
Quỳ đất trong lễ tựu trường
Năm nay, người dân sẽ yên tâm hơn về chất lượng chữ của các ông đồ
Nhiều ông đồ không biết… chữ
Ngày 1/2, trao đổi về hậu trường cuộc sát hạch các ông đồ vừa qua, TS Phạm Văn Ánh đã chia sẻ nhiều câu chuyện khiến người nghe… phát hoảng.
Theo TS Phạm Văn Ánh, cuộc sát hạch ngày 31/1 tại Văn Miếu gồm có hai phần: Phần thi chữ Hán và phần thi chữ Quốc ngữ.
TS Phạm Văn Ánh ở trong ban phụ trách chấm thi mảng chữ Hán. Đề thi phần chữ Hán rất dễ, các ông đồ chỉ phải viết đúng 4 chữ với những yêu cầu tối thiểu.
“Sau khi chấm sát hạch, kết quả cho thấy, 70% các ông đồ viết sai. Thậm chí có người viết sai đến 3 chữ. Viết không khác nào dùng mực bôi bẩn lên giấy. Nguy hiểm hơn, có người còn chưa biết cách cầm bút”, TS Phạm Văn Ánh nói với tâm trạng khá thất vọng.
Một chuyên gia khác thuộc Viện Nghiên cứu Văn học cổ trung đại và Hán Nôm thì thẳng thắn cho rằng, việc sát hạch là để chấm dứt tình trạng cho chữ sai, chữ xấu tràn lan ngày Tết những năm trước. Chuyên gia này bức xúc: “Nếu viết chữ xấu, vốn từ, số chữ nắm được có hạn thì các ông đồ không nên vào Hồ Văn”.
Ban tổ chức cũng cho biết, kết quả chấm thi được công bố trước đông đảo các ông đồ. Ban giám khảo đã chỉ rõ từng bài thi với những thông tin đúng, sai rành mạch. Phần lớn các ông đồ đều không có phản hồi mà chỉ nhận mình viết chưa chuẩn.
Nguyên nhân khiến phần lớn các bài thi không đạt, TS Phạm Văn Ánh cho rằng: “Thứ nhất, do trình độ chữ nghĩa kém. Hai là, thư pháp kém. Tuy nhiên, sau thời gian “so bó đũa, chọn cột cờ”, Ban giám khảo cũng đã chọn ra những ông đồ khả quan nhất, có kiến thức và thư pháp tương đối ổn để có thể cho chữ trong Hội chữ Xuân sắp tới”.
Theo TS Phạm Văn Ánh, những người dự thi đến từ nhiều tỉnh, thành phố khu vực các tỉnh phía Bắc.
“Về bản chất, các ông đồ tham gia thi là những người bán chữ. Vì vậy, nhất thiết phải sát hạch để xem họ có biết viết và biết nhiều chữ hay không. Tránh tình trạng để người dân mua phải hàng rởm. Sau khi công bố kết quả thi, có người phản hồi là bình thường viết đẹp, hôm nay hồi hộp nên viết xấu. Cũng có người cho rằng, do chất liệu giấy, mực nên chữ xấu, thậm chí có người xin… thi lại.
Tuy nhiên, từ góc độ người chấm thi, tôi khẳng khái trả lời rằng, với người đã không biết viết thì có viết đi, viết lại cũng cho ra một kết quả trượt. Nếu bảo do giấy thì người viết phải biết điều chỉnh lượng mực. Đó cũng là một yêu cầu cơ bản trong viết chữ Hán. Giấy thấm thì phải biết cách giảm lượng mực đi.
Còn bảo là hồi hộp, ảnh hưởng thì với Ban giám khảo, chỉ cần nhìn một nét hoặc một dấu chấm là đã đủ biết “trình” của người viết đến đâu rồi”, TS Phạm Văn Ánh nói.
Sẽ giám sát các ông đồ rởm
Cuộc sát hạch đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dư luận bởi rất nhiều người yêu chữ, có thói quen xin chữ ngày đầu năm nhưng chưa đủ kiến thức để thẩm định chữ đúng, sai, xấu, đẹp.
Anh Đinh Xuân Hưởng (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) nói: “Gần như năm nào tôi cũng ra xin chữ của ông đồ ở khu vực Văn Miếu. Tuy nhiên, để thẩm định chữ đẹp, xấu thì gần như không thể, chỉ thấy ông đồ viết đúng chữ Việt mà mình cần là được, còn riêng mảng chữ Hán lại càng “tịt”. Ông đồ viết cho như thế nào thì nhận thế.
Sau khi biết tin có hơn 70% ông đồ bị trượt sau đợt sát hạch vừa qua thì mới tá hỏa, có khi những chữ mình xin ở nhà cũng nằm trong diện viết sai. Năm nay, tôi vẫn tiếp tục đi xin chữ và yên tâm hơn bởi chỉ có ông đồ “xịn” mới được cho chữ”.
Theo quy định, chỉ những ông đồ đạt điểm qua đợt sát hạch lần này mới được có gian cho chữ ở Hội chữ Xuân. Vì vậy, vấn đề người dân quan tâm hiện nay là Ban tổ chức sẽ bố trí, sắp xếp như thế nào để ngăn chặn các ông đồ trượt sát hạch không trà trộn vào bán chữ ở hội.
Ngày 2/1, bà Nguyễn Thị Luận, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng định sẽ có đội ngũ giám sát các ông đồ và chỉ những người được cấp thẻ mới được hoạt động cho chữ tại khu vực của Hội chữ Xuân Ất Mùi 2015.
Hội chữ xuân Ất Mùi sẽ bắt đầu từ 20 tháng Chạp đến hết Rằm tháng Giêng trong khuôn viên Hồ Văn. Hàng ngày, các ông đồ sẽ cho chữ từ 8h30 đến 20h, riêng ngày 30 Tết sẽ hoạt động đến 2h sáng hôm sau và ngày mùng 1-2 Tết, thời gian cho chữ sẽ kéo dài từ 8h30 đến 22h.
Cũng theo Ban tổ chức, từ cuộc sát hạch vừa qua, nhiều ông đồ nhận kết quả kém và biết trình độ thực của mình đã đề xuất có một lớp đào tạo để họ nâng cao tay nghề. Đây cũng là biện pháp góp phần làm giảm thiểu lượng ông đồ rởm bán chữ trong dịp lễ, Tết.
TS Phạm Văn Ánh cho biết, nhiều trung tâm, địa chỉ sẵn sàng dạy chữ Hán miễn phí để người yêu thư pháp có thể tham khảo theo học gồm: Trung tâm Nhân Mỹ học đường thường mở lớp ở các chùa khu vực Hà Nội; Câu lạc bộ Unesco thư pháp Việt Nam; Trung tâm dạy thư pháp ở chùa Tảo Sách…
Sau khi được thẩm định chữ viết, các ông đồ “trúng cách” sẽ nhận thẻ và ngồi hoạt động trong những lều khung sắt lợp mái bạt, bố trí xung quanh Hồ Văn, hướng mặt ra phía đường Quốc Tử Giám. Sở VH-TT&DL Hà Nội khẳng định, năm nay ông đồ nào nhổ lều ra ngoài thì sang năm sẽ không được vào Hồ Văn hoạt động nữa.
Theo một thành viên của Ban Tổ chức, để tránh tình trạng “nhìn mặt phán giá”, năm nay Ban tổ chức sẽ niêm yết mức giá sàn. Theo đó, người xin chữ các ông đồ sẽ tự mua loại giấy mà mình cần và chọn người viết theo nội dung yêu cầu. Giá cả sẽ là: 200.000 đồng/biểu trục nhỏ; Mành nhỏ: 200.000 đồng/cái; Giấy in hoa văn hình rồng: 130.000 đồng/tờ; Giấy bìa các loại từ 100.000 đồng trở xuống. |
(TheoMinh Anh - Nguyên Hạnh/Gia đình & Xã hội)
" alt=""/>Tình tiết gây sốc trong cuộc sát hạch ông đồ ở Văn Miếu![]() |
Trong nhiều năm, Patrick Costello đã chơi nhiều nhạc cụ như banjo, harmonicavà guitar dù anh không thể nghe bất cứ âm thanh nào.
Nhờ một thiết bị trợ thính, Patrick đã có thể nghe và nhận ra sự tuyệt vờicủa thế giới âm thanh.
Tiếng nói chuyện của đám đông trong bệnh viện nơi anh điều trị, tiếng bướcchân, tiếng anh thở.
Đã lâu lắm rồi, Patrick mới lại được nghe giọng nói của bố.
“Con có nghe thấy giọng bố không?”
Ký ức về những ngày thơ bé được bố bế lúc thiu thiu ngủ bỗng tràn về trongtâm trí.
Giây phút âm thanh trở về với cuộc sống, anh thấy mình như Alice rơi xuống hangthỏ bởi có quá nhiều thứ. Anh lắng nghe những tiếng động hằng ngày rồirút chiếc kèn harmonica trong túi áo ra và thổi bài hát yêu thích, “TheStreets of Laredo”.
Trong lúc thổi kèn, anh nghe thấy tiếng mọi người từ hành lang và phòng chờnói với nhau, trầm trồ:
“Có phải ai đó đang chơi harmonica không?”
“Đã lâu rồi tôi không được nghe bài này. Bố của tôi đã từng…”
Chính bản thân anh cũng thấy kinh ngạc khi nghe được tiếng kèn, rồi giọngnói của mình.
Patrick Costello không bị điếc cả hai tai cùng một lúc. Tai của anh yếu đidần dần, từng bên tai mất đi khả năng nghe từ khi nhỏ. Tuổi thơ của anh là chuỗingày dường như vô tận của đau đớn, nhiễm trùng và phẫu thuật. Khi bệnh bắt đầucản trở việc giao tiếp, anh chỉ đơn giản là chấp nhận và thích nghi.
Mẹ đưa con đến với âm nhạc
Patrick sử dụng ngôn ngữ cơ thể và đọc môi để hiểu những từ tai không nghethấy. Dù phương pháp này khá mệt mỏi bởi luôn phải chú ý tập trung vào ngườinói và dùng trực giác để hiểu nhưng sau một thời gian, anh có thể trò chuyệnvới người khác và họ không hề nhận ra người đối thoại bị khiếm thính.
Khao khát có thể giao tiếp với mọi người tốt hơn đã đưa anh đến với âm nhạc.
Với Patrick Costello, âm nhạc có thể truyền tải tình cảm và cảm xúc mà khôngcần một lời nói nào.
Patrick bắt đầu con đường đến với âm nhạc bằng việc học thổi kèn harmonica.Mẹ tặng anh một chiếc kèn harmonica bạc vào ngày Giáng sinh và nói với cậu contrài rằng: Âm nhạc chính là ngôn ngữ, nếu có âm nhạc, anh sẽ chẳng bao giờ phảicô đơn bởi bất cứ nơi nào đến, mình đều có thể kết bạn.
Sau harmonica, Patrick Costello bắt đầu học chơi đàn banjo năm dây. Bố đã dạyanh cách chơi đàn banjo theo phong cách cổ, dùng móng tay để đánh đàn.
Patrick Costello nhận thấy banjo rất phù hợp với anh bởi tiếng banjo khá tovà các bước đánh đàn theo phong cách cổ thường cố định nên anh có thể tập luyệndù không nghe thấy tiếng đàn.
Anh đến khắp mọi nơi có thể để chơi đàn. Có lúc, anh hòa mình với các nhạc sĩđường phố trên phố cầu tàu Atlantic City; có khi là biểu diễn tại lễ hội đượctổ chức tại trang trại ở Pennsylvania Dutch Country hay những buổi biểu diễn ởga tàu điện ngầm Philadelphia.
Patrick Costello thường không nói về việc mình bị khiếm thính với các nhạcsĩ khác nhưng khi chia sẻ, mọi người cũng thường nói về những vấn đề của riênghọ.
Chính bởi vậy, Patrick Costello không bao giờ nghĩ rằng việc mình không ngheđược là điều gì đặc biệt.
Chơi guitar bằng cảm nhận từ răng
Sau khi chơi đàn banjo một thời gian, Patrick muốn thử sức với guitar. Thế nhưng,vấn đề của anh là không nghe được dù anh có gảy dây đàn mạnh thế nào.
Một đêm, sau nhiều giờ cố gắng tập luyện nhưng vẫn không thể cải thiện tìnhhình, Patrick chán nản áp má vào phần trên của chiếc guitar mà bố anhtặng và gảy các dây đàn trong nỗi thất vọng. Đó cũng là giây phút anh ngạcnhiên nhận ra anh có thể nghe thấy và cảm nhận.
Sau đó, Patrick Costello bắt đầu tập luyện bằng cách đặt má trên thân đàn guitar.Sau khi thử nghiệm, anh phát hiện ra có thể nghe thấy tiếng đàn nếu đặt răngvào thân đàn. Bằng cách này, sóng âm thanh có thể truyền qua hộp sọ của anh đếncác dây thần kinh thính giác.
Dù Patrick Costello không biết rõ về lý giải khoa học cho việc này nhưng nóthực sự hiệu quả với anh.
Trong nhiều năm, Patrick vẫn chơi guitar theo cách: gập người trên cây đàn guitarvà sử dụng răng để nghe những gì mình đánh. Khi biểu diễn cho một chương trìnhhay trên đường phố, anh thường thận trọng chơi đàn, bởi mọi người có thể sẽnghĩ anh đang gặm chiếc guitar của mình giống như chú chó gặm xương vậy.
Khi bắt đầu nhận thấy và hiểu được logic của âm nhạc, Patrick Costello cóthể chơi guitar theo bản năng và chỉ sử dụng răng để nghe tiếng đàn.
Trở thành thầy giáo
Sau nhiều năm như vậy, Patrick Costello nhận ra rằng chính vì bản thân đãphải trải qua một khoảng thời gian khó khăn mới có thể chơi được guitar nên anhmong muốn có thể giúp mọi người học chơi nhạc cụ này dễ dàng hơn. PatrickCostello bắt đầu dạy nhạc trên mạng.
Anh có thể thu được lợi nhuận từ việc bán bản cứng sách và video âm nhạc củamình. Sau một vài năm, Patrick có học trò ở mọi nơi trên thế giới.
Với anh, việc khiếm thính thực ra lại trở thành một người giáo viên tốt hơn.
Nhờ việc tập nói rõ ràng trong một thời gian dài nên anh có thể dễ dàng trìnhbày ý tưởng trước camera. Mỗi lần có ai đó phàn nàn rằng học nhạc quá khó, anhđều vui vẻ chia sẻ việc anh bị khiếm thính. Việc này giúp mọi người có thể bỏqua mọi lý do, sẵn sàng đứng dậy và thử sức lại.
Tự nghe tiếng mình
Vào năm 2009, sau 20 năm sáng tác nhạc dù không thể nghe, Patrick Costello bắtđầu việc chữa trị tại bệnh viện Johns Hopkins. Sau cuộc phẫu thuật và nhờ cóthiết bị trợ thính móc xương (BAHA), anh đã có thể nghe được. Anh có thể nghetiếng đàn guitar mình đánh và tự hào về khả năng này.
Năm 2013, thiết bị trợ thính móc xương thứ hai được lắp vào tai trái. Tuy nhiên,khả năng nghe vẫn còn rất kém. Anh vẫn cần phụ đề khi xem phim, việc nghe điệnthoại cũng không hề dễ dàng.
Patrick Costello yêu thích mọi âm thanh của cuộc sống: tiếng nước chảy xuốngtừ vòi nước, tiếng cà phê ùng ục trong bình pha cà phê Moka phát ra từ căn bếp,tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng những chiếc lá mùa thu dưới chân anh khi đi qua rừng,thậm chí là cả tiếng muỗi vo ve anh nghe được nhờ máy trợ thính cũng đủ khiến anh vui.