![]() |
Pep Guardiola có mùa giải lành ít dữ nhiều ngay từ khi còn 'đi chợ' mua sắm hè |
Trái với sự tưng bừng của Chelsea, Liverpool và MU, cỗ máy Man Citycủa Pep Guardiola không suôn sẻ sau 5 vòng đấu Premier League, với 3 thắng, 1 hòa và 1 thua.
Sự gian nan của đội chủ sân Etihad sớm gặp phải từ lúc còn trong kỳ chuyển nhượng hè, khi họ không thể bổ sung mảnh ghép quan trọng còn thiếu như kế hoạch – mang về 1 chân sút đẳng cấp sau sự ra đi của Sergio Aguero. Thất bại trong việc theo đuổi Harry Kane, sau đó suýt ký Ronaldo thì bị MU ‘chặn đứng’.
Vào lúc 18h30 chiều tối mai (25/9), Man City sẽ gặp lại Chelsea ở Stamford Bridge với nỗi đau thua chung kết Cúp C1 còn đó, và cả thất bại ở bán kết FA Cup, rồi Ngoại hạng Anh.
![]() |
Sau 3 lần đều thua Thomas Tuchel, Pep Guardiola có vùng lên được vào tối mai? |
Pep Guardiolađể thua Thomas Tuchel trong 3 cuộc gặp liên tiếp trong tháng 4 và 5. Và đừng quên, Chelsea lúc này thậm chí còn đáng sợ hơn cả khi ấy.
Vậy cửa nào để cựu thuyền trưởng Barca có thể cùng học trò rời khỏi sân đấu của Chelsea trong niềm vui?
Và đương nhiên, tinh thần từ trận đấu này sẽ ảnh hưởng đến việc chuẩn bị của Man City cho hành trình đến Paris chiến PSG ở lượt trận thứ 2 vòng bảng Champions League.
![]() |
PSG rất cần chiến thắng sau khi hòa Club Brugge ở ra quân Cúp C1 |
Đội bóng của Pep Guardiola và PSG là 2 trong số những ứng cử viên hàng đầu mùa này. PSG với Messi gia nhập chưa biết có thể xung trận, nhưng trong tay HLV Pochettino là cả dàn hảo thủ, với sức mạnh Neymar và Mbappe đủ khả năng để hạ bất cứ đối thủ nào.
Chưa kể, ở đấu trường Cúp C1, Man City của Pep Guardiola vẫn thuộc hàng ‘non trẻ’. Ở trận ra quân vừa qua, dù thắng Leipzig 6-3 nhưng Man City vẫn cho thấy những vấn đề. Việc Pep Guardiola nổi điên, quát tháo học trò trong trận đấu nói thay tất cả.
Khi Man xanh chuẩn bị quay trở lại Anh thì sân Anfield rực lửa đã chờ sẵn cho màn đại chiến ở vòng 7 Ngoại hạng Anh.
![]() |
Liverpool sẽ cho thấy họ đã hoàn toàn trở lại sau mùa giải trước liên tục bị 'dập' vì bão chấn thương |
Cả 2 là đối thủ của nhau trong mấy năm qua, và Liverpool hiện tại đang là đội có sự cân bằng nhất so với Chelsea, tức được đánh giá ‘hơn’ đội của Pep Guardiola. Klop sẽ cho thấy thất bại 1-4 trên sân nhà của họ mùa trước chỉ là 'tai nạn' với cơn bão kinh hoàng bởi chấn thương.
Ba cuộc thử thách thực sự khó mang tính quyết định đến mùa giải ở ngay những tuần đầu tiên, Pep Guardiola liệu có đủ bản lĩnh và độ tinh quái để biến dữ thành lành?
Lận đận từ lúc mua sắm, người ta không tin đây sẽ là mùa giải cho Pep Guardiola và Man City…
Mai Nguyễn
Cựu đội trưởng Barca sẽ tiếp tục vắng mặt ở trận đấu của PSG gặp Montpellier vào cuối tuần, sau khi bị loại khỏi chuyến làm khách đến Metz vì chấn thương.
" alt=""/>Pep Guardiola và 8 ngày bão táp quyết định mùa giải của Man CityKhông chọn hướng đi rừng săn bắt hay vác gỗ thuê như nhiều bạn bè cùng trang lứa, học xong lớp 9, A Cơ Quý quyết định theo học chương trình trung cấp nghề của Trường CĐ nghề Thừa Thiên Huế với hy vọng ra trường dễ kiếm được việc làm và sớm thoát nghèo.
“Ở quê em, các bạn đồng trang lứa thất nghiệp thường đi rừng bẫy thú, làm thuê. Nhưng cuộc sống vẫn khó khăn và em quyết định không đi rừng nữa. Thấy nhà trường tuyển sinh nên em đăng ký theo học để sau này có được một cái nghề trong tay”
Thấy cơ hội việc làm khi nhiều công ty tuyển dụng cùng với phù hợp năng lực bản thân, A Cơ Quý chọn theo nghề cơ khí.
“Em thấy ngành cơ khí phù hợp và khi ra trường thì cơ hội việc làm cũng nhiều bởi rất nhiều công ty đăng tuyển dụng. Vì trường cũng có chương trình xuất khẩu lao động nên mong muốn của em là nếu được sau này có thể đi xuất khẩu lao động, nhưng trước tiên phải có tay nghề đã”.
![]() |
Nhiều học sinh miền núi ở Huế bỏ đi rừng để học nghề |
Còn Nguyễn Đức Nhân (sinh năm 2002) tốt nghiệp xong THCS, hiểu rõ khả năng của bản thân, em quyết đi học nghề luôn để kiếm việc làm.
“Em quyết định không học lên THPT nữa để tiết kiệm thời gian. Giờ vào học nghề sau này ra làm còn trẻ khỏe và có được tay nghề sớm hơn”, Nhân nói.
Em chọn nghề cơ khí theo sở thích và nhu cầu thực tế của địa phương và mong muốn ra trường có bằng tốt để đi làm.
Không giống như Quý và Nhân, sau khi học xong lớp 9, Hồ Văn Hiếu (sinh năm 2000, huyện A Lưới) từng trải qua nhiều công việc khác nhau, từ đi rừng vác keo đến làm thuê ở nhà hàng kiếm tiền. Nhưng làm khoảng 1 tuần vác keo, Hiếu cảm nhận rõ công việc vất vả khi đôi vai em đau ê ẩm sau những giờ làm.
2 năm lông bông với nghề nghiệp không ổn định, Hiếu quyết định học nghề cơ khí tại Trường CĐ nghề Thừa Thiên Huế.
“Em tính đi học nghề thì mình sẽ có công ăn việc làm ổn định để có thể chăm sóc cho gia đình. Thấy nghề Cơ khí hàn, nhiều anh đi trước kiếm được tiền khá tốt và nhiều cơ hội việc làm ổn định nên em quyết theo học. Kể cả sau này không xin được vào công ty thì khi đã có nghề trong tay rồi mình không phải lo chuyện mưu sinh nữa”
Gia đình Hiếu thuộc diện khó khăn khi bố mẹ không có công ăn việc làm ổn định, thu nhập chủ yếu chỉ nhìn vào nghề nông. Đã vậy, mẹ em còn mắc ung thư, bố thì nhiều năm đau lưng do tuổi già. Song may mắn cho Hiếu cũng như nhiều học sinh miền núi, con em dân tộc thiểu số là khi đi học nghề được miễn giảm học phí, phần nào bớt áp lực về kinh tế.
“Đi học nghề mình được miễn học phí, được bao ăn và chỗ ở. Nhà trường cũng hỗ trợ tiền học bổng nữa nên giúp em cũng như các bạn có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện để được đi học nghề thế này”.
Ở các vùng miền núi, điều kiện học tập cũng như năng lực của học sinh còn hạn chế. Để định hướng nghề nghiệp, nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề như CĐ nghề Thừa Thiên Huế đã phải trực tiếp xuống tận các trường phổ thông làm công tác hướng nghiệp, giúp học sinh chọn con đường phù hợp với bản thân hơn như vào học nghề. Cách làm này đã tạo hiệu quả khi nhiều học sinh đã chọn học nghề ngay sau khi học xong lớp 9.
Em Lê Thị Huỳnh Như chia sẻ: “Tốt nghiệp THCS xong em chọn vào đây học luôn bởi đây là một môi trường mà khi mình học xong nghề thì cũng có cả bằng tốt nghiệp lớp 12 và lúc đó có thể đi làm luôn. Hơn nữa trường cũng có nhiều chương trình và cơ hội xuất khẩu lao động,...”
![]() |
Nhờ làm tốt công tác hướng nghiệp mà theo thầy Trần Văn Hà, Trưởng khoa Cơ khí, Trường CĐ nghề Thừa Thiên Huế, số lượng học sinh các huyện miền núi chọn trường nghề gia tăng đáng kể trong những năm gần đây.
“Hai năm vừa rồi, số học viên người dân tộc thiểu số về đây học khá đông. Điều này nhờ chính sách của nhà nước trong hỗ trợ chế độ ăn ở cho các em. Thứ hai nữa là các em cũng xác định được hướng học nghề để lập nghiệp. Ở miền núi thường khi học xong lớp 9 các em có xu hướng đi làm để kiếm thu nhập ngày nào biết ngày đó. Về đây học thì các em đã xác định được học để sau này có nghề ổn định nên có tư tưởng tốt”, thầy Hà nói.
Theo thầy Hà, Cơ khí là một trong những ngành của nhà trường có số học sinh đông nhất. Bởi cũng xuất phát từ thực tế các em khi ra trường có công việc ổn định và thu nhập tương đối cao. Hiện tại học viên trường đi thực tập ở doanh nghiệp đã được từ 4-5 triệu đồng/tháng và sau khi ra trường gần như được doanh nghiệp nhận hết.
Theo thầy Hà, không chỉ đảm bảo chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo đúng quy định của nhà nước, việc cam kết đảm bảo đầu ra cho học viên sau khi tốt nghiệp cũng là yếu tố thu hút các em lựa chọn học nghề.
“Trường luôn có nhiều các doanh nghiệp đến để đăng ký tuyển dụng. Bây giờ học sinh của mình ra trường lương khởi điểm có thể đạt được khoảng 7 triệu đồng. Chương trình đào tạo của nhà trường chủ yếu là thực hành, chiếm đến 70%, chủ yếu là rèn kỹ năng, tác phong công nghiệp, thái độ, còn lý thuyết rất ít. Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến tác phong, thái độ làm việc để sau khi ra trường các em sớm tiệm cận được công việc…”
Ông Trần Nam Lực, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để giữ được chất lượng, doanh nghiệp đánh giá cao, từ đó tạo được thương hiệu và phần lớn người học ra có việc làm, lương cao thì ngoài nhu cầu của người học, trường phải đánh giá thị trường, điều chỉnh ngành nghề tuyển sinh sao cho phù hợp. Bên cạnh đó phải chủ động đưa thông tin tuyển sinh của trường tới tận người học chứ không chỉ phụ thuộc vào các kênh truyền thông.
Hải Nguyên
- Ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội) cho hay thực tế có những nghề cả trong và ngoài nước đều thiếu nhân lực, thu nhập cao song ít học viên theo học.
" alt=""/>Nhiều học sinh miền núi ở Huế bỏ đi rừng để học nghềÔng Viện cho hay, nhà trường sẽ phải có trách nhiệm hỗ trợ công việc và chi phí lo mai táng cho cháu. “Nhà trường phải chịu trách nhiệm, kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc và không để xảy ra sự việc tương tự. Nhưng một phần cũng là sơ suất, do khách quan khi đường dây điện được lắp bám vào tường tầng 2, lâu ngày cùng mưa gió tối hôm trước đó nên bị rơi xuống bãi cỏ phía sau trường”, ông Viện nói.
Khi được hỏi về trách nhiệm kiểm tra, giám sát hằng ngày của nhà trường trong khuôn viên do mình quản lý, ông Viện cho hay phòng cũng chưa có đề xuất cụ thể mà báo cáo sự việc lên UBND huyện Mỹ Đức và đề nghị xem xét; hình thức xử lý như thế nào sẽ do huyện quyết định.
![]() |
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Thanh Hằng |
Qua vụ việc, phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức cũng có thêm văn bản nhắc nhở, đôn đốc các trường thường xuyên kiểm tra, rà soát tất cả những gì có tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho học sinh.
Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng đây là vụ việc đau lòng khi cướp đi tính mạng học sinh ngay tại trường học. Cơ quan công an sẽ vào cuộc làm rõ sự việc, xác định nguyên nhân để xử lý theo quy định pháp luật.
“Trong quá trình xác minh, cơ quan công an sẽ làm rõ đường dây tải điện đó được thiết kế, lắp đặt như thế nào, ai có trách nhiệm trông nom, bảo quản. Trong trường hợp xác định có lỗi của người quản lý đối với việc quản lý, sử dụng nguồn điện gây hậu quả chết người thì có thể xử lý hình sự người có trách nhiệm về tội vô ý làm chết người theo quy định tại điều 128 Bộ Luật hình sự.
Còn nếu đường dây điện bị đứt là do yếu tố khách quan, không có lỗi của nhà trường hay của cán bộ có thẩm quyền thì sẽ xác định đây chỉ là vụ tai nạn mà không truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vụ tai nạn xảy ra tại trường học nên nhà trường có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho gia đình học sinh theo quy định pháp luật. Thiệt hại bao gồm chi phí mai táng, tiền bồi thường tổn thất về tinh thần và các chi phí khác phát sinh từ vụ việc này”, ông Cường cho hay.
Theo ông Cường, cơ quan công an sẽ làm rõ dây điện đó rơi xuống từ khi nào, có ai phát hiện ra hay không? ai có trách nhiệm quản lý hệ thống đường dây điện?... để xác định có cá nhân nào có lỗi vô ý do cẩu thả hay không.
“Lỗi vô ý do cẩu thả là thấy được việc dây điện rơi xuống, có thể gây nguy hiểm cho người khác nhưng cho rằng việc nguy hiểm đó sẽ không xảy ra và đã không kịp thời khắc phục, xử lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp người có trách nhiệm trông nom, bảo quản mà không phát hiện ra sự cố của đường dây hoặc phát hiện ra nhưng nghĩ rằng không thể xảy ra tai nạn thì có thể bị xem xét trách nhiệm pháp lý, nếu xác định có lỗi vô ý thì sẽ xử lý hình sự đối với người này.
Còn trường hợp là nguyên nhân khách quan, không ai có thể phát hiện ra hoặc sự việc mới xảy ra là tình huống bất ngờ thì sẽ không xem xét trách nhiệm hình sự. Những trường hợp bất ngờ, tình huống bất khả kháng là các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự”.
![]() |
Ảnh: VTV |
Nguyên nhân của sự việc dù có thể do khách quan đi chăng nữa nhưng trách nhiệm của các nhà trường là không thể xem nhẹ. Bởi không thể cứ một sinh mạng trẻ nhỏ mất đi, chúng ta lại đổ tại cho khách quan hay sơ suất. Trong khi hoàn toàn có thể ngăn chặn được.
Vụ việc là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các trường học trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Các nhà trường cần kiểm tra hệ thống điện, ban công, cầu thang và những vị trí có thể gây nguy hiểm cho trẻ để đảm bảo an toàn trường học, tránh để xảy ra những sự việc đau lòng.
Hải Nguyên
- Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức phối hợp với Trường Tiểu học Tuy Lai A và các cơ quan chức năng làm rõ vụ để học sinh lớp 2 bị điện giật tử vong, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm.
" alt=""/>Bé lớp 2 bị điện giật tử vong tại trường: Trách nhiệm thuộc về ai?