Hà Nội đón Tết sớm: Ngọt vị Tết xưa, tươi vị Xuân này.
Điểm cộng đầu tiên của lễ hội chính là sự hòa quyện khéo léo giữa Xưa và Nay, giữa miền ký ức về Tết cổ truyền với “công nghệ” trẻ trung thời hiện đại. Cũng có hái lộc đầu năm, xem quẻ may mắn, xin chữ ông Đồ… nhưng ở Du Xuân Ngọt Ngào, những hoạt động này đều được biến tấu đầy mới mẻ, thu hút các bạn trẻ.
Tại khu vực Cây Lộc Ngọt, không cần chọn những cành chồi non để… hái, ở đây, mỗi bạn trẻ có thể viết lời chúc, tự tay treo lên cây lộc ngọt, sau đó nhận về những món quà nhỏ xinh đầy ý nghĩa, như lời chúc lành được Ban Tổ Chức chuẩn bị sẵn.
Khu vực khiến người tham dự hứng thú nhất vẫn là khu vực “Xem quẻ đầu năm”. Hào hứng chờ “xem bói vui” cùng Quẻ Bánh Đầu Năm, Trâm Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) thích thú: “Mình rút được một lời chúc may mắn đầu năm, nên cảm thấy rất vui và phấn khởi.”
![]() |
Ai cũng thích những lời chúc tốt lành, hài hước tại “Quẻ bánh đầu năm” |
Sôi nổi không kém, Hội Đua Gà tái hiện lại trò chơi dân gian của Tết cổ truyền qua trò chơi điện tử tương tác, nơi các bạn trẻ thi “đua” bằng cách đạp xe hết tốc lực, để đưa chú gà “ảo” về đích.
![]() |
Những chú gà “máy” công nghệ khiến giới trẻ thích thú |
Còn với các bậc cha mẹ có con nhỏ, khu vực Nét Chữ Ngọt Ngào tái hiện lại không gian “cho chữ” của các ông Đồ lại là nơi rộn rịp nhất. Tú Anh (29 tuổi) bật mí cô xin chữ cho bé Na vừa được 5 tuổi của mình: “Năm sau Na vào lớp 1, xin chữ đầu năm mong con học giỏi, giống như truyền thống ngày xưa, bố mẹ mình luôn xin chữ những dịp Tết, để nhắc nhở các con truyền thống hiếu học vậy…”.
![]() |
Rộn rịp khu vực ông Đồ “cho chữ” nhắc nhở truyền thống hiếu học ngày xưa |
Tròn vị Tết yêu thương
Không chỉ có những khu vui chơi rộn ràng, lễ hội ‘Du Xuân Ngọt Ngào’ còn tạo ra những khu vực khá “lắng đọng”, để mỗi người đến đây đều cảm nhận hết ý nghĩa của Tết. Một trong số những điểm nhấn đó chính là Phố Hàng Ngọt, mở ra ký ức ngọt ngào của tuổi thơ nhiều năm về trước.
Vừa cho con quan sát cách gói bánh chưng tại đây, chị Ngọc Uyên vừa giải thích cặn kẽ từng thao tác và ý nghĩa của việc gói bánh chưng ngày Tết. Chị chia sẻ: “Trẻ con thị thành không biết đến nồi bánh chưng nóng hổi như mình ngày xưa nữa, nhưng ở những lễ hội thế này, bé có thể cảm nhận được phần nào ý nghĩa của Tết, hình dung được những kỷ niệm mà tuổi thơ cha mẹ từng trải qua”.
![]() |
Các bé sẽ hình dung được kỷ niệm tuổi thơ cha mẹ từng trải qua khi quan sát gói bánh chưng bên Mái Nhà Xưa |
Sau một vòng trải nghiệm đủ mọi cảm xúc về Tết Việt, các gia đình trẻ còn có thể tận hưởng thêm chút không khí lãng mạn, thưởng thức bánh quy bơ Lu thượng hạng bên mô hình tháp Eiffel tại khu vực “Ngọt Yêu Thương, Đậm Chất Pháp”. Đây cũng là nơi các bạn trẻ có thể đem về các món quà đẳng cấp để biếu tặng gia đình, bạn hữu.
Buổi tối tại lễ hội, không khí “vui xuân” càng tưng bừng hơn với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiết và các tiết mục văn nghệ đặc sắc trên Sân Khấu Vạn Niềm Vui. Những tên tuổi vốn quen thuộc như nhóm OPlus, ca sĩ Hồ Quang Hiếu, ca sĩ nhí Gia Khiêm … đã khiến sân khấu mỗi lúc một đông.
![]() |
Vui hết mình tại sân khấu Vạn Niềm Vui |
Lễ hội ‘Du Xuân Ngọt Ngào’ dành cho các bạn trẻ ở miền Nam sẽ diễn ra từ 15h đến 22h ngày 15/1/2017 tại Nhà Văn hoá Thanh Niên với sự góp mặt của ca sĩ Bảo Thy, Thanh Duy, Nhóm Lip B, ca sĩ nhí Hoàng Anh (Giọng Hát Việt Nhí), nhóm hài Xpro. Đừng quên hòa mình vào không khí xuân náo nức này nhé.
Thu Hằng
" alt=""/>Sau Hà Nội, TP.HCM sẽ 'Du Xuân Ngọt Ngào' vào 15/1
![]() |
Bánh chưng, Việt Nam: Bánh chưng là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ của mỗi gia đình người Việt vào mỗi dịp tết đến xuân về. Nguyên liệu chủ yếu của bánh chưng bao gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong sau đó được đem đi luộc chín. Món bánh này được biến tấu thành bánh tét ở khu vực miền Nam. Ảnh: Vũ Minh Quân - Việt Hùng. |
![]() |
Bánh buuz, Mông Cổ: Tết cổ truyền ở Mông Cổ có tên gọi là Tsagaan Sar (Tết Tháng Trắng). Vào dịp này, ngoài những món ăn làm từ thịt cừu, thịt ngựa, bất cứ gia đình nào cũng sẽ làm món bánh buuz. Hình dáng bên ngoài bánh khá giống bánh bao, nhưng có vỏ làm bằng bột mì và nhân thịt cừu băm nhuyễn trộn hành tây. Ảnh: Altaaskitchen. |
![]() |
Bánh tteok, Hàn Quốc: Bánh tteok (bánh gạo) là một món ăn truyền thống gắn liền với đời sống của người dân Hàn Quốc trong tất cả các ngày lễ tết và ngày kỷ niệm trong năm. Bánh được làm từ gạo nếp và hấp chín. Bánh có nhiều cách chế biến, nhiều hương vị và hình dáng vô cùng bắt mắt. Ảnh: Orientalmart. |
![]() |
Bánh niên cao, Trung Quốc: Bánh niên cao được làm từ gạo nếp, bột mì, muối, nước và đường. Màu của đường tạo nên màu của bánh (trắng hoặc nâu). Người Trung Quốc ăn niên cao đầu năm, với mong muốn cả gia đình sẽ “kết dính, bền chặt” giống như chiếc bánh. Ngoài ra, trong Tết Nguyên đán, người Trung Quốc còn ăn mì trường thọ, sủi cảo, bánh bao... với ý nghĩa cầu mong may mắn. Ảnh: Wikihow. |
![]() |
Bánh tang yuan (bánh trôi tàu), Singapore: Ngoài những món ăn từ cá, bánh trôi tàu là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết của người Singapore, làm từ bột gạo và luộc chín, được tạo nhiều màu sắc và có nhiều loại nhân như đậu đỏ, vừng, trà xanh, khoai môn. Ảnh: Bakewithpaws. |
![]() |
Bánh mochi, Nhật Bản: Người Nhật đón năm mới vào ngày 1/1 theo lịch Dương giống như phương Tây nhưng vẫn giữ lại nhiều phong tục truyền thống. Dịp Tết, mỗi gia đình người Nhật đều ăn bánh mochi, với ước nguyện một cuộc sống nhiều may mắn, đủ đầy, dồi dào sức khỏe và trường thọ. Bánh có nhiều loại nhân và hương vị khác nhau như trà xanh, đậu đỏ, ... Ảnh: Wordpress. |
(Theo Zing)
" alt=""/>Món ngon: Các món bánh truyền thống dịp đầu năm mới ở các nước châu Á