Theo Quyết định 899 ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu CNC Hòa Lạcđến năm 2030, khu CNC Hòa Lạc được xác định là trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNC cấp quốc gia; là nơi ươm tạo doanh nghiệp CNC; đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, cung ứng dịch vụ và kinh doanh sản phẩm CNC. Trọng tâm phát triển của Khu CNC Hòa Lạc là các ngành công nghệ cao như: CNTT, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện từ, chế tạo máy, vật liệu mới, năng lượng mới... và danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Cũng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu CNC Hòa Lạc đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5/2016, khu CNC Hòa Lạc được bố trí ở hai phía của Đại lộ Thăng Long trên địa bàn xã Phú Cát, huyện Quốc Oai và các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hòa, Bình Yên, Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội với diện tích khoảng 1.586 ha. Về quy mô dân số, hiện trạng năm 2015 dân số, lao động trong khu CNC Hòa Lạc khoảng 12.600 người. Dự báo đến năm 2030, dân số, lao động trong khu sẽ là 229.000 người, trong đó dân số thường trú khoảng 99.300 người, tương ứng 40 - 50%.
Thông tin từ Ban quản lý khu CNC Hòa Lạc cho hay, công văn số 5647 ngày 3/10/2016 của UBND TP Hà Nội nêu rõ, thực hiện văn bản của Văn phòng Thành ủy về việc thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Bí thư Thành ủy tại buổi thăm và làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc, UBND thành phố giao Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan, UBND hai huyện Thạch Thất và Quốc Oai tiếp tục thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND Thành phố để phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch toàn bộ Khu CNC Hòa Lạc trong năm 2018.
Đồng thời, tập trung hoàn thành công tác kiểm đếm, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho các vùng diện tích thực hiện dự án vay vốn ODA; các nhiệm vụ đã được UBND Thành phố chỉ đạo tại Thông báo kết luận số 205 ngày 14/9/2016.
" alt=""/>Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu CNC Hòa LạcPhát biểu tại hội thảo “Phát triển nhân lực điện tử Việt Nam – Nhật Bản” do Bộ TT&TT tổ chức ngày 29/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh công nghiệp điện tử hiện có vị trí then chốt trong nền kinh tế Việt Nam, tác động mạnh đến các ngành khác.
Thời gian qua công nghiệp điện tử Việt Nam đạt doanh thu xuất khẩu điện tử, phần cứng hiện đứng trong top 12 thế giới, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 20-30%; nhiều tập đoàn đã đầu tư và liên tục mở rộng quy mô như Intel, Samsung Electronic, Canon, Microsoft…
Cùng đó, hiện số lượng lao động trong ngành công nghiệp điện tử đạt 350.000 người. Năm 2016 ước tính doanh thu phần cứng điện tử đạt khoảng 46 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 16%. Riêng xuất khẩu điện thoại di động đạt 30,8 tỷ USD, tăng gần 30%. Xuất siêu phần cứng điện tử đạt 12 tỷ USD.
Công nghiệp điện tử cũng đã được lựa chọn là một trong 6 ngành chiến lược trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, được cụ thể hóa thông qua Quyết định 1290/QĐ-TTg ngày 1/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động công nghiệp điện tử thuộc Chiến lược Công nghiệp hóa Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, là nước đi sau, công nghiệp điện tử Việt Nam từ trước tới nay chủ yếu dựa vào những lợi thế như nhân công dồi dào, chi phí thấp, người Việt khéo tay, kiên nhẫn, rất phù hợp với yêu cầu của ngành công nghiệp điện tử.
" alt=""/>Bộ TT&TT: Đào tạo nhân lực công nghiệp điện tử đạt chuẩn quốc tế là ưu tiên số 1Mới đây, Samsung thông báo ngừng sản xuất và ngừng bán vĩnh viễn Galaxy Note 7, đề nghị khách hàng trả máy hoàn tiền. Một phát ngôn viên của công ty trả lời Motherboard rằng số thiết bị thu hồi không được sửa chữa hay tân trang, bán lại: “Chúng tôi có quy trình loại bỏ điện thoại an toàn”.
Điều này nghe có vẻ hợp lý, tuy nhiên theo Motherboard, với môi trường đây là một thảm họa. Motherboard chỉ ra các công cụ và phương pháp mà Samsung hay Apple sử dụng để tái chế các thiết bị điện tử đắt tiền đặc biệt không hiệu quả. Dù smartphone như Note 7 chỉ nặng chưa đến nửa lạng, mất tới gần 75 kg vật liệu thô để sản xuất ra chúng. Con số trên Note 7 chắc chắn cao hơn nhiều vì nó là một trong những điện thoại hiện đại nhất và lớn nhất. Nhiều vật liệu, đặc biệt là kim loại đất hiếm, không thể sử dụng được nữa khi bị quay về dạng thô.
" alt=""/>Samsung định làm gì với toàn bộ máy Galaxy Note 7 thu hồi?