Chia sẻ thêm về trường hợp này, bác sĩ cho biết nhận định ban đầu, bệnh nhân bị xuất huyết não có thể do dị dạng mạch máu, tuy nhiên khảo sát đánh giá không tìm ra bất thường. Có khả năng, lực tấn công vào đầu quá mạnh đã gây ra xuất huyết não.
Về thông tin nạn nhân nặng nhất phải phẫu thuật tại Bệnh viện Nhân dân 115 là người đàn ông 50 tuổi, bác sĩ lý giải do lúc đầu tiếp nhận bệnh nhân, thông tin cung cấp bị sai. Sau đó, gia đình đã vào điều chỉnh chính xác hơn.
Như vậy đến nay, cơ quan công an xác định ngày 16/10, kẻ khỏa thân đã tấn công bằng dao khiến 6 người bị thương. Trong đó, 1 người bị thương nặng, phải thở máy là ông D.Đ.L, làm nghề bảo vệ. Những người còn lại được sơ cứu và xử trí vết thương tại Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân, không nguy hiểm đến tính mạng.
Qua xác minh, kẻ ngáo đá tên G. (23 tuổi, quê Hậu Giang), làm việc tại một cơ sở nước đá ở phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức (TP.HCM). Sáng 16/10, G. cùng người thân đi giao nước đá trên địa bàn quận 3.
Trong lúc đứng chờ, G. có biểu hiện bất thường và tự cởi bỏ quần áo. Sau đó, G. cướp một con dao từ người bán dao rồi truy đuổi, chém nhiều người trên đường và tự sát.
Tư vấn, sàng lọc trước hôn nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh Thalassemia
Bác sĩ Vũ Đức Bình cũng nhấn mạnh tư vấn, sàng lọc trước hôn nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh tan máu bẩm sinh.
Việc hoạt động phòng bệnh Thalassemia được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, giúp triển khai đồng bộ các chương trình truyền thông, tư vấn, tầm soát gene bệnh và nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh tại các địa phương.
Trong giai đoạn I của chương trình (từ năm 2021-2025), hoạt động phòng bệnh Thalassemia được thực hiện tại 5 tỉnh dịch tễ gồm: Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa và Nghệ An.
Riêng tại Bắc Giang có 73 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 36 xã vùng I, 9 xã vùng II và 28 xã vùng III, theo Quyết định số 861 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. 27% dân số ở địa phương này là đồng bào dân tộc thiểu số.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, cho biết tỷ lệ trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia ở Bắc Giang hiện khoảng 0,61/1.000 trẻ và thuộc nhóm 21 tỉnh có tỷ lệ trên 0,5/1.000 trẻ sinh ra bị căn bệnh này. Riêng tại Khoa Nội Nhi - Bệnh viện Sản Nhi của tỉnh đang quản lý và điều trị cho khoảng 80 trẻ từ 6 tháng - 15 tuổi bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó đa số bệnh nhi là người dân tộc thiểu số, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn.
Tại Thanh Hóa, qua nghiên cứu của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiến hành với 817 người tham gia thuộc dân tộc Mường và dân tộc Thái, cho kết quả tỷ lệ mang gene đột biến Thalassemia và bệnh huyết sắc tố cao nhất ở người Mường (41,4%) và 38% ở người Thái.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh này có khoảng 700 bệnh nhân tan máu bẩm sinh, tập trung tại các huyện miền núi, dân tộc thiểu số có tình trạng hôn nhân cận huyết thống như: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Ngọc Lặc... Có những gia đình 2-3 con mắc bệnh.
Hoạt động phòng bệnh Thalassemia thực hiện Dự án 7 giai đoạn 2021-2025 hướng tới mục tiêu giảm số ca phù thai do bệnh này, giảm số trẻ sinh ra bị bệnh, từng bước nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở y tế cho bệnh nhân người dân tộc thiểu số, từng bước kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân hiện tại.
Trong giai đoạn này, chương trình sẽ tập trung vào các hoạt động: Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về bệnh; Tập huấn, nâng cao kiến thức về bệnh cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện; Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề và tiến tới xây dựng mô hình tầm soát bệnh tại địa phương.
Tháng 11/2023 vừa qua, trên ví điện tử này bất ngờ xuất hiện phương thức thanh toán thông qua Viettel Pay. Ngay sau đó, đại diện Tổng công ty Dịch vụ số Viettel cho biết, Viettel Money không hợp tác với bất kỳ sàn, đối tác nào để mua tiền mã hoá, kể cả Metamask. Đồng thời, đơn vị này đã tiến hành làm việc và phương thức thanh toán này cũng được Metamask gỡ khỏi hệ thống của mình.
Tuy nhiên, hơn 1 tháng sau, phương thức thanh toán Viettel Pay đã xuất hiện trở lại trên ví chứa tiền mã hoá này, ngoài ra, còn xuất hiện thêm phương thức thanh quán thông qua ngân hàng nội địa, Mobile Money và VietQR. Đáng chú ý, khi trực tiếp tiến hành mua tiền mã hoá thông qua các hình thức này vào sâu bên trong, PV VietNamNetcòn thấy xuất hiện thêm các hình thức thanh toán của MoMo, ZaloPay.
Theo đó, khi khách hàng chọn phương thức thanh toán qua ví MoMo, ZaloPay, ViettelPay hay VietQR sẽ mất 3,5% phí xử lý, trong khi thanh toán qua các ngân hàng trực tuyến như Techcombank, VTB bank, Bidv bank, ACBbank… sẽ mất 2,5% phí.
Thử tiến hành trực tiếp mua tiền mã hoá bằng các phương thức trên, theo ghi nhận, tất cả ở đây đều là phương thức thanh toán thông qua giao dịch cá nhân (P2P), một hình thức khá phổ biến được các dịch vụ kinh doanh phi pháp sử dụng trong thời gian dài vừa qua tại thị trường Việt Nam.
Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện ZaloPay cho biết, đơn vị này không có đối tác, không có bất kỳ hợp tác nào với ứng dụng Metamask hay bất kỳ ứng dụng tiền mã hoá nào khác. Việc lợi dụng các kênh thanh toán để mua bán tiền ảo là vi phạm pháp luật. Hiện nay, Công ty vẫn đang thường xuyên rà soát giao dịch, nếu phát hiện người dùng lợi dụng ZaloPay cho các hoạt động mua bán tiền ảo sẽ tiến hành xử lý theo quy định.
Trong khi đó, đại diện truyền thông MoMo cũng cho biết, ví điện tử này không có bất kỳ hợp tác nào với Metamask, bao gồm cả các dịch vụ thanh toán.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán, việc dùng các ví điện tử hay tài khoản ngân hàng hiện nay để mua tiền mã hoá pháp luật không cấm. Tuy nhiên, nếu dùng tiền mã hoá để giao dịch thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, các hình thức giao dịch cá nhân như trên mang đến rất nhiều rủi ro cho người dùng, bởi rất dễ bị lừa đảo, đặc biệt là các đầu tư liên quan đến tiền mã hoá, sàn giao dịch ngoại hối (forex), đơn vị kinh doanh các hình thức này đa số là của nước ngoài.
Với việc sử dụng các hình thức giao dịch cá nhân với nhau, khi có sự vụ xảy ra, cơ quan chức năng cũng rất khó để tiến hành điều tra và xử lý, bởi dòng tiền được luân chuyển liên tục giữa các tài khoản. Đây cũng chính là lý do mà các vụ lừa đảo trực tuyến xảy ra trong thời gian qua, khi cơ quan chức năng tiến hành điều tra dòng tiền là rất khó khăn và đa phần người bị hại không thể lấy lại được tiền.