Khai thác bệnh sử, bệnh nhân là một trong những bệnh nhân thuộc thế hệ đầu tiên ở Việt Nam được thay khớp háng cả hai bên (thực hiện năm 2006). Đây là phương pháp hiệu quả để phục hồi chức năng khớp bị tổn thương do lão hóa hoặc chấn thương.
Theo GS Dũng, khớp nhân tạo thế hệ cũ có thiết kế vật liệu chưa tối ưu, gây mài mòn giữa chỏm kim loại và mặt khớp nhựa. Quá trình này giải phóng các mạt kim loại và nhựa, gây nguy cơ viêm, nhiễm độc và các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Đây là nguyên nhân khiến ông T. bị nhiễm độc ion kim loại nghiêm trọng.
Biến chứng hiếm gặp này không chỉ gây viêm tiêu xương mà còn dẫn đến sự hình thành khối giả u lớn tại xương chậu.
Sau đánh giá, các bác sĩ xác định 80% đây là thể giả u và chỉ định phẫu thuật.
GS Dũng, BSCKII Phạm Trung Hiếu, đội ngũ y bác sĩ ứng dụng công nghệ 3D để chuẩn bị kế hoạch phẫu thuật, chủ động xử lý khi gặp cả hai trường hợp.
"Trong tình huống nếu là u ác tính thì cần cắt bỏ xương chậu tổn thương. Trường hợp còn lại, nếu là giả u thì phải làm sạch ổ viêm và tái tạo xương bằng vật liệu nhân tạo, bảo tồn tối đa xương chậu và thay khớp háng", GS Dũng thông tin.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau ca mổ (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Đồng thời, đội ngũ phẫu thuật cũng phải chọn lựa kỹ lưỡng và chuẩn bị vật liệu khớp háng mới để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc kim loại cho bệnh nhân.
Theo GS Dũng, biến chứng nhiễm độc kim loại do mài mòn khớp nhân tạo chỉ chiếm dưới 5% số ca thay khớp toàn cầu, và chủ yếu xảy ra với các khớp thế hệ cũ được sản xuất hơn 20 năm trước.
Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy thận, trước khi khối giả u được xử lý.
Tập đi lại chỉ một ngày sau mổ
GS Dũng chia sẻ, ca mổ cho bệnh nhân đầy khó khăn. Bởi khi mở ổ khớp háng, các bác sĩ phát hiện gần nửa lít dịch khớp màu đen như dầu nhớt tích tụ quanh khớp nhân tạo cũ, chứa đầy mạt kim loại và nhựa. Dấu hiệu này cảnh báo tình trạng nhiễm độc kim loại kéo dài, gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận và tim.
Các bác sĩ đã loại bỏ hoàn toàn khối giả u chứa dịch nhầy đen này, sử dụng công nghệ 3D để thiết kế mô hình xương chậu tùy chỉnh, khắc phục các khuyết hổng do tiêu xương với độ chính xác cao.
Phần khớp háng thay thế sử dụng gốm ceramics, loại vật liệu có độ trơ cao, giúp hạn chế tối đa việc giải phóng mạt kim loại và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc kim loại sau này.
"Đây là công nghệ tiên tiến giúp giảm thời gian phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu được giảm xuống mức thấp nhất. Mức độ chính xác cũng gần như tuyệt đối và giảm biến chứng đáng kể sau phẫu thuật cho người bệnh", GS Dũng nói.
Ngay ngày đầu tiên sau mổ, ông T. đã có thể ngồi dậy và bắt đầu tập đi lại, điều mà người bệnh không tưởng sau một thời gian dài ngồi xe lăn vì đau đớn. Bên cạnh đó, tình trạng suy thận do nhiễm độc kim loại cũng đã được kiểm soát, chức năng thận đang dần hồi phục.
Đặc biệt, chỉ sau một tuần, ông T. đã có thể đi lại mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào.
Chỉ sau 1 ngày phẫu thuật, ông T. đã có thể tập đi lại, sau 1 tuần, bệnh nhân đi lại được bình thường (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Từ những biến chứng phức tạp và nguy hiểm chưa từng có tại Việt Nam, ông T. đã hồi phục thần kỳ nhờ vào chẩn đoán chính xác và kịp thời, hướng điều trị hiệu quả của đội ngũ bác sĩ Vinmec có chuyên môn cao, kết hợp với công nghệ 3D tiên tiến.
Nam bệnh nhân chia sẻ, bản thân ông thấy ca mổ quá thần kỳ. Ông luôn nghĩ cả đời phải gắn với xe lăn, chịu đựng sự đau đớn, không ngờ chỉ sau ca mổ một ngày, ông đã giảm đau và tập đi lại.
"Sau khi nghỉ hưu, tôi đã hứa sẽ cùng bà ấy đi xuyên Việt mà không thể thực hiện vì bệnh tật, nhưng giờ tôi có thể làm tròn lời hứa với vợ, cho bà ấy trải nghiệm chuyến bay đầu tiên. Tôi biết ơn các bác sĩ đã giúp tôi có thể đi lại, giúp tôi thực hiện được lời hứa với người vợ thân yêu", nam bệnh nhân chia sẻ.
" alt=""/>Người đàn ông mắc căn bệnh kỳ lạ, suy sụp vì chẩn đoán nhầm ung thư xươngTrung Quốc phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số trong những năm qua (Ảnh: Reuters).
Trung Quốc đã quyết định tăng tuổi nghỉ hưu lên tối đa 5 năm trong bối cảnh đất nước đang phải vật lộn với các thách thức về kinh tế và áp lực ngày càng tăng từ tình trạng dân số già hóa.
Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nam giới sẽ tăng từ 60 lên 63 tuổi và của nhân viên văn phòng nữ từ 55 lên 58 tuổi theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp cao nhất của đất nước. Quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2025.
Trong khi đó, sự gia tăng lớn nhất ảnh hưởng đến lao động chân tay nữ, những người trước đây có thể nghỉ hưu ở tuổi 50 nhưng giờ đây sẽ phải đợi đến khi họ 55 tuổi.
Tuổi nghỉ hưu cũ của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với hầu hết các nền kinh tế phát triển. Ở Nhật Bản, mọi người có thể bắt đầu nhận lương hưu ở tuổi 65, trong khi ở Hàn Quốc, tuổi nghỉ hưu là 63.
Trung Quốc đã cân nhắc việc tăng tuổi nghỉ hưu trong nhiều năm và hiện tại các chính quyền địa phương phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt ngân sách lương hưu. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã cảnh báo rằng theo xu hướng hiện tại, hệ thống lương hưu sẽ có thể cạn kiệt vào năm 2035.
Việc để mọi người làm thêm vài năm sẽ giảm bớt áp lực cho hệ thống lương hưu bằng cách trì hoãn việc chi trả trong khi những người lao động lớn tuổi sẽ đóng tiền vào hệ thống lâu hơn.
Động thái này cũng có thể giúp ích cho nền kinh tế bằng cách chống lại tác động của tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút.
Theo số liệu điều tra dân số mới nhất của Trung Quốc, số người trong độ tuổi lao động - những người từ 16 đến 59 tuổi - đã giảm 40 triệu chỉ sau hơn một thập niên, xuống còn 879 triệu vào năm 2020.
Tỷ lệ sinh thấp cũng có nghĩa là dân số chung đang giảm. Theo dự đoán của Liên hợp quốc, dân số Trung Quốc dự kiến sẽ giảm xuống còn 1,3 tỷ vào năm 2050 và có thể giảm xuống dưới 800 triệu vào năm 2100.
Vào tháng 7, các quan chức cấp cao tại một cuộc họp chính sách kinh tế quan trọng đã đề xuất nâng dần tuổi nghỉ hưu và phát triển "nền kinh tế bạc" để tạo ra nhiều việc làm hơn cho người cao tuổi.
Mo Rong, giám đốc Học viện Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc cho rằng quyết định này là "lựa chọn tất yếu" sẽ giúp đất nước "thích nghi với chuẩn mực dân số mới".
Tuy nhiên, nó cũng dẫn tới những tranh luận trên mạng xã hội. Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc vẫn đang có tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao, nên điều đó có nghĩa là người trẻ không tìm được việc còn người già thì không thể nghỉ hưu.
Những năm qua, chính phủ Trung Quốc và các chính quyền địa phương đã áp dụng một loạt chính sách nhằm đối phó tình trạng già hóa dân số. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, những chính sách này khó có thể tạo ra hiệu quả ngay lập tức.
Những năm qua, chính phủ Trung Quốc và các chính quyền địa phương đã áp dụng một loạt chính sách nhằm đối phó tình trạng già hóa dân số. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, những chính sách này khó có thể tạo ra hiệu quả ngay lập tức.
Do vậy, Trung Quốc phải thích ứng với "tình trạng bình thường mới". Hơn nữa, Trung Quốc cũng không thể sao chép các giải pháp từ các quốc gia khác vì sự phát triển khu vực không đồng đều và những thách thức mà nước này phải đối mặt trong bối cảnh cải cách cơ cấu dân số.
" alt=""/>Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu tối đa 5 năm đối phó già hóa dân số(Ảnh: Facebook nhân vật).
Trên trang Facebook cá nhân ngày 16/9, cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ một loạt bức ảnh ghi lại cảnh ông thu hoạch khoai và lạc trong mảnh vườn nhỏ ở quê nhà. Trong mảnh vườn này, ông trồng rất nhiều loại rau củ như lạc, khoai, hành, xà lách, bí ngô.
Cựu lãnh đạo Hàn Quốc cũng từng chia sẻ hình ảnh cho thấy tự tay ông gặt lúa hay thu hoạch nông sản khác cùng với những người hàng xóm.
(Ảnh: Facebook nhân vật).
Sau khi hết nhiệm sở vào tháng 5/2022, cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng với gia đình chuyển về sinh sống tại một ngôi làng thuần nông gần thành phố Busan.
(Ảnh: Facebook nhân vật).
(Ảnh: Facebook nhân vật).
Ở cuối nhiệm kỳ tổng thống, ông Moon vẫn nhận được tỷ lệ tín nhiệm hơn 40%. Tuy nhiên, khi hết nhiệm kỳ, ông mong muốn sống một cuộc sống đời thường, không vướng bận các vấn đề chính trị. "Tôi muốn sống một cuộc sống bình lặng như một công dân bình thường, không tham gia vào chính trị thực sự", ông nói.
Vào ngày cuối cùng nhiệm sở hồi tháng 5/2022, ông Moon Jae-in và phu nhân đã lên tàu trở về quê nhà cách thủ đô Seoul 420km.
Trước khi lên tàu, ông nhắn nhủ người ủng hộ rằng: "Như đã hứa khi trở thành tổng thống, đó là tôi sẽ quay trở về quê nhà. Đừng cảm thấy nuối tiếc vì tôi rời nhiệm sở và trở về vùng quê. Khi về nhà tôi cảm thấy thư giãn bởi cuối cùng tôi đã hoàn tất mọi thứ an toàn".
Khi lui về vùng quê, ông Moon thường xuyên chia sẻ những hình ảnh cuộc sống của gia đình tại đây qua các mạng xã hội.
Ông Moon Jae-in làm tổng thống Hàn Quốc từ năm 2017 đến năm 2022. Trong nhiệm kỳ, ông Moon Jae-in đã nỗ lực cải thiện mối quan hệ liên Triều bằng việc thúc đẩy các hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên. Tuy nhiên, nỗ lực này chưa mang lại những kết quả đáng kể.
Ông Moon cho biết, ông không có ý định trở lại chính trường sau khi về hưu.
" alt=""/>Cựu Tổng thống Hàn Quốc khoe cuộc sống làm nông khi về hưu