Nguồn tin của Bloomberg cho biết Apple đã bắt đầu sản xuất các thiết bị điều khiển bằng giọng nói. Sản phẩm này có thể sẽ được công bố tại sự kiện WWDC vào ngày 5/6, những người trong cuộc cho biết. Nếu tin đồn là chính xác thì chiếc loa Siri "sẽ không sẵn sàng" để xuất xưởng cho đến cuối năm. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của bạn có thể được đền đáp xứng đáng. Theo nguồn tin, chiếc loa này sẽ sở hữu một số tính năng giúp nó nổi bật hơn so với Amazon Echo và loa thông minh của Google.
Loại loa này không chỉ có âm thanh lớn và trong hơn so với các đối thủ, theo tin đồn, sản phẩm sẽ còn đem đến tính năng âm thanh vòm ảo. Không rõ sản phẩm hoạt động như thế nào, thế nhưng theo phần mô tả thì có vẻ như Apple muốn đem đến hiệu ứng room-filling cho nó. Công ty dự kiến sẽ đưa các cảm biến âm thanh có thể tự động điều chỉnh âm lượng dựa trên tiếng ồn của phòng vào sản phẩm (chẳng hạn, âm nhạc có thể nhỏ đi khi bạn đang nói chuyện), thế nhưng không rõ tính năng này cụ thể sẽ thế nào.
" alt=""/>Apple đang bắt đầu sản xuất loa SiriĐây có thể là một tin vui đối với Facebook, nhưng nó cũng mở ra những ngày "đau đầu" cho các công ty công nghệ lớn khác, và những nạn nhân đầu tiên phải hứng chịu cơn đau này chính là Google và Twitter.
Sau khi Mark Zuckerberg đã điều trần trước các nhà lập pháp, Sundar Pichai của Google và Jack Dorsey của Twitter rất có thể sẽ phải chịu áp lực từ Quốc hội Mỹ.
Bê bối Cambridge Analytica đã tạo điều kiện cho các nhà lập pháp chiếm thế thượng phong trong những tranh cãi xoay quanh việc sử dụng dữ liệu của người dùng, và việc chúng dễ dàng bị lạm dụng như thế nào. Facebook không phải là công ty công nghệ duy nhất sống dựa vào những dữ liệu mà người dùng trao cho một cách "tự nguyện". Google lưu trữ các thông tin của bạn dựa trên những thứ như lịch sử tìm kiếm, các truy vấn trên Gmail và Google Maps,... Google và Twitter trong quá khứ cũng đã không ít lần phải nhận những chỉ trích khi để dữ liệu của người dùng bị lạm dụng.
Đại diện của Google và Twitter đều từ chối bình luận về thông tin đang nằm trong tầm ngắm của Chính phủ.
Vào tháng 11 năm ngoái, cả ba công ty đều đã ra điều trần trước Quốc hội về tính minh bạch của nền tảng của mình, nhưng không có CEO nào tham gia cả. Thay vào đó, họ cử những luật sư giỏi nhất của mình ra làm việc. Động thái này không giúp các nhà lập pháp an lòng, bởi họ muốn có câu trả lời trực tiếp từ nhân sự cao cấp nhất của công ty, không phải những lời lẽ từ luật sư. Tuy nhiên, sau khi Mark Zuckerberg ngồi lên chiếc "ghế nóng", chắc chắn Quốc hội sẽ có đủ lý do để gây sức ép lên Google và Twitter.
"Rất nhiều lo ngại dấy lên từ sau vụ điều trần đầu tuần này, liên quan tới các vấn đề riêng tư. Có thể nói đây là chuyện rất lớn và không chỉ Facebook bị vạch tên mà Twitter cũng phải vậy, hay Google, YouTube cũng không thể vô can",Thượng nghị sĩ Mark Warner chia sẻ với CNETsau phiên điều trần với Mark Zuckerberg.
Theo CNET, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Chuck Grassley cũng đã mời CEO Google Sundar Pichai và CEO Twitter Jack Dorsey tới phiên điều trần của Thượng viện, nhưng cả hai đều không xuất hiện. Đây không nhất thiết là hành động đề nghị Pichai và Dorsey đứng ra điều trần giống như Mark Zuckerberg với Thượng viện. Việc họ muốn làm là để những công ty này hợp tác với Quốc hội nhiều hơn nhằm bảo vệ người dùng.
Áp lực lúc này không chỉ đơn thuần đứng trước Thượng viện, Hạ viện để điều trần mà Quốc hội Mỹ đang hối thúc Google, Twitter hỗ trợ cơ quan quản lý.
Mark không chỉ là CEO đầu tiên của một công ty lớn phải điều trần về những mặt trái của mạng xã hội. Ông chủ Facebook còn là người đầu tiên đưa ra cam kết pháp lý cho phép chính phủ có quyền giám sát hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình.
Nhiều ngày trước buổi làm việc đầu tiên cùng Thượng viện, Zuckerberg tuyên bố ủng hộ dự thảo luật Quảng cáo trung thực, yêu cầu các công ty công nghệ phải công khai các quảng cáo trực tuyến liên quan tới chính trị được đính hướng ra sao và chi phí bao nhiêu. Không lâu sau khi Facebook tuyên bố hỗ trợ, CEO của Twitter cũng có động thái tương tự.
Giờ chỉ còn Google im lặng.
Mặt khác, Quốc hội cũng đang cần đến sự giúp đỡ của các công ty công nghệ theo nhiều cách khác nhau. Trong phiên điều trần trước Thượng viện, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã "nhờ" Mark Zuckerberg giúp soạn thảo luật với yêu cầu "trình cho chúng tôi một số văn bản dự thảo".
Sau buổi làm việc, thượng nghị sĩ Mark Warner đã yêu cầu đồng thời Facebook, Google, Twitter hợp tác với Quốc hội trong vấn đề an ninh quốc gia. Ông nói: "Quốc hội muốn Mark, Dorsey, Sergey cùng ngồi lại và nói chuyện với ủy ban tình báo về an ninh quốc gia, bởi đây là một vấn đề không thể tự biến mất".
Sergey được ông Warner nhắc tới chính là Sergey Brin, đồng sáng lập của Google.
" alt=""/>Sau Facebook, đến lượt Google và Twitter “vào tầm ngắm” của Quốc hội MỹNgay ở vòng đấu đầu tiên, cặp đấu giữa CLB Viettel - CLB Hà Nội B (trên kênh Thể thao TV HD, 17h - ngày 14/4) được coi là trận Derby của Thủ đô với những tài năng trẻ đầy triển vọng, hay cặp đấu giữa Long An - Bình Phước (ON Sports, 17h - 14/4) cũng khiến người hâm mộ chú ý ngay từ ngày đầu tiên.
Một mùa giải Hạng Nhất Quốc gia (V.League 2) 2018 chuẩn bị khởi tranh. Mùa giải trước, người hâm mộ đã chứng kiến phong độ xuất sắc của CLB Nam Định khi họ vượt qua những CLB sừng sỏ như CLB Viettel, CLB Bóng đá Huế hay Bình Phước. Ở mùa giải 2018, khán giả sẽ chứng kiến những CLB tên tuổi với khát vọng vươn lên V.League là những điểm nhấn thu hút nhất.
Giải hạng Nhất Quốc gia 2018 sẽ chính thức khởi tranh vào 14/4 tới đây với 1,5 suất thăng hạng. Giải đấu năm nay có 10 CLB tham dự gồm Bình Định, Bình Phước, Bóng Đá Huế, Công An Nhân dân, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Hà Nội (B), Long An, Viettel và XM Fico Tây Ninh.
" alt=""/>Giải hạng Nhất Quốc gia khởi tranh trên VTVcab từ ngày 14/4/2018