Ngày cưới không mấy rình rang, cả hai gia đình chọn một khách sạn hạng vừa, khách mời cũng gói gọn. Tôi vốn không thích cái gì quá phô trương và càng không thích mấy thủ tục trao vàng cầu kì nên nói với bố mẹ bỏ bớt.
Chúng tôi dọn về sống chung với nhà chồng được tầm nửa năm thì mua một căn hộ chung cư trả góp cách nhà vài km. Vì nhà tôi và nhà anh cũng chỉ cách nhau tầm 20km nên việc đi lại đôi bên khá thuận tiện. Vậy nhưng, từ ngày lấy nhau tôi bắt đầu thấy anh bộc lộ tính xấu, thích quản thúc người khác.
Anh luôn nói tôi phải về nhà bố mẹ anh mỗi cuối tuần nhưng chưa thấy anh nhắc chuyện về thăm bố mẹ vợ. Khi tôi ý kiến, anh sẽ nói đàn bà lấy chồng phải theo chồng. Anh so sánh tôi với mấy người lấy chồng xa, cả năm không được về quê ngoại một lần.
Vì chuyện này mà vợ chồng cãi nhau khá nhiều nhưng tôi vì muốn dĩ hòa vi quý nên cũng thương lượng với anh, 2 tháng về quê vợ 1 lần. Còn phía gia đình anh, tháng về 1,2 lần là đủ, trừ khi có việc đột xuất. Dù miễn cưỡng nhưng anh vẫn phải gật đầu theo ý vợ.
Điều khiến tôi không hài lòng là lần nào về nhà anh, anh cũng bắt tôi mua đủ thứ nào là bánh kẹo, hoa quả, quà cho các cháu. Việc mua bán tôi không tiếc nhưng cái gì cũng phải vừa vừa. Tháng về 1,2 lần mà anh mua quà như đi cả năm không về. Trong khi về thăm bố mẹ vợ, chỉ cần tôi mua cân hoa quả là mặt anh đã cau có, khó chịu. Lâu dần tôi càng hiểu chồng ki bo, tính toán, ích kỉ, chỉ biết gia đình mình.
Bố anh ốm, chúng tôi đi vay tiền để lo cho ông bà nhưng bố mẹ tôi ốm, đến một cuộc điện thoại anh cũng không gọi hỏi thăm. Anh đợi đến khi ông bà đỡ thì mới gọi để tránh mang tiếng gọi lúc ốm đau lại không về với bố mẹ.
Tôi bức xúc rất nhiều về chuyện anh phân biệt nội ngoại nên tình cảm vợ chồng rạn nứt sau kết hôn. Lần gần đây nhất, bố bị đau bụng, tôi nói anh có xe hơi thì tranh thủ về đưa bố lên viện khám cho tiện. Anh đồng ý xin nghỉ việc đưa bố đi cả buổi sáng hôm đó nên tôi cũng được an ủi phần nào.
Thế nhưng chưa kịp vui mừng vì sự thay đổi của chồng thì hôm sau tôi đã nhận được cú sốc trời giáng. Anh nhắn tin cho bố vợ tính “chi phí đi lại”. Anh liệt kê tiền xăng hết 300 nghìn, tiền ăn uống của hai bố con hết 200 nghìn và yêu cầu bố chuyển khoản. Anh còn nhắn thêm câu: “Đó là con chưa tính tiền chờ bố đấy ạ chứ đi taxi bình thường người ta tính cả. Bố thông cảm, con cũng mua cái xe để chạy taxi chứ chẳng giàu có gì. Con đưa bố đi lấy tiền xăng không lấy tiền công”.
Sau hôm đó, tôi cảm thấy vừa chán nản vừa xấu hổ với bố mẹ mình. Tôi không biết có phải vì trong quá khứ bố mẹ không thích anh nên bây giờ anh có cách hành xử kém văn minh đến vậy?
Quá uất ức, tôi soạn sẵn đơn ly hôn để trong ngăn bàn. Tôi đợi anh về nói chuyện rõ ràng. Nếu anh không thay đổi, vẫn cố chấp với cách hành xử của mình thì tôi phải quyết định thôi…
Độc giả Mai Hoa
" alt=""/>Nhờ chồng chở bố đi khám bệnh, hôm sau đọc tin nhắn tôi sốc nặngTheo ban tổ chức, hiện nay báo chí Việt Nam phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tính tới năm 2022, có 815 cơ quan báo chí, 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, trong đó có hơn 19.000 người được cấp thẻ nhà báo. Công tác quản lý báo chí, xuất bản ngày càng được hoàn thiện, được bổ sung các quy định rõ ràng, áp dụng công nghệ trong quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của báo chí cũng phát sinh những tình huống phức tạp.
Do đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành các quy định mới là vừa phù hợp tình hình mới, nhằm thống nhất trong quản lý, vừa đạt hiệu quả và tạo điều kiện phát triển cho hoạt động báo chí, xuất bản.
Tại hội nghị, ông Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thay mặt ban tổ chức quán triệt, triển khai quy định 100, 101 của Ban Bí thư về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí, nhà xuất bản, cũng như thông tin về một số nội dung cơ bản trong dự thảo đề án kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Tiếp đó, ông Lê Hải Bình, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã quán triệt quyết định 85 của Ban Bí thư về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên internet, mạng xã hội.
Ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, các quy định mới được quán triệt tại hội nghị này là các quy định rất quan trọng, khẳng định sự quan tâm sâu sắc, vai trò trực tiếp, toàn diện của Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, xuất bản; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong việc thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên internet, mạng xã hội; tạo sự thống nhất việc sử dụng cờ Đảng trong toàn hệ thống chính trị.
Nội dung các quy định thể hiện nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kế thừa và phát triển, cần được quán triệt, triển khai nghiêm túc, bài bản, thật sự đi vào cuộc sống, áp dụng thống nhất trong cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị.
Tại phần thảo luận, đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà xuất bản, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy các địa phương đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc, đóng góp ý kiến để làm rõ các nội dung của quyết định vừa được triển khai.
Trong đó, các ý kiến chủ yếu tập trung vào việc sử dụng cờ đảng, xử lý việc “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí.
Về nội dung dự thảo đề án kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, tìm giải pháp để triển khai thực hiện thật tốt các quy định, hoàn thiện dự thảo đề án nêu trên; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, đáp ứng thật tốt mục đích, yêu cầu đề ra.
Theo ông Lại Xuân Môn, tại hội nghị này Ban tổ chức sẽ quán triệt, triển khai các nội trong quyết định của Ban Bí thư, thời gian tới sẽ có hướng dẫn cụ thể để các đơn vị, cơ quan, tổ chức thực hiện và sẽ có hiệu lực từ khi ban hành văn bản hướng dẫn.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu các đơn vị tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nội dung quy định với nhiều hình thức phù hợp, từ đó giúp cho các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên hiểu rõ, vận dụng đúng các quy định.
Cũng theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cần xác định rõ đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện các quy định vừa được quán triệt, triển khai trong hội nghị.
" alt=""/>Triển khai các quy định của Ban Bí thư về công tác báo chí và xuất bảnTrước Tô Chấn, chưa có ai có bằng cấp của một trường đại học danh tiếng ở nước ngoài từng ứng tuyển vào một vị trí tại chính quyền thị trấn ở Tô Châu, một quan chức địa phương nói với truyền thông. Trên thực tế, anh chàng này sinh ra và lớn lên ở thành phố.
Theo mô tả công việc được đăng trực tuyến, trong công việc mới của mình, Tô Chấn sẽ làm việc trong nhiều dự án dịch vụ công cộng cấp cơ sở khác nhau, chẳng hạn như nỗ lực tái thiết nông thôn. Chàng trai phải cam kết làm việc ở thị trấn này ít nhất 5 năm.
Trên mạng xã hội, nhiều người dùng phản ứng gay gắt, cho rằng Tô có tiêu chuẩn vượt xa cho vị trí này. Theo cư dân mạng, câu chuyện phản ánh tình trạng thiếu việc làm chất lượng cao hiện dành cho những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp - đặc biệt là trong khu vực tư nhân.
“Đây là một ví dụ về giáo dục quá mức và phân bổ nguồn lực không phù hợp”, một người dùng mạng xã hội viết. Người này cho rằng, những tài năng như Tô Chấn nên đóng góp cho nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Những người khác chỉ ra xu hướng ngày càng tăng của thanh niên Trung Quốc theo đuổi sự nghiệp trong khu vực công, nơi mang lại công việc ổn định và phúc lợi tốt.
Tuy nhiên, một số người dùng bảo vệ quyết định của chàng tiến sĩ trẻ, nhấn mạnh rằng việc lựa chọn con đường sự nghiệp của riêng mình là quyền của mỗi cá nhân và những địa phương tiếp nhận chàng trai sẽ được hưởng lợi từ việc thu hút những công chức chức tài năng như vậy.
Một người dùng mạng xã hội khác nhận xét: “Những người có trình độ học vấn cao có thể đóng góp cho khu vực địa phương và giá trị cũng như trải nghiệm mà họ mang lại có thể được chia sẻ với các thị trấn lân cận khác”. “Đó không phải là ý nghĩa của giáo dục sao?”.
Cạnh tranh để giành được việc làm trong khu vực nhà nước đã ngày càng gay gắt ở Trung Quốc trong vài năm qua.
Tháng 1/2023, tại Bắc Kinh và các thành phố trên khắp Trung Quốc, khoảng 2,6 triệu người, bao gồm cả sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu cả nước, đã ứng tuyển và tham gia kỳ thi công chức với tỷ lệ cạnh tranh cực gắt gao cho 37.100 công việc tại các cơ quan chính phủ, theo The New York Times. Đây là con số cao nhất từng được ghi nhận.
Trong một cuộc khảo sát do nền tảng tuyển dụng Zhilian Zhaopin thực hiện, gần một nửa số sinh viên tốt nghiệp năm 2024 cho biết, họ đang nhắm đến việc làm tại các doanh nghiệp nhà nước. 15% khác cho biết họ thích làm việc tại cơ quan chính phủ, trong khi chỉ 1/8 cho biết họ muốn làm việc cho một công ty thuộc khu vực tư nhân Trung Quốc.
Mặc dù trường hợp của Tô Chấn đã gây chú ý trên toàn Trung Quốc nhưng chàng trai không phải là sinh viên tốt nghiệp đại học hàng đầu thế giới đầu tiên nộp đơn xin việc vào công chức trong năm nay.
Tháng 3/2024, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard đã thu hút sự chú ý khi đảm nhận một vai trò tại văn phòng giáo dục địa phương ở thành phố Hàng Châu ở phía Đông Trung Quốc. Ngày càng nhiều địa phương Trung Quốc đã tuyển dụng được các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng nước này.
Tử Huy