2025-04-27 00:32:33 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thế giới View:521lượt xem
Kết hôn với Kiên,ấychồnggiàuvẫngiậtmìnhthonthótỷ giá usd/vnd hôm nay người đàn ông vô cùng giàu có, Dung sướng như bà hoàng. Ngày nào cũng có xe riêng đưa rước. Đến cơ quan, cô chỉ làm vài công việc giấy tờ lặt vặt, thời gian còn lại, Dung dành cho việc… chém gió.
Sáng thứ 2, trong khi những người khác còng lưng giải quyết công việc thì Dung ngồi khoanh chân trên ghế, dẩu mỏ lên "chém" với hội đàn em cùng phòng: "Các chú biết không, chị sống đến tuổi này mới nhận ra, cuộc sống chẳng có gì quan trọng". Hội đàn em nhao nhao: "Èo, chị nói thế nào ấy! Phải có nhiều tiền như chị mới sướng, tiền mua được tất cả".
Dung cười: "Các chú chỉ được cái nhanh nhảu đoảng, chị đã nói hết đâu mà chõ vào. Đồng ý rằng tiền có thể mua được nhiều thứ quý giá, nhưng các chú hãy mở mắt ra mà xem, ối người nằm trên đống tiền mà vẫn khổ. Nói xa nói gần, chị cũng chỉ muốn các chú hiểu rằng, sống ở trên đời, người ta hơn nhau cái nết ăn ở.
Ví như chị đây, tại sao chị luôn được chồng yêu thương? Ấy là vì khi ở nhà chồng, chị đối xử với bố mẹ chồng rất tốt, chị cũng rất chu đáo với các em chồng, với các cháu. Nói chung, chị ăn ở cực kỳ đầy đặn, không ai trách chị được".
Nghe Dung nói, hội đàn em xung quanh gật đầu lia lịa: "Vầng, chị dạy đúng quá chứ lại". Được thể, Dung càng chém hăng: "Chị thấy nhiều trường hợp cũng chồng con đề huề mà không sướng như chị đâu, chị mà kể, các chú sẽ cười đứt mề, haha". Thấy Dung úp mở chuyện "bom tấn", hội đàn em sốt ruột: "Giời ạ, đã nói đến đây rồi thì chị kể xừ ra đi, cứ thế này, chúng em tò mò chết mất".
Dung gắng nhịn cười, kể: "Các chú biết không, có mụ vợ lấy được chồng giàu, nhưng không ngờ ổng là cụ của keo kiệt. Sống với nhau lâu, mụ vợ cũng lây tính kiệt của chồng. Có lần mụ cắn răng mua được chiếc điện thoại cục gạch, vậy mà lúc nào mụ cũng bọc điện thoại trong 3 lớp túi bóng vì sợ xước, cái điện thoại không chết ngạt mới lạ".
Dung kể đến đấy, hội đàn em không nhịn được cười, có kẻ phải rút khăn mùi xoa ra chấm nước mắt. Dung càng được thể khẳng định chân lý của mình: "Đấy, không phải ai nhiều tiền cũng sướng đâu nhá. Người thì không dám tiêu tiền, người thì cầm tiền của chồng nhưng vẫn khổ sở vì không có tiếng nói trong gia đình, chồng chỉ cần "e hèm" là mụ vợ liền cụp mỏ. Nhưng khổ nhất vẫn là mấy bà vợ có chồng ngoại tình. Trong muôn vàn cái khổ thì chị thấy, cái khổ này là… nhục nhất, các đệ ạ!".
Dung đề cập đến chủ đề "tiểu tam", hội đàn em lập tức ngưng cười, ai cũng tỏ vẻ vô cùng nghiêm trọng. Một trong số họ mạnh dạn đặt câu hỏi: "Chị Dung ơi, anh nhà thành đạt và phong độ như thế, hẳn là có nhiều bóng hồng theo đuổi lắm". Mặt Dung không hề biến sắc, cô vẫn giữ thái độ tỉnh bơ: "Ui xời, nhà chị còn bao việc phải lo, chị chả bao giờ bận tâm đến chuyện đó, nghĩ làm gì cho bẩn đầu".
Hội đàn em càng thêm ngưỡng mộ Dung. Chưa kịp cong môi lên để chém tiếp thì Dung nhận được "mật tin". Cô "xin phép" đàn em ra ngoài gọi điện. Yên tâm rằng xung quanh không có ai, Dung mới bấm số, giọng thì thào: "Hôm nay cậu có hóng được vụ gì không? Đừng để đối tượng cắt đuôi đấy nhé".
Đầu dây bên kia trả lời: "Khồng! Em là thám tử chuyên nghiệp mà, chị đừng lo. Hôm nay em đứng ngoài, nghe lén anh nhà nói chuyện với một ai đó, ảnh bảo: "Ở tuổi này, mình vẫn cứ đam mê, vẫn cứ dại khờ".
Dung sôi máu: "Ổng khờ dại với con nào thế?". "Ôi dào, chị an tâm, anh nhà đang nói về mẫu đồng hồ mới nhất của thương hiệu mà ảnh yêu thích ấy mà". Dung cáu: "Đồ điên! Vậy mà cũng phải báo cáo, làm chị mày phải lén lút ra ngoài gọi điện, mất hết phong độ với hội đàn em".
Theo Giáo dục và Thời đại
Tưởng lấy chồng giàu như 'chuột sa chĩnh gạo', cưới xong cay đắng khóc thầm
Em 25 tuổi, là người có nhan sắc, vóc dáng ưa nhìn, được nhiều người theo đuổi nhưng mãi không "chốt" nổi ai vì tất cả những người đến với em, em đều thấy chưa đạt chuẩn.
Ngôi nhà cổ được xây dựng trong vòng 25 năm bằng cả tâm huyết của lão nông làng Cự Đà
Chia sẻ về ý tưởng xây dựng ngôi nhà, ông Tuấn cho hay, ông sinh ra và lớn lên tại ngôi làng cổ của miền Bắc. Nhận thấy những nếp nhà cổ rất ấm áp và đẹp nên khi trưởng thành, ông quyết tâm xây dựng cho riêng mình một ngôi nhà năm gian theo phong cách nhà cổ truyền thống.
Từ khi bắt đầu có ý tưởng cho đến khi hoàn tất ngôi nhà, ông Tuấn phải mất khoảng thời gian 25 năm. Năm 1992, nghỉ chế độ 176 ông Tuấn bắt tay vào làm kinh tế, ông nhận thêm đất ruộng canh tác, mở dịch vụ xay xát, nấu rượu, rồi mở trang trại chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả.
Ngôi nhà năm gian là cả tâm huyết và cố gắng của ông Tuấn
Sau một thời gian, có được số vốn cơ bản ông Tuấn bắt đầu đi các nơi tìm hiểu và nghiên cứu những kiến thức văn hóa về nhà cổ. Đi hết 7 tỉnh thành và tham quan 30 nếp nhà cổ khác nhau, mỗi chuyến đi ông Tuấn đều chụp và ghi lại những cái hay, cái mới cho ngôi nhà của mình.
"Tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong một ngôi làng cổ, vì vậy, tôi luôn ước mong sẽ xây cho mình một ngôi nhà theo phong cách cổ xưa để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có của địa phương", ông Tuấn nói.
Từng họa tiết được chủ căn nhà lựa chọn khắt khe và tinh tế bởi nhiều thân gỗ không đạt yêu cầu khi làm sẽ nhanh hư hỏng
Thời điểm bắt đầu xây dựng ngôi nhà năm gian, nhiều người cười và nói ông Tuấn "dở hơi" bỏ tiền tỷ xây căn nhà giả cổ trong khi rất nhiều gia đình đang dỡ nhà cổ để xây nhà cao tầng kiên cố.
Từng chi tiết trong ngôi nhà giả cổ đều được chạm khắc tinh xảo, mang đậm nét văn hóa cổ xưa nhưng không kém phần hiện đại
Không từ bỏ, ông Tuấn vẫn tiến hành thi công ngôi nhà nhưng ông làm theo phong cách tân tiến hơn để tiện lợi cho cuộc sống đô thị hiện nay. Ngôi nhà được xây hoàn toàn bằng gỗ mít lâu năm, các hoa văn được chạm khắc tinh tế bởi những người thợ có tay nghề lâu năm, chỉ tính riêng tiền công đã lên tới hàng tỷ đồng.
Chủ căn nhà chia sẻ: "Ngôi nhà là đam mê, là niềm tự hào mà tôi đã ấp ủ bao lâu nay nên tôi nghĩ không chơi thì thôi, đã chơi là phải chơi đến cùng và phải thật độc đáo để không ai chê cười".
Để có được ngôi nhà cổ như hiện nay, ông Tuấn bỏ công đi tìm thợ có tay nghề lâu năm và cẩn thận tìm hiểu từng loại gỗ. Ông Tuấn nói, gỗ xoan và gỗ mít rất thích hợp để xây nhà cổ truyền thống. Tuy không nằm trong hạng mục gỗ quý nhưng rất khó tìm bởi làm nhà bằng gỗ mít rất tốt, một phần không bị mối mọt mà gỗ mít còn dân dã và thân thiện với con người.
Ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ mít lâu năm
Tuy nhiên, để kiếm được những cây mít to lấy lõi thì không phải dễ, nhất là những cây làm cột chính. Khó khăn trong khâu tìm gỗ, ông Tuấn tận dụng quen biết nhờ những người thợ chuyên về gỗ ở các tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, Đắk Lắk... giúp ông tìm mua.
Theo ông Tuấn, những ngôi nhà cổ thường làm thấp và nhỏ nên cảm giác sẽ bị bí. Do đó, để ngôi nhà không bị lỗi thời, nhưng vẫn mang phong cách cổ truyền, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông nên khi xây dựng ngôi nhà của ông đã được nới rộng và làm cao hơn so với những ngôi nhà cổ trước đây.
Từng đường nét hoa văn chạm trổ của ngôi nhà cổ được thể hiện theo đúng nét văn hóa của làng quê Việt xưa
Toàn bộ hoa văn, tranh gỗ trong ngôi nhà năm gian này, đều mang những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như bức chạm của bộ cửa, được chủ ngôi nhà cho thợ đục hóa để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại. Theo ông Tuấn, lý do ông không khắc hình long ly quy phượng bởi ông được biết chỉ những nơi thờ cúng hoặc đền chùa người ta mới chọn bộ tứ linh này.
Mỗi bức chạm đều mang ý nghĩa riêng
Chính vì thế, từng chi tiết trong ngôi nhà được ông Tuấn tìm hiểu cẩn thận. Chỉ tay vào bộ tứ linh ông Tuấn cho hay, bộ bức tranh cây cúc hóa long, cây mai hóa ly, từng chi tiết đều mang đậm nét đặc trưng từ thời Lý được chạm khắc cách điệu bay bổng và tỉ mỉ.
Thoáng nhìn, người không am hiểu sẽ nghĩ là con rồng nhưng thực chất nó lại là cây cúc. Hay bức tứ quý: Xuân, hạ, thu, đông, tích văn chương cầu hiền, mây cuốn phong thư, bầu rượu túi thơ... cũng được ông bố trí rất hài hòa, đẹp mắt quanh ba gian giữa của ngôi nhà.
Tất cả các hình chạm khắc rồng và hoa văn đều có sự kết hợp từ thời Lý đến Trần, Nguyễn
"Từ khi làm xong ngôi nhà tôi tự hào và phấn khởi lắm, ai đến cũng khen ngợi. Với tôi, công trình này là cả tâm huyết và sự cố gắng của tuổi trẻ để nối tiếp nét văn hóa cổ xưa và cũng là "tác phẩm" để lại cho con cháu thế hệ sau", chủ nhân ngôi nhà tâm tình.
Theo Dân Trí
Bà lão 94 tuổi gọi cảnh sát đến nhà vì quá cô đơn
Cảm thấy cô đơn và buồn chán, một bà lão ở Italia đã gọi điện cho cảnh sát, báo nhà có trộm để muốn họ đến và có người trò chuyện cùng.
" alt=""/>Căn nhà giả cổ 'ngốn' tiền tỷ của lão nông làng miến Cự Đà