- Giọng ca gai góc và nam tính của làng nhạc Việt đang hướng mình đến hình ảnh của một người đàn ông điềm đạm.
- Giọng ca gai góc và nam tính của làng nhạc Việt đang hướng mình đến hình ảnh của một người đàn ông điềm đạm.
Bác ấy sẵn sàng hy sinh sự nghiệp, lùi lại, ở nhà 15 năm trời chăm sóc 3 đứa con ngoan, giỏi để bác Olivier thỏa sức phấn đấu, bay nhảy.
Bác Olivier rất yêu vợ. Hơn thế, mấy lần tâm sự, bác ấy nói phụ thuộc mọi thứ vào vợ, nên khi bác Michelle ra đi đột ngột, bác không biết làm gì với cuộc sống của mình, từ những việc nhỏ nhất hàng ngày…
Mẹ tôi mất sau 9 năm bệnh dai dẳng.
Trong 9 năm bệnh tật, những lúc khỏe và vui, mẹ vẫn cất công bày ra nấu những món đặc biệt. Nhưng phần lớn việc nhà, bếp núc, chăm sóc mẹ đều là bố lo.
Giai đoạn tôi đi Pháp học, bố chăm luôn Emil - con trai tôi, và nhiều khi cả con rể. Emil bị thoát vị bẹn, ông ngoại gầy mất 5kg.
Bố tôi là một người đàn ông hiếm có ở thế hệ của ông, không chỉ làm chuyên môn tốt, lãnh đạo giỏi, mà làm chồng cũng tuyệt vời. Đàn ông chiều vợ thì tôi thấy nhiều, nhưng vừa chiều vợ vừa chia sẻ tất tật việc nhà và luôn sẵn sàng thể hiện tình yêu với vợ mọi lúc, mọi nơi thì hiếm.
Bây giờ mọi người hay trêu tôi thể hiện chủ quyền khi lúc nào cũng hẹn hò, nắm tay, đi chơi xa thì sẵn sàng ôm hôn chồng. Nhưng tôi có thể hiện đâu.
Từ bé lớn lên, tôi đã ở trong môi trường như thế. Ngày ngày chứng kiến bố mẹ hôn tạm biệt mỗi sáng, đi làm về hôn ngọt ngào, đi công tác về ôm thắm thiết, cuối lá thư nào cũng “hôn anh”, “hôn em”… trong suốt 30 năm thì việc làm y như thế với chồng tôi là điều tất nhiên.
Ở cơ quan, bố tôi là đại tá - bác sĩ chủ nhiệm quân y, nhưng khi về nhà cởi quân phục, việc đầu tiên là bố cầm chổi quét nhà, sau đấy là lau dọn nhà, nếu mẹ bận thì bố kiêm luôn nấu cơm.
Điều đó cho thấy, bố tôi hơn hẳn bác Olivier về kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng khi mẹ tôi mất, bố vẫn luôn chông chênh, vẫn là cả một khoảng trống không thể lấp đầy!
Mẹ mất! Tôi thương bố nhất! Sau đó là thương bọn trẻ con và chính bản thân mình!
Mẹ mất, người thay đổi nhiều nhất là bố, vì thiếu vắng người tri kỷ luôn chia sẻ, bàn bạc, làm dịu những trận “nóng” của bố bằng những phân tích lý trí, mềm mỏng và "tẩm ướp gia vị" cho cuộc sống của bố bằng chính cá tính đặc sắc của mẹ.
Mẹ từng là người phụ nữ trên cả tuyệt vời, người dẫn dắt tinh thần cả nhà nên khi mẹ mất, ai cũng chống chếnh, mất phương hướng. Tôi có chồng, có con ở bên mà còn nhiều lúc thấy bơ vơ, thèm được có mẹ để chia sẻ và hỏi ý kiến.
Bố chỉ có một mình!
Nên nhiều lúc thấy bực lắm vì hình như bố dạo này lẩm cẩm và hay bị vướng vào những suy nghĩ, nỗi lo luẩn quẩn. Nhưng nghĩ một lúc lại thấy thương vô cùng.
Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ. Đặc biệt, tôi rất sợ cảm giác về quê một mình, vì lúc đi tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ vô cùng.
Đây vốn là những điều riêng tư. Nhiều khi viết lách với tôi là cách để chia sẻ và giải phóng nỗi lòng. Mấy hôm nay, tôi cứ nghĩ mãi về bố và gia đình.
Gần 8 năm mẹ đi, chẳng gì bù đắp nổi. Chỉ mong các con lớn lên ngoan ngoãn, tử tế và hiểu được ông cũng như bà yêu thương và muốn gần gũi chúng nó thế nào; cố gắng để gia đình gắn kết, để thiếu đi người nhóm lửa là mẹ nhưng hơi ấm từ cái tổ ấm ngày xưa thì vẫn được gìn giữ qua tháng ngày…
Nhà là nơi đầy ắp tình cảm yêu thương gia đình, là nơi bất cứ ai đi đâu cũng muốn quay về. Bởi nơi đó có bố, có mẹ, có những người ruột thịt, là người yêu thương ta vô điều kiện. Báo VietNamNet mở diễn đàn Về nhà. Mời độc giả gửi tâm sự, câu chuyện của mình về địa chỉ: [email protected]. |
Nói về câu chuyện có nên dạy con làm việc nhà từ nhỏ, độc giả Siwtomchia sẻ: "Chưa nói tới những kỹ năng sinh tồn cao siêu, chỉ đơn giản như việc nhà mà thậm chí nhiều cô gái ngày nay cũng không biết làm. Xem các chương trình hẹn hò, tôi thấy ngạc nhiên khi rất nhiều thiếu nữ thản nhiên tuyên bố không biết nấu ăn, mong muốn tìm được chồng biết nấu ăn thay mình. Có người bao biện rằng họ làm ra nhiều tiền nên có thể ăn nhà hàng, hoặc thuê giúp việc, chẳng cần phải tự tay vào bếp.
Nhưng khi mới tuổi đôi mươi, làm sao các cô bé đó biết mình sẽ làm nhiều tiền để mà không cần học nấu nướng, làm sao các bố mẹ biết con mình sau này thành đại gia để không cần dạy việc nhà? Thực tế, các bà mẹ không chỉ dẫn, không dạy con mình bất cứ cái gì, chứ không phải họ nhìn thấy được tương lai con mình sẽ làm ra nhiều tiền để thuê giúp việc. Nếu không may làm ra ít tiền, những cô gái này sẽ lại cầu may để tìm được người chồng biết nấu ăn. Nhưng chẳng lẽ khi chồng ốm, chồng đi công tác, mẹ đưa con ra ngoài ăn "cơm đường, cháo chợ"?
Đồng quan điểm, bạn đọc Dung Nguyễn Thị Ngọclấy dẫn chứng từ chính câu chuyện của bản thân: "Tôi thuộc thế hệ 9X, là con gái nhưng biết làm mọi thứ, từ sửa quạt điện đến vá xe đạp. Trong khi đó, đứa em họ của tôi năm nay học lớp 12 nhưng không chịu làm gì cả: bố mẹ nấu cơm rồi bê vào tận giường cho ăn; ăn xong lại mang đống bát đũa ra cho mẹ rửa. Nhiều khi tôi cũng không chấp nhận được kiểu chiều chuộng đó của chú thím. Bản thân tôi chưa lập gia đình, nhưng sẽ cố gắng hết mức để con mình vừa có tuổi thơ, vừa được rong chơi và vừa học được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Con không cần là thiên tài nhưng ít nhất phải là một người tự lập và tử tế".
Nhấn mạnh sai lầm của nhiều bậc cha mẹ khi nuông chiều con quá mức, độc giả Oanh Nguyenchia sẻ: "Tôi có đứa em họ, lấy chồng 10 năm mới sinh được hai đứa con (một trai, một gái). Từ đó, cuộc sống của em chỉ xoay quanh 'hai cục kim cương' ấy. Em nâng niu chúng đến mức sáng nào cũng dậy đi mua phở rồi bưng tận miệng cho con, năn nỉ chúng ăn đến 'gãy lưỡi'. Còn em chỉ ăn cơm nguội. Trong khi hai đứa con ngồi ăn, em lại cặm cụi bưng cái bô mà con đi vệ sinh đêm qua đi đổ (con gái út học lớp 9, xinh đẹp nhưng đêm vẫn ngồi trên giường đi vệ sinh để mẹ mang đổ; cháu lười học nên không đỗ cấp ba công lập, phải học bổ túc).
Khi con gái đi lấy chồng, không biết làm việc nhà hay chăm con, nên em lại tiếp tục chăm cả con lẫn cháu ngoại. Nhiều khi em làm không đúng ý còn bị con chửi mắng, hành hung. Nhưng hễ ai góp ý về việc con hỗn hào vì được nuông chiều là em nổi đóa lên ngay. Còn đứa con trai của em cũng nghiện đánh bạc, về báo nợ cả tỷ đồng nhưng em vẫn 'ngậm đắng nuốt cay' trả nợ cho con mà không dám kêu ca".
>> Kiếm tiền ngang chồng nhưng tôi vẫn làm hết việc nhà
Trong khi đó, cho rằng trẻ em ngày nay phải học quá nhiều nên không có thời gian tập làm việc nhà, bạn đọc Phanchungptphân tích: "Trẻ con kết thúc chương trình học ở trường và trở về nhà vào khoảng 17h. Nếu không có học thêm thì các con sẽ có hai tiếng cho việc vận động, làm một vài việc vặt và tắm rửa. Ăn tối xong, các con lại tiếp tục học đến 23h. Sau đó, con lại phải đi ngủ ngay để hôm sau kịp dạy lúc 5h30, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đến trường.
Vòng quay đó của tiếp diễn liên tục cả tuần, từ thứ hai đến hết thứ sáu. Với lịch học nặng của con trẻ như vậy, cha mẹ nếu không làm thay đa số việc nhà cho con thì chúng sẽ không kịp với guồng quay của mình. Sự o bế, nuông chiều con cái cũng bắt nguồn từ đó. Tất nhiên, sẽ có nhiều bạn nói rằng 'hãy làm khác đi', điều đó không sai, nhưng nếu làm vậy bạn phải chấp nhận con mình đi học muộn hoặc không theo kịp chương trình họ trên lớp. Khó khăn dạy con là ở chỗ đó".
Lý giải về việc làm việc nhà thay con, độc giả Trudiebày tỏ: "Nhà tôi có hai bé 8 tuổi và 5 tuổi, sống ở TP HCM. Tôi làm việc văn phòng còn chồng làm du lịch nên thường xuyên vắng nhà. Tôi thường dậy sớm từ 4h30 để chuẩn bị bữa sáng cho con, bữa trưa cho mẹ và món chính của bữa chiều. Còn các con tôi thức dậy lúc 6h, có thể tự vệ sinh cá nhân và ăn sáng nhưng thường xuyên nhõng nhẽo hoặc làm rất chậm. Thế nên ,để kịp giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn phải hỗ trợ.
Buổi chiều về tới nhà là khoảng 17h, tôi tranh thủ hoàn thiện bữa tối, còn các con cũng tự vệ sinh cá nhân, ăn uống (bé ăn rất chậm). Sau đó, con lại học bài, chơi được một chút rồi lại lên giường đi ngủ trước 21h. Thế nên, tôi không thể dạy con làm việc nhà được vì thực sự không có thời gian. Cuối tuần làm vệ sinh nhà cửa, may ra tôi mới chỉ dạy được số công việc nhà, nhưng cũng rất qua loa. Đó là các bé nhà tôi chưa phải học thêm gì hết, nên chỉ có nước là một người nghỉ việc hẳn ở nhà để chăm con, hoặc thuê giúp việc để có thời gian dạy dỗ con".
" alt=""/>Tự hào 'kiếm tiền giỏi là không cần biết nấu ăn'Hoài Anh không chỉ được bồi dưỡng bằng những giọng hát ngọt ngào mà còn là những điệu múa uyển chuyển trong nghệ thuật chèo, từ chính những người thân trong gia đình bên ngoại. Hoài Anh sớm nhận thức được vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống, trong đó có bộ môn múa.
Biên đạo múa Hoài Anh. |
Năm 11 tuổi, Hoài Anh thi đỗ vào Trường Múa Việt Nam (hệ 7 năm). Trong suốt những năm tháng tuổi thơ được rèn luyện trong môi trường nghệ thuật, Hoài Anh không chỉ “lớn” nhanh trước tuổi bởi những khắc nghiệt trong tập luyện khi tuổi đời còn nhỏ mà cô còn trưởng thành cả về hình thể lẫn tư duy làm nghề. Ra trường, Hoài Anh được tuyển vào làm việc tại Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long. Tại đây, cô bắt đầu phát huy sở trường của mình để vừa múa, vừa tập dàn dựng các tiết mục đơn giản, đặc biệt là những bài múa dân gian hoặc minh họa cho những tiết mục mang tính sử thi.
Năm 2006, Hoài Anh tiếp tục sự nghiệp học hành khi cô thi đỗ vào khoa múa của ĐH Sân khấu Điện ảnh. Sau 4 năm tu luyện, Hoài Anh tốt nghiệp thủ khoa và được đặc cách vào biên chế Nhà nước và cô đã chọn Nhà hát chèo Hà Nội để về làm việc. Tại đây, Hoài Anh như “cá về với nước”, được sống và làm việc đúng môi trường nghệ thuật truyền thống và được phát huy tối đa thế mạnh của mình.
Cô đã được giao dàn dựng hầu hết phần múa trong các vở diễn của Nhà hát chèo Hà Nội như vở Cánh chim trắng trong đêm, Vương nữ Mê Linh, Nàng Thứ phi họ Đặng, Nguyễn Công Trứ, Điều còn lại,…. Và trong các vở diễn ấy, có nhiều vở đã đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc tại các Hội diễn chèo chuyên nghiệp toàn quốc.
Bên cạnh việc dàn dựng múa cho các vở diễn của Nhà hát chèo Hà Nội, Hoài Anh còn tham gia dàn dựng múa cho rất nhiều chương trình lớn như: Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Lễ hội Hoa anh đào, Chương trình kỷ niệm Hà Nội – TP vì hòa bình, Chương trình chào đón Giao thừa hàng năm tại sân khấu ngoài trời khu vực Bờ Hồ…
Với niềm đam mê múa từ bé, được sống trong môi trường nghệ thuật lại được đào tạo bài bản, thế nên những tiết mục múa do Hoài Anh dàn dựng đều đạt chất lượng chuyên môn cao, phù hợp với khung cảnh và hoàn cảnh của các vở diễn cũng như các sự kiện, mang lại nhiều giá trị về thẩm mỹ cũng như cảm xúc cho công chúng.
Hoài Anh tâm sự: “Khi xem múa, mọi người thường nhìn thấy sự cao sang, thanh thoát, lộng lẫy bên ngoài nhưng để đạt được đến cái đẹp đó, người nghệ sỹ phải bỏ rất nhiều công sức, thời gian rèn luyện, thậm chí bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu nhưng thu nhập mang lại từ nghề múa lại chưa được tương xứng, trong khi “tuổi nghề” của nghệ sĩ múa lại rất ngắn.
Nhưng được làm nghề là điều hạnh phúc với tôi, vì được cống hiến mang lại niềm vui, hạnh phúc cho khán giả. Thông qua tác phẩm múa, tôi đã dàn dựng nó, gửi gắm những tâm tư tình cảm, ước vọng, mang tính nhân văn và tính giáo dục trong các tiết mục múa để lan tỏa đến công chúng. Bản thân tôi rất muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc phát triển nghệ thuật múa, đặc biệt là múa truyền thống, dân gian để giữ gìn bản sắc dân tộc không bị mai một”.
Trong những tháng năm làm nghề, Hoài Anh cũng gặt hái được nhiều thành công như giải Biên đạo múa xuất sắc tại cuộc thi Nghệ thuật sân khấu chèo toàn quốc năm 2016, Biên đạo múa xuất sắc tại Liên hoan sân khấu Thủ đô năm 2020; các giải tập thể như: Huy chương vàng cho các vở chèo: Vương nữ Mê Linh, Điều còn lại, Nàng thứ phi họ Đặng, Bến nước đời người, Cánh chim trắng trong đêm, Nguyễn Công Trứ, vở kịch nói Những mặt người thấp thoáng.
Trải qua 28 năm làm nghề, Hoài Anh đã biểu diễn hàng chục tiết mục, dàn dựng hàng trăm tác phẩm múa từ sân khấu nhà hát đến các sân khấu quảng trường rộng lớn, ở vị trí nào cô cũng dành hết đam mê và làm việc một cách tận hiến. Vì thế, Hoài Anh trở thành một trong những cái tên “biên đạo” hàng đầu được các đạo diễn lựa chọn cho các vở diễn sân khấu cũng như các sự kiện lễ hội lớn các cấp từ địa phương đến trung ương.
Nói về thành công của mình, Hoài Anh không bao giờ quên ơn những người thày đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ cô trên bước đường nghệ thuật. Hoài Anh chia sẻ: “Tôi vô cùng tự hào khi được làm việc cùng NSND Trịnh Thuý Mùi, NSND Quốc Anh – Nhà hát chèo Hà Nội và rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở các nhà hát kịch, chèo, cải lương như NSND đạo diễn Lê Hùng, cố NSND Hoàng Dũng, NSND Hoàng Quỳnh Mai, NSƯT Lê Tuấn Cường và nhiều các nghệ sĩ tài năng khác. Đặc biệt tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc tới người thầy là NSND đạo diễn Doãn Hoàng Giang, vì với tôi, thầy chính là tấm gương về sự cống hiến, sáng tạo cũng như đạo đức làm nghề.
Tôi cũng vô cùng biết ơn đến các thầy các cô đã dìu dắt tôi trong những năm tháng qua: PGS.TS.NGND Nguyễn Đình Thi; PGS.TS Đinh Quang Trung; TS. Trần Đình Ngôn; NGND Minh Phương; TS. NSUT Trần Văn Hải; NGƯT Nguyễn Mai Hương; NGƯT Nguyễn Song Thuỷ và nhiều các thầy cô giáo khác nữa đã vun đắp cho tôi được như ngày hôm nay".
Mặc dù nghề múa rất khó khăn và “bạc” nhưng Hoài Anh chưa bao giờ chán nghề, thậm chí ngày một yêu hơn, đắm đuối hơn. Cô cho rằng mỗi khi được đứng trên sân khấu – nơi mà Hoài Anh và các nghệ sĩ gọi là “Thánh đường nghệ thuật” thì cô lại thăng hoa “quên hết sự đời” chỉ có đắm chìm vào không gian lộng lẫy của nghệ thuật múa.
Cô yêu nghề và tâm huyết với nghề không chỉ vì mỗi lần lên sân khấu cô được “là chính mình”, mà còn đau đáu với tâm nguyện gìn giữ, phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống quý báu của dân tộc – những giá trị ấy làm nên bản sắc văn hóa độc đáo và riêng biệt của người Việt Nam – đó mới chính là điều đáng quý nhất ở biên đạo múa Hoài Anh.
Ngân An
Vào vai một người mẹ kế dành cả tuổi thanh xuân để nuôi 2 đứa con chồng, NSND Lệ Ngọc lấy nước mắt khán giả bởi đức hy sinh và sự nhẫn nhịn của người phụ nữ.
" alt=""/>Biên đạo múa 28 năm đắm đuối với nghệ thuật truyền thống