Cộng đồng cư dân Ehome 2 (Quận 9, TP.HCM) vừa được tận hưởng một mùa trung thu đáng nhớ, đầy ắp niềm vui cùng những tấm chân tình không phải ở đâu cũng có được.

|
Tết Trung thu là ngày mà các con được vui chơi thỏa thích, đáng nhớ |
Như đã thành thông lệ, mỗi năm dù có bận rộn, tất bật đến nhường nào thì các cô chú thành viên trong Ban quản trị cũng gắng sắp xếp để tổ chức Đêm hội trăng rằm cho các con của gần 700 hộ cư dân ở đây.
Cũng phải nói thêm rằng, bởi lòng nhiệt tình và một môi trường đáng sống của chính mình, nên các thành viên trong Ban quản trị là chủ doanh nghiệp, kỹ sư, luật sư,… dù vô cùng bận rộn, vẫn cố gánh vác thêm công việc của cộng đồng.


|
Dù buổi tối trời có mưa to gió lớn thì BTC vẫn làm hết mình để Đêm hội trăng rằm vẫn cứ thật rộn ràng |
Thế để thấy, nỗ lực tổ chức ra ngày hội hoành tráng cho các con và cả cư dân là đáng quý và cũng vất vả đến nhường nào.
Không chỉ là buổi tối thần tiên, ngày vui dành cho các con ở chung cư được kéo dài từ sáng với nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động bổ ích. Các bậc cha mẹ cũng rộn ràng cùng con bên các gian hàng từ sách, đồ chơi, tư vấn chuyện học hành, các khóa học cho các con đến cả đồ ăn, thức uống,…
 |
Trao thưởng cho các bé hoàn thành xuất sắc trong năm học |
Ngoài ra, đây còn là ngày Hội khuyến học phường đến khen tặng và phát quà cho các con có thành tích học tập tốt, BTC trao học bổng,…
Điều đáng ghi nhận, các thành viên tham gia gian hàng đều đóng góp tùy theo tấm lòng vào quỹ để BTC có thêm kinh phí tổ chức cho các con. Cư dân cũng nhiệt tình cùng chung tay, cả vật chẫt lẫn tinh thần, bởi nhà nhà đều đang chăm bẵm các mầm non tương lai của đất nước.
Ấm áp ở chỗ, không chỉ các thành viên Ban quản trị lăn xả, mà nhiều tập thể, cá nhân cùng sát cánh. Từ Ban quản lý, đội ngũ lực lượng an ninh, những người lo âm thanh, ánh sáng, sắp xếp vị trí,…
Và bởi sự gắn kết, chung tay mạnh mẽ này nên dù ông trời không chiều lòng người, với trận mưa xối xả kéo dài thì Đêm hội trăng rằm ở đây vẫn diễn ra thật lung linh, ấm áp, với chú Cuội, chị Hằng cùng các tiết mục ảo thuật, văn nghệ đặc sắc và cả múa lân rộn rã. Vui quá đến nỗi kết thúc rồi các bé vẫn nấn ná chưa muốn lên nhà…
 |
Nụ cười rạng ngời của 'tổng quản' Võ Thị Hồng Vi (phải) và chị Vũ Thị Ngọc Hà, hai trong số đội ngũ, tập thể sẵn sàng bỏ cả việc riêng để xắn tay tổ chức trung thu cho các con |
Trong vai ‘tổng quản’ chuẩn bị cho ngày hội, Trưởng Ban quản trị Võ Thị Hồng Vi dù mệt muốn đứt hơi vẫn cảm thấy thật sung sướng vì mang lại ngày vui trọn vẹn, đáng nhớ cho các con và cả cư dân.
Là thành viên trong Ban quản trị từ những ngày đầu, sau lên làm ‘tổng quản’ và nhiệm kỳ nào chị Vi cũng được cộng đồng cư dân bỏ phiếu tín nhiệm tiếp tục vai trò. Có người nói đùa, dù không được mặc đồ đẹp của chị Hằng, thì cô Vi cũng đã là chị Hằng của các con…

Những địa điểm ở Sài Gòn cả gia đình nên đến dịp Tết Trung thu
Đêm Trung thu luôn là dịp ý nghĩa để chúng ta quây quần, tụ tập bên những người thân yêu. Hãy tham khảo các điểm du lịch dưới đây để đưa gia đình đến bạn nhé!
" alt=""/>Tết Trung thu: Ấm lòng người lớn bỏ việc đổi nụ cười các con

 |
Cô Phí Thị Ninh (65 tuổi) ở phố đi bộ bờ hồ (Hà Nội). |
21 giờ tối một ngày thứ Bảy, trong nhóm khiêu vũ ở một góc phố Đinh Tiên Hoàng, một người phụ nữ khó đoán tuổi đang say sưa nhảy những vũ điệu sôi động.
Chiếc áo cách điệu kết hợp với chiếc quần soọc màu trắng trẻ trung khiến ít người nghĩ rằng cô đã 65 tuổi. Chiếc khăn trùm đầu là lạ khiến người ta tưởng đó là gu thời trang của một người phụ nữ cá tính.
Các bạn nhảy của cô cho biết, người phụ nữ này phát hiện mắc bệnh ung thư phổi đã 6 tháng nay. Trong những ngày tháng truyền hoá chất để chiến đấu với bệnh tật, mỗi tuần đôi lần cô Phí Thị Ninh vẫn từ Hồ Tây ra phố đi bộ bờ hồ để khiêu vũ cùng với những người bạn nhảy ở câu lạc bộ khiêu vũ Đêm Hà Nội.
‘Tối cuối tuần cô nhảy ở đây, còn buổi sáng cô nhảy ở câu lạc bộ Bách Thảo’.
Những ai đã quen mặt cô Ninh ở cả công viên Bách Thảo và phố đi bộ thường hay giới thiệu với người lạ về người phụ nữ này rằng: ‘Đang bị ung thư đấy, nhưng yêu đời lắm!’, hay ‘Vui tính lắm! Bị ung thư nhưng cười nói suốt!’.
 |
Mỗi sáng, cô Ninh đều sinh hoạt cùng câu lạc bộ khiêu vũ ở công viên Bách Thảo. |
Cô Ninh kể, cô phát hiện ra mình có bệnh cũng tình cờ trong một lần đi rửa mũi. Thấy buổi sáng dậy hay bị ho khan, nhân tiện cô đề nghị chụp chiếu phổi luôn và phát hiện ra một ‘vết’ trong phổi. 2 tháng sau, qua nhiều lần xét nghiệm, kiểm tra, cô chính thức nhận kết luận mắc ung thư phổi giai đoạn 2.
‘Lúc ấy cô có buồn chứ, nhưng cô nghĩ mình cũng 65 tuổi rồi. Con cái cũng trưởng thành hết, cháu nội cháu ngoại đầy đủ, không còn nuối tiếc gì nữa. Nếu có chết ngay cũng chẳng sao’.
‘Thế nên cô vẫn yêu đời mà sống tiếp’.
Ban đầu, cô bảo các con là cô không điều trị, sống được đến khi nào thì sống. Nhưng sau khi được gia đình, bác sĩ động viên, cô bắt đầu bước vào đợt hóa trị đầu tiên.
Hóa trị sau 1, 2 ngày, thuốc bắt đầu ngấm khiến cơ thể mệt mỏi, không thiết ăn uống, ngửi thấy cái gì cũng khiếp sợ, cô đã định bỏ cuộc. Nhưng sau khoảng 1 tuần, cô lấy lại sức khỏe như ban đầu, vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, đi nhảy như người không có bệnh. Cô lại nguôi ngoai rồi bước vào những đợt hóa trị tiếp theo.
Từ tháng 5 đến nay, cô đã trải qua 4 đợt hóa trị. ‘Mỗi đợt cách nhau hai chục ngày, mệt mỏi lắm nhưng cô nghĩ cả tháng chỉ chịu đau 2-3 ngày rồi những ngày còn lại mình sống vui vẻ, thoải mái thì thôi cũng cố được’.
 |
'Khiêu vũ mang lại cho cô sức khỏe' - cô Ninh nói. |
Chỉ trừ những ngày làm hóa trị, còn lại ngày nào cũng như ngày nào, cứ 6 giờ sáng là cô Ninh lại có mặt ở công viên Bách Thảo - cách nhà 5 phút đi xe máy để cùng khiêu vũ với các bạn già của mình. Tối cuối tuần, cô lại ra phố đi bộ để sinh hoạt cùng một câu lạc bộ khác’.
‘Cô coi nó là một môn thể thao lành mạnh. Cũng nhờ khiêu vũ mà cô trẻ khỏe ra nhiều. Chỉ trừ mấy ngày hóa trị, còn lại cô thấy mình vẫn khỏe như không có bệnh tật gì’.
Buổi sáng gặp cô ở công viên Bách Thảo, cô bảo sáng nay chưa ăn gì để 9 giờ có mặt ở bệnh viện làm xét nghiệm máu. ‘Qua đợt nghỉ lễ 2/9 này là cô được phẫu thuật. Bác sĩ bảo khối u của cô đã nhỏ lại rồi, giờ cần cắt bỏ đi’.
‘Lẽ ra là mổ rồi đấy, nhưng cô xin lùi lại vài ngày để đi chơi với con cháu dịp nghỉ lễ’.
Cô khoe, ‘một ngày của cô bây giờ bắt đầu bằng việc ra Bách Thảo khiêu vũ. Sau đó, cô vào viện thăm khám, kiểm tra. Đến trưa, con gái cô mang bữa trưa vào viện cho mẹ. Chiều cô lại về nhà nghỉ ngơi, dọn dẹp, nấu cơm. Vì các con cô làm trong ngành dịch vụ nên cuối tuần không được nghỉ, cô lại giúp các con trông cháu’.
‘Trước đây khi còn khỏe, cô đi chơi nhiều lắm. Khắp trong Nam ngoài Bắc cô đi hết rồi. Thậm chí, thỉnh thoảng cô còn lên ‘bar’ chơi đấy’.
 |
‘Trước đây khi còn khỏe, cô đi chơi nhiều lắm. Khắp trong Nam ngoài Bắc cô đi hết rồi. Thậm chí, thỉnh thoảng cô còn lên ‘bar’ chơi đấy’. |
Hết giờ khiêu vũ, cô Ninh kéo chiếc khăn trùm đầu xuống rồi cười bảo ‘ôi, cô cứ để đầu trọc thế này đi khắp nơi đấy’.
‘Vào viện ngày đầu tiên, điều dưỡng đã mê tít cô vì cô vui tính. Có điều dưỡng còn nói đùa là ‘lúc nào trông cũng như diễn viên thế này thì bệnh tật gì’’. Đấy là cô Ninh đang nói đến cách ăn mặc trẻ trung, có phần điệu đà của mình.
Cô tự hào khoe mình đi đến đâu là mọi người vui đến đấy. Hội nhóm nào cũng thích có cô tham gia vì cô biết khuấy động không khí. Đó là cách sống mà cô chọn ngay cả sau khi biết mình mắc căn bệnh nan y.
‘Bị bệnh nhưng cô lạc quan lắm, chẳng nghĩ ngợi làm gì nhiều. Cô trân trọng mỗi ngày được sống và muốn mỗi ngày là một ngày vui với mình và với mọi người’ - cô Ninh kết thúc câu chuyện sau khi nhận cuộc điện thoại của con gái gọi mẹ vào viện làm xét nghiệm để chuẩn bị cho ca mổ quan trọng vài ngày tới.

Người mẹ Quảng Nam cạo đầu để cùng con chiến đấu với ung thư
Vứt bỏ hết mặc cảm, người mẹ Nguyễn Thị Thanh Vân đã cạo đầu để cùng con chiến đấu với căn bệnh ung thư trong bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM.
" alt=""/>Người phụ nữ 65 tuổi mắc bệnh ung thư mê khiêu vũ mỗi ngày
Quán sửa xe đặc biệtMột buổi chiều mùa hè, chúng tôi tìm đến quán sửa xe bên vỉa hè, khá đặc biệt. Mấy chục năm nay, quán sửa xe với tên gọi ngắn ngọn - 'Bông', ở Tôn Thất Thuyết, TP Đông Hà là điểm sửa xe của hàng trăm người.
 |
Ở tuổi 86 và 82, hàng ngày ông bà ở cạnh nhau, cần mẫn sửa xe và rất nhanh nhẹn. |
Chủ quán sửa xe là ông Lê Bông (SN 1933) và bà Lê Thị Xá (SN 1937), đều đã trên 80 tuổi nhưng vẫn tự tay sửa xe cho khách. Ông bà có thâm niên sửa xe 59 năm, kể từ lúc hai người nên duyên vợ chồng.
Khi chúng tôi tò mò hỏi về nghề sửa xe, bà Xá cho hay, năm 12 tuổi ông Bông đã thích học nghề sửa xe. Ban đầu, ông học lén ở các quán, rất lâu sau, mới mạnh dạn đi học nghề. Có nghề rồi, ông quyết định ra Quảng Trị mở quán sửa xe thì hai người gặp nhau, tình cảm cũng chớm nở.
Năm 1975, từ quê ông ở Quảng Trị, hai người quyết định ra Đông Hà, phục vụ nhu cầu sửa xe cho người dân ở đây và trung thành gắn bó với địa điểm này cho đến bây giờ.
 |
Tình yêu của ông bà đơn giản là được ở cạnh nhau và có những tiếng cười lạc quan bên công việc. |
Mấy chục năm qua, người dân ở Quảng Trị đã quen với hình ảnh 2 ông bà sát cánh bên nhau, ngày nắng cũng như ngày mưa sửa xe tại quán.
Lúc đầu quán của ông bà chỉ sửa xe đạp, sau sửa thêm xe máy. Bà Xá tủm tỉm cười bảo, trước đây chưa từng nghĩ bà có thể sửa xe cùng ông, như hai người thợ thực thụ. Lúc đó, bà chỉ muốn ở cạnh ông nên ban ngày ông sửa xe thì bà bán nước giải khát.
Về sau, chính tình yêu nghề nơi ông đã khiến bà quyết định cùng ông gắn bó với nghề này.
Bà tâm sự, lúc ấy cuộc sống chật vật, để kiếm được cái nghề kiếm sống rất khó khăn nên bà không ngần ngại. Gia đình, mọi người xung quanh có khuyên ngăn bà nên chọn công việc khác, nhẹ nhàng hơn nhưng bà nghĩ có công việc làm là được rồi.
Lúc mới mở quán, có nhiều người đến nhận làm học trò của ông bà để học nghề sửa xe. Đến năm 1975, ông Bông đi làm ở hợp tác, không nhận học trò nữa, lúc ấy quán xá một tay do bà Xá tiếp quản.
Một mình bà, thân gái yếu đuối nhưng bà vẫn làm tốt các công việc ở quán thay ông và được mọi người hết lời khen ngợi.
Tình yêu dung dị hơn nửa thế kỉ
Ông Bông bị lãng tai đã lâu, bà Xá bảo, hai người yêu nhau nhưng ít nói lắm, bà nói nhưng ông không nghe nên dần dà cũng quen. Các công việc ở quán từ giao tiếp đến trao đổi giá cả với khách chủ yếu do bà Xá thực hiện, sau đó bà ra hiệu cho ông hiểu.
 |
Đã 59 năm, ông bà luôn bên nhau, hỗ trợ nhau trong công việc cũng như cuộc sống. |
Cụ bà còn tâm sự, khi bà giận ông việc gì, bà sẽ nói ra cho thoải mái tâm trạng chứ không nỡ giận ông lâu.
Thu nhập từ quán sửa xe của ông bà không ổn định, ngày cao nhất được 200 nghìn đồng. Những ngày ít khách hơn, công việc chỉ đủ để trang trải thuốc thang, chi phí sinh hoạt hai vợ chồng.
Nhưng bà bảo, chỉ cần kiếm được tiền là ông bà cảm thấy vui, 'thi thoảng có việc cần cũng có chút ít để cho con, cho cháu. Ý nghĩa nhất là có tiền để động viên cháu chắt lúc học hành, thi cử'.
'Những hôm ông đau, phải đóng quán, bà và ông buồn lắm, chỉ mong ông nhanh lành bệnh, mở quán, sửa xe lại. Mình có cái để làm, vừa có ích vừa cảm thấy vui, ở không tay chân cứ bồn chồn lắm', bà nói.
 |
Cụ ông hăng say làm việc, quên luôn tuổi của mình. |
Sống dung dị bên cạnh nhau, hai ông bà có thói quen cùng nhau thức dậy sớm để tập thể dục. Sau đó, ông quét nhà, bà giặt áo quần. Mỗi người một tay lo việc nhà rồi ông bà ra mở quán sửa xe, cùng ăn sáng để bắt đầu ngày làm việc mới.
Bà cho biết, ông bà có với nhau 8 mặt con, có 45 cháu nội, ngoại, chắt. Con cháu vì thương ông bà vất vả, nhiều lần can ngăn ông bà ở nhà, giữ gìn sức khỏe nhưng đã quen với công việc, thấy vận động tay chân cũng giúp khỏe người nên ông bà vẫn mải mê với công việc.
'Ở tuổi ông với bà, trời cho mình khỏe mạnh, làm lụng được đã là diễm phúc rồi, bà chỉ mong có vậy, con cháu cũng bớt đi phần lo toan, đỡ vất vả', bà Xá cởi mở khoe.
Cụ bà bộc bạch rằng, khách đến quán toàn là khách quen. Người ta thường đến phần vì cần sửa xe, phần vì cảm phục ý chí của ông bà, dù tuổi đã cao nhưng luôn cố gắng, không muốn làm gánh nặng cho ai.
Đến mùa đi học, ông bà sửa xe không ngơi tay. Hết người bán xe cũ nhờ ông bà gia công, sơn sửa lại để bán, lại đến kẻ hỏi mua xe, người sửa xe, đó là lúc ông bà cảm thấy mệt mà vui nhất.
Quán của ông bà luân phiên người ra kẻ vào. Lúc khách dắt xe đến quán, bà cụ sẽ lắng nghe chủ nhân chiếc xe trình bày vấn đề. Sau đó, bà Xá nhìn một lượt rồi phán 'bệnh' cho xe và ra dấu cho ông cụ hiểu. Cụ ông lụ khụ đi ra kiểm tra xem xe bị lỗi gì.
Trong quá trình sửa, ông liên tục gọi bà phụ giúp ông. Lúc thì ông nhờ bà lấy cái cờ lê, cái ốc vít, khi thì cái búa, cái lốp.
Cứ như thế, từ khi còn xuân xanh cho đến khi tóc đã bạc, hai người đều ở cạnh nhau. Tình yêu dung dị hơn nửa thế kỉ của ông bà đã vượt qua tất cả. Hình ảnh đẹp ấy đã hình thành nét đặc trưng riêng, đã 44 năm qua in hằn trong tâm trí của nhiều người dân ở Quảng Trị.

Cụ bà Quảng Trị 102 tuổi có 12 người con, 176 cháu nội ngoại
Ở tuổi 102, cụ bà Trương Thị Con (SN 1917, trú thôn Mai Xá, Gio Mai, Gio Linh) sở hữu kho báu vô giá gồm 12 người con và 176 đứa cháu nội, ngoại.
" alt=""/>Tình yêu của vợ chồng U90 trong quán sửa xe ở Quảng Trị