Mạng xã hội chia sẻ video này đã nhận không ít chỉ trích do phản ứng không đủ nhanh trước việc phát tán các nội dung xấu độc.
óatriệuvideovìkíchđộngbạolựctôngiálịch bóng đá châu âuYouTube tiếp tục cung cấp nội dung sai lệch cho trẻ emMạng xã hội chia sẻ video này đã nhận không ít chỉ trích do phản ứng không đủ nhanh trước việc phát tán các nội dung xấu độc.
óatriệuvideovìkíchđộngbạolựctôngiálịch bóng đá châu âuYouTube tiếp tục cung cấp nội dung sai lệch cho trẻ emBáo chí Trung Quốc thông tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Trung Quốc, trong đó dẫn nhận định của giới chuyên gia nước này khẳng định ý nghĩa của chuyến thăm đối với sự phát triển của quan hệ hai nước.
Trang mạng thepaper.cn ngày 30/10 dẫn đánh giá của một số chuyên gia đề cao quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chuyên gia Hạ Gia Khiết, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế và các vấn đề công cộng tại Đại học Phúc Đán (Thượng Hải), nhấn mạnh sự tương tác giữa lãnh đạo hai Đảng đóng vai trò "định hướng" cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ hai nước…
Chuyến thăm lần này cũng là sự khẳng định chiến lược, xác định rõ vị trí và nền tảng của quan hệ song phương, củng cố sự tin tưởng lẫn nhau và điều chỉnh sự phát triển của quan hệ Trung-Việt trong giai đoạn tiếp theo.
Ông Cát Hồng Lượng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh biển Trung Quốc- ASEAN thuộc Đại học Dân tộc Quảng Tây, đánh giá, từ trước đến nay, quan hệ giữa hai Đảng dẫn dắt, định hướng quan hệ hai nước là một truyền thống rất quan trọng, vượt ra ngoài quan hệ song phương theo nghĩa chung. Hiện hai Đảng đã thiết lập cơ chế hợp tác, trao đổi lý luận, đào tạo cán bộ.
Ông Cát Hồng Lượng cũng nhấn mạnh Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất và mục tiêu đầu tư quan trọng của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Việc mở cửa hợp tác và tăng cường kết nối năng lực sản xuất giữa hai nước sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ trong ngắn hạn.
Bài viết cũng dẫn lời ông Hứa Lợi Bình - chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc - cho rằng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian dịch bệnh không bị ảnh hưởng mà còn được tăng cường; hợp tác trong các lĩnh vực y tế và phòng chống dịch bệnh được thúc đẩy mạnh mẽ; kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng từng năm. Ngay cả khi dịch Covid-19 tác động đến nền kinh tế toàn cầu, thương mại giữa hai nước vẫn tiếp tục phát triển.
Trong bài tổng hợp đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc về chuyến thăm, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) thuộc Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời Giáo sư Phan Kim Nga của Học viện Chủ nghĩa Marx thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đánh giá chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy tính chất đặc biệt và tầm quan trọng của quan hệ Trung-Việt.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới thăm Trung Quốc sau Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giáo sư Phan Kim Nga cho rằng chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước đã bước vào thời kỳ phát triển mới, do đó, cuộc gặp giữa lãnh đạo hai Đảng “sẽ là động lực to lớn thúc đẩy hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương.”
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chuyến thăm lần này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ giúp hai nước tăng cường sự tin cậy chính trị lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác trên nhiều mặt.
Chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải Triệu Can Thành dự báo, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm năng vì hai nước có thể bổ trợ cho nhau rất nhiều.
Theo Vietnam+
Chốn công sở, bên cạnh chuyện công việc, chuyên môn, là một xã hội thu nhỏ với đủ hỷ nộ ái ố. Những câu chuyện bên lề nơi công sở đôi khi ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất lao động và hiệu quả công việc của các nhân sự.
VietNamNet mở tuyến bài Chuyện khóc cười chốn công sở, mời độc giả chia sẻ những câu chuyện bi hài xung quanh các mối quan hệ ở nơi làm việc của mình. Bài viết xin gửi về địa chỉ email: [email protected].
Khi được công ty này nhận vào làm, tôi đã lập tức gọi điện cho bố mẹ và chồng, rồi làm một mâm cơm thịnh soạn ăn mừng. Bởi đó là công ty mơ ước của tôi với mức thu nhập rất hấp dẫn. Không phủ nhận, việc tôi được nhận, ngoài năng lực của bản thân, còn là nhờ vào sự giúp đỡ của một chị bạn thân thiết, người cũng đang làm việc trong công ty. Tôi biết ơn chị rất nhiều…
Lúc mới đến, sếp phân tôi vào bộ phận của chị bạn thân, tôi cảm thấy vô cùng sung sướng. Tôi chính thức trở thành cấp dưới của chị. Vốn nghĩ cứ làm tốt phần việc của mình là xong, nên tôi đến công ty chào hỏi rồi lập tức bắt tay vào việc. Hết giờ hành chính, tôi đứng lên ra về để đi đón con.
Có lần chị nhắc tôi: “Em ơi, đi làm ngoài công việc thì giao tiếp cũng rất quan trọng, em cần hòa đồng, vui vẻ hơn với mọi người”. Tôi gật đầu đồng ý và rút kinh nghiệm. Từ hôm đó, tôi bỏ việc mang cơm, ra ngoài ăn uống cùng mọi người cho vui. Công nhận là không khí vui vẻ, thoải mái hẳn.
Cũng từ đó tôi có thêm bạn bè và đặc biệt tình chị em của tôi và chị ấy càng khăng khít hơn.
Tôi không dám nhận mình giỏi nhưng trong suốt 2 năm làm việc ở công ty, tôi luôn được sếp lớn giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Ban đầu tôi và chị đi cùng nhau. Nhưng lâu dần, sếp muốn tôi tự mình làm.
Là người cầu tiến, tôi cố gắng hết sức có thể và gặt hái được nhiều hợp đồng quan trọng cho công ty. Ngay cả những khủng hoảng truyền thông, tôi cũng nhanh chóng giải quyết khiến sếp rất hài lòng.
3 năm ở công ty, tôi luôn phấn đấu bằng tất cả năng lực mình có. Một ngày, sếp gọi tôi ra và nói muốn trao cho tôi vị trí quan trọng và tăng lương cho tôi. Tôi lo lắng rất nhiều, vì ở vị trí này tôi sẽ có quyền cao hơn chị bạn. Tôi nói với sếp cho mình suy nghĩ một tuần.
Sau khi bàn bạc với chồng, tôi quyết định nhận nhiệm vụ để cho bản thân cơ hội. Nhưng cũng chính từ lúc đó, tôi mất đi người chị bạn thân thiết nhiều năm.
Sau hơn 3 tháng tiếp quản nhiệm vụ mới, không ai dám đi ăn cùng với tôi vì đã bị chị đồng nghiệp lôi kéo. Tôi lại mang cơm đi ăn như ngày đầu mới vào. Cũng không còn ai bắt chuyện với tôi tự nhiên như trước nữa.
Một ngày đẹp trời, tôi bước đến công ty trước ánh mắt soi mói của mọi người. Ai thấy tôi cũng quay mặt đi rồi xì xào. Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra nên cứ lặng lẽ làm việc. Hơn 1 tuần sau đó, tôi biết được có người nói tôi cặp kè với sếp để lên được vị trí này.
Lúc vào phòng xin chữ ký của sếp, có người còn chụp ảnh gửi cho chồng tôi rồi nói này nói kia. Thật may, vợ chồng sống với nhau nhiều năm nên anh rất hiểu và tin tưởng vợ. Qua cách nói chuyện, tôi biết bức ảnh đó là do ai chụp. Dù vậy, tôi không muốn vạch trần.
Nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”. Vài tháng sau, tôi nhận được một cuộc điện thoại của vợ sếp, nói nhận được bức ảnh tôi đứng trong phòng sếp, kèm chú thích “đây là cô bồ của chồng chị ở công ty”. Sau khi trao đổi, tôi và vợ sếp cảm thấy hợp và trò chuyện vui vẻ. Hoài nghi được dẹp tan.
Cũng nhờ cuộc nói chuyện thân tình ấy với vợ sếp, tôi biết được chính chị bạn là người dàn dựng. Tối hôm đó, tôi gọi chị ra quán cà phê nói chuyện rõ ràng.
Chị chối bay chối biến, nói mình không làm gì hổ thẹn với lương tâm. Tôi thật không thể ngờ người mà tôi coi như chị em lại có thể trơ trẽn đến vậy. Vì sốc và buồn, tôi xin nghỉ phép 2 tuần để suy nghĩ lại mọi chuyện.
Tôi từng nói với chồng về ý định xin nghỉ việc, nhưng chồng cản: “Nếu em nghỉ việc thì chẳng khác nào thừa nhận những chuyện kia là đúng. Em phải làm ở đó và làm thật tốt, cho người xấu sáng mắt ra”. Nghe chồng động viên, sau kỳ nghỉ phép, tôi càng hăng say hơn, làm tốt hơn để chứng minh thực lực.
Chuyện đến tai sếp, chị đồng nghiệp bị một phen muối mặt. Sếp cảnh cáo, nếu còn có lần sau, sếp sẽ cho chị nghỉ việc để dằn mặt thói nói xấu, bịa đặt chốn công sở. Chị tẽn tò đi ra ngoài, nhìn tôi đầy xấu hổ. Tôi không biết chị nghĩ gì nhưng nếu là tôi, tôi chẳng còn mặt mũi để tiếp tục làm việc ở đây.
Tôi không quên công lao của chị đã giới thiệu mình vào công ty, nhưng những đòn chơi xấu của chị khiến tôi vô cùng ngán ngẩm, mất hết lòng tin vào tình bạn đẹp đẽ nơi công sở.
Độc giả giấu tên