
Theo Ban tổ chức, với cuộc thi này, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được sáng tạo, học tập, tiếp thu và thể hiện năng lực và kỹ năng về dữ liệu mở và công nghệ mở trong những dự án theo chủ đề mà đội thi lựa chọn.
Cụ thể, các sinh viên sẽ tham gia theo đội, mỗi đội tối đa 5 thành viên và các thành viên có thể đến từ các lĩnh vực khác nhau. Các dự án, ý tưởng dự thi cần hướng đến những lĩnh vực chuyên đề như: Chống chịu thiên tai và khí hậu, sức khỏe con người và an sinh xã hội, bình đẳng giới, thành phố và cộng đồng bền vững, di chuyển và di dân an toàn.
Yêu cầu đặt ra cho các dự án tham gia OSM Hackfest 2023 là các ý tưởng phải thể hiện rõ ràng việc sử dụng công nghệ mã nguồn mở và dữ liệu mở hoặc bổ sung thêm các công cụ, dịch vụ hỗ trợ (không giới hạn). Ý tưởng sáng tạo và mức độ liên quan của vấn đề cũng cần mô tả rõ ràng, thể hiện tính sáng tạo trong sản phẩm.
Trong thông tin mới chia sẻ với VietNamNet, đại diện Ban tổ chức cuộc thi OSM Hackfest 2023 cho biết, hiện đã chọn được 12 đội sinh viên sẽ góp mặt tại vòng thi chung kết diễn ra ngày 28/7. Theo đó, các nhóm sinh viên đã ứng dụng công nghệ mở và dữ liệu mở để phát triển sản phẩm, giải pháp tham gia giải quyết những vấn đề lớn của xã hội hiện nay.
Đơn cử như: Dự án “Phát triển hệ thống quản lý thành phố vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải trên địa bàn TP.HCM” của nhóm DJ gồm 2 sinh viên Đại học Mỏ - Địa chất; dự án “Xây dựng app cảnh báo an toàn cho ngư dân đi biển” của nhóm HTTT cũng đến từ Đại học Mỏ - Địa chất; hay dự án “Website bán và giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường kết hợp với các ấn phẩm, video kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường” của nhóm SFIT Environment đến từ khoa CNTT, Đại học Giao thông vận tải.
Theo thống kê, trong 12 dự án của các đội giành quyền tham dự vòng chung kết OSM Hackfest 2023, có 5 dự án về lĩnh vực sức khỏe con người và an sinh xã hội, 3 dự án lĩnh vực chống chịu thiên tai và khí hậu, 3 dự án lĩnh vực thành phố và cộng đồng bền vững, 1 dự án về lĩnh vực di chuyển và di dân an toàn.
Trước khi đua tài tại vòng chung kết OSM Hackfest 2023, các đội thi có thời gian hơn 2 tuần để thực thi ý tưởng của nhóm mình, với sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia về công nghệ mở và dữ liệu mở trong nước cũng như ngoài nước.
Cuộc thi ứng dụng dữ liệu mở OSM Hackfest 2023 do khoa CNTT, Trường Đại học Mỏ - Địa chất và Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) phối hợp tổ chức có thể coi như một hoạt động hưởng ứng năm dữ liệu quốc gia 2023.
Qua cuộc thi, các sinh viên sẽ có kinh nghiệm thực tế về sử dụng dữ liệu không gian miễn phí và phát triển các sản phẩm sử dụng công nghệ mã nguồn mở.
Phát triển dữ liệu mở cũng đã được Bộ TT&TT xác định là 1 trong 4 nhóm nội dung chủ yếu của kế hoạch triển khai “Năm dữ liệu số quốc gia”, với chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”.
Theo Bộ TT&TT, mở và chia sẻ dữ liệu cho các bên khai thác sẽ giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế, xã hội cũng như tăng cường sự hợp tác giữa chính phủ với doanh nghiệp và người dân.
Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã xác định, đến hết năm nay tất cả các bộ, ngành, địa phương đều ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, bao gồm danh mục dữ liệu mở, công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, đến hết tháng 6/2023, số bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch cung cấp dữ liệu mở là 17, đạt tỷ lệ 19,7%; 17 bộ, ngành, địa phương đã triển khai cung cấp dữ liệu mở, đạt tỷ lệ 19,7%.
Sòng bạc Marina Bay Sands của Singapore đã đồng ý dàn xếp một vụ kiện, thanh toán cho một con bạc người Trung Quốc số tiền lên tới 6,5 triệu USD.
" alt=""/>Người được trả rất nhiều tiền chỉ để uống nước lọc quanh nămKhoảng 86% mật khẩu bị phá khi chụp ảnh nhiệt trong vòng 20 giây sau khi nhập và đưa vào hệ thống ThermoSecure, 76% bị phá trong vòng 30 giây. Tỉ lệ thành công giảm xuống 62% nếu chụp sau 60 giây. Ngoài ra, hệ thống cũng phá được khóa trong vòng 20 giây với cả những mật khẩu dài 16 ký tự.
Ký tự càng ngắn, tỉ lệ thành công càng cao. Cụ thể, mật khẩu 20 ký tự đoán trúng 82%, 8 ký tự đoán trúng 93% và 6 ký tự tỉ lệ là 100%.
Tiến sỹ Mohamed Khamis đến từ Trường Khoa học Máy tính thuộc Đại học Scotland cho rằng “để bắt trộm cần phải nghĩ như một tên trộm”. Vì vậy, họ phát triển ThermoSecure với suy nghĩ các thế lực xấu có thể khai thác ảnh nhiệt để xâm nhập máy tính, smartphone. Trong ảnh chụp bằng camera ảnh nhiệt, vùng màu sáng tương ứng với khu vực vừa được chạm vào. Khi phân tích mật độ của các khu vực ấm hơn, các nhà nghiên cứ sẽ xác định được các ký tự cụ thể, số lượng ký tự trong một mật khẩu và suy đoán thứ tự.
Theo ông Khamis, camera ảnh nhiệt ngày càng rẻ hơn và công nghệ máy học cũng dễ tiếp cận hơn. Vì vậy, mọi người có thể phát triển các hệ thống tương tự như ThermoSecure để đánh cắp mật khẩu. Điều quan trọng là nghiên cứu bảo mật máy tính phải phát triển ngang bằng với chúng để tìm ra những cách thức giảm thiểu rủi ro, đi trước kẻ xấu một bước.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí ACM Transactions on Privacy and Security. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra cách gõ của người dùng ảnh hưởng đến tín hiệu nhiệt để lại trên bàn phím, giúp bẻ khóa dễ hơn. Chẳng hạn, những người “mổ cò” sẽ gõ chậm hơn và có xu hướng đặt ngón tay trên bàn phím lâu hơn, tạo ra tín hiệu nhiệt kéo dài hơn so với người gõ thành thạo.
Trong khi đó, loại vật liệu của bàn phím cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nhiệt. Một số loại nhựa có khả năng duy trì nhiệt lâu hơn số khác.
Tiến sỹ Khamis khuyên mọi người nên sử dụng mật khẩu dài, khó đoán bất cứ khi nào. Bàn phím backlit sản sinh nhiều nhiệt nên khiến cho việc đọc ảnh nhiệt trở nên khó hơn. Do vậy, người dùng có thể cân nhắc dùng bàn phím backlit làm từ nhựa PBT để an toàn hơn. Cuối cùng, sử dụng các giải pháp xác thực thay thế mật khẩu như cảm biến vân tay, nhận diện gương mặt để giảm nguy cơ bị tấn công bằng ảnh nhiệt.
Du Lam(Theo DailyMail)
" alt=""/>Nhiệt độ ngón tay có thể ‘tố giác’ mật khẩu bạn đang dùng