãng thời gian chờ khá lâu. Say sưa đi qua khu rừng xanh của hổ, đồng cỏ của sư tử, đến thảo nguyên Savan của tê giác, đà điểu… những cô gái trẻ đã có chuyến hành trình đầy thú vị kết thúc ở nhà hàng Hươu cao cổ. “Thật sự đúng là không bõ công chờ hàng giờ để có 30 phút đi vào hoang dã thú vị như thế này. Vui và bổ ích hơn cả mong đợi của chúng tôi!”
Với hơn 4.200 cá thể của trên 190 loài đến từ năm châu, như những gì đang hiện diện và không ngừng nỗ lực nâng cấp tốt hơn, Vinpearl Safari giống như cuốn “bách khoa hoang dã” đặc biệt bậc nhất Việt Nam và châu lục, nơi thiên nhiên thật sự là mái nhà của muôn thú, là điểm tựa bình yên cho mọi tâm hồn…
Minh Tuấn
" alt=""/>‘Bách khoa hoang dã’ đặc biệt ở Việt NamBệnh tiểu đường (đái tháo đường) đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính. Đường huyết tăng cao trong thời gian dài không được kiểm soát tốt gây ra nhiều biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh, chân...
Người thừa cân, béo phì, ít vận động hoặc người có tiền sử gia đình bị tiểu đường... có thể mắc bệnh này cao hơn người không có các yếu tố nguy cơ. Phòng ngừa và tầm soát bệnh tiểu đường giúp điều trị sớm, ngăn biến chứng. Nguy cơ mắc bệnh khác nhau tùy vào phân loại bệnh.
Bệnh tiểu đường type 1
Xảy ra do phản ứng tự miễn dịch, tức cơ thể tự tấn công nhầm lẫn tế bào tuyến tụy của cơ thể, làm phá hủy tế bào beta tuyến tụy dẫn đến thiếu hụt insulin.
Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 gồm:
Tiểu đường type 2
Bệnh do cơ thể đề kháng với insulin. Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 gồm:
"Lúc trước, em hoảng loạn vô cùng. Còn giờ, em buông xuôi", Đức, 18 tuổi, nói.
Nam sinh Hà Nội nộp hồ sơ vào Đại học Công nghệ Queensland ở thành phố Brisbane, dự định nhập học vào tháng 7. Trường yêu cầu học sinh có mặt muộn nhất vào ngày 2/8, nhưng vì chưa có visa nên Đức buộc phải xin lùi sang kỳ nhập học tháng 2 năm sau. Ở Australia, đây là hai kỳ nhập học chính của các đại học.
Tương tự, Nguyễn Minh Anh, sinh viên một trường đại học Hà Nội, cũng chưa thể đến Australia như dự định. Trong hai tháng chờ visa, em đã gửi khoảng 5 thư yêu cầu tới lãnh sự quán, mong được xem xét để kịp lịch học song không có phản hồi.
"Em cũng không nhận được mail báo bổ sung giấy tờ nên rất sốt ruột", Minh Anh chia sẻ.
Minh Anh học chương trình liên kết giữa trường với Đại học Monash. Chương trình học đã bắt đầu từ 22/7, nên Minh Anh phải học từ xa một số môn trong thời gian chờ đợi. Với các môn khác, nữ sinh không thể tham gia vì trường không dạy online.
Hôm 11/8 là hạn cuối cùng Minh Anh phải có mặt ở Đại học Monash. Do đó, nữ sinh đã lỡ đợt nhập học này.
" alt=""/>Du học sinh lỡ kỳ nhập học vì chậm visa Australia