TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam
Để ứng phó với đợt dịch này, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn so với các đợt dịch trước đây, bao gồm giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố. Một số tỉnh phía Nam còn áp dụng hình thức bổ sung gần như giới nghiêm như không cho phép người dân ra ngoài trong một số khung giờ nhất định.
Số ca mắc gia tăng nhanh trong thời gian ngắn với nhiều bệnh nhân nặng đã gây áp lực lớn cho y tế, đặc biệt trong công tác điều trị và hồi sức tích cực (ICU).
“Có thể nói, chúng tôi đã huy động tổng lực ngành y tế cho cho lĩnh vực hồi sức tích cực ở TP.HCM”, ông Long nói.
Đến nay, Bộ Y tế đang thiết lập 12 Trung tâm ICU quốc gia điều trị Covid-19 khắp cả nước, trong đó TP.HCM có 5 cơ sở với 2.700 giường.
TS Kidong Park cho rằng việc Bộ Y tế khẩn trương thành lập các Trung tâm ICU tại TP HCM và các tỉnh phía Nam để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch nhằm giảm thiểu tỉ lệ tử vong là hướng đi đúng đắn.
Đại diện WHO tại Việt Nam cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ Bộ Y tế tăng cường đào tạo tập huấn chuyên môn cho cán bộ và các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế.
Để đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 trong nước, WHO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam năng lực thử nghiệm, đánh giá, cấp phép thông qua hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin (NRA).
Hiện tại, Việt Nam là 1 trong 39 quốc gia được WHO xác nhận đạt tiêu chuẩn NRA. WHO sẽ sớm trao đổi, thảo luận để triển khai các công việc có liên quan.
Liên quan vắc xin trong nước, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Bộ Y tế luôn khuyến khích các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, phát triển vắc xin sản xuất trong nước.
Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa trong việc cắt giảm các thủ tục hành chính, tuy nhiên, việc cấp phép phải đúng quy định, quy trình, đảm bảo tính khách quan, khoa học, có tham chiếu, đáp ứng đủ yêu cầu và không đốt cháy giai đoạn với mục tiêu đặt sức khoẻ của người dân lên trên hết.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Thúy Hạnh
Trưa 24/8, Hà Nội công bố thêm 24 ca Covid-19 mới, trong đó có 4 trường hợp không có yếu tố dịch tễ, phát hiện bệnh khi đi khám ho sốt và xét nghiệm.
" alt=""/>WHO đánh giá Việt Nam chống dịch CovidTuy vậy, thời gian gần đây, tôi thấy nhiều chủ xe ở miền Bắc phàn nàn kính lái bị hấp hơi mờ tịt mỗi khi trời lạnh hoặc đi lên vùng cao. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn ảnh hưởng đến an toàn khi lái xe. Hãng xe thì đã thừa nhận là do thiếu trang bị điều hoà nóng, nên chủ xe nào bị hấp hơi sẽ được bổ sung.
Ban đầu tôi không quan tâm lắm vì bản thân chỉ lái xe loanh quanh ở trong tỉnh chứ ít khi lên khu vực miền núi. Tuy nhiên, vẫn cảm thấy hơi lăn tăn bởi dù sao xe là phương tiện sử dụng trong thời gian dài, nếu không có điều hoà nóng cũng khá bất tiện và cảm thấy thiếu thiếu so với chính chiếc Sunny tôi đang chạy.
Qua VietNamNet, tôi mong nhận được những ý kiến tư vấn từ những người có kinh nghiệm và các chủ xe Almera.
Với tầm giá dưới 600 triệu, liệu tôi có nên "quay xe" chọn sang phương án khác hay vẫn giữ vững quan điểm tậu 1 chiếc Almera mới cho mình? Xin cảm ơn!
Độc giả Lê Văn Trung(TP. Thanh Hoá)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi bài viết, câu hỏi tư vấn về mua bán, sử dụng xe xin gửi về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với tài chính hơn 1 tỷ đồng, nhiều người hiện vẫn băn khoăn không biết nên chọn mua mẫu xe nào hợp lý.
" alt=""/>Xe Nissan Almera dáng đẹp nhưng bị hấp hơi kính, có nên mua không?Công văn 5944 sau 2 ngày ban hành đã gây xôn xao dư luận khi đi kèm với phụ lục 26 sản phẩm được cho có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19.
Trong danh sách này có các sản phẩm như nước xịt mũi họng Thái Dương, gel rửa tay, hoạt huyết Nhất Nhất, Imboot, viên nang Kovir của Sao Thái Dương, Siro Ngân Kiều, Vệ khí khang… Trong đó hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, liều dùng. Riêng công ty Sao Thái Dương có 5 sản phẩm.
12 trong số 26 sản phẩm đính kèm trong phụ lục công văn 5944 gây tranh cãi. Ảnh: Hà Nội mới
Đáng lưu ý trong số này, sản phẩm viên nang Kovir ghi rõ là phòng và điều trị các bệnh lý do virus lây lan qua đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, điều hoà miễn dịch trong các bệnh lý virus.
Tuy nhiên phía Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết, thực tế sản phẩm này là sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19 và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 2. Ngoài thị trường, sản phẩm này đã tăng giá khoảng 10 lần lên 1 triệu đồng/hộp 2 vỉ. Từ ngày 19/7, doanh nghiệp này cũng đã có văn bản thông báo tăng giá đến các đại lý, khách hàng.
Khi được hỏi tại sao Bộ Y tế lại công bố chi tiết các sản phẩm trong phụ lục, đây có phải hình thức “chỉ định thầu”?, ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế trả lời: "Đây là thuốc do doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ, không phải để đấu thầu, không phải để người bệnh nhao nhao đi mua".
Ông Thịnh cũng khẳng định hoạt huyết Nhất Nhất không có tác dụng điều trị Covid-19.
Công văn 5944 của Bộ Y tế ban hành trong bối cảnh dịch Covid-19 tại nước ta đang diễn biến phức tạp, y tế trong tình trạng quá tải, nhiều người dân lo lắng nên nhiều người cho rằng công văn này “cài cắm” thêm các sản phẩm chức năng.
Thực tế, sau khi công văn ra đời, đã xảy ra tình trạng khan hiếm, đẩy giá một số loại thuốc, gây bất bình trong dư luận.
Trong công bố chính thức tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế cuối tháng qua, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế cho phép dùng thử nghiệm vị thuốc xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 ít triệu chứng, thể nhẹ.
Bộ Y tế giao Cục Quản lý y dược cổ truyền phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng trên một số lượng bệnh nhân Covid-19 nhất định, sau đó sẽ báo cáo Hội đồng chuyên môn để tiếp tục đánh giá, nếu hiệu quả sẽ sử dụng ở phạm vi rộng.
Thúy Hạnh
Sáng 26/7, Bộ Y tế công bố 2.708 bệnh nhân mắc mới Covid-19 với 2.704 trường hợp ghi nhận trong nước, 4 ca nhập cảnh. Tổng số mắc tại Việt Nam đã vượt ngưỡng 100.000 người.
" alt=""/>Bộ Y tế thu hồi công văn công bố 26 sản phẩm cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid