Cùng với Porsche, việc sản xuất của Mercedes-Benz, Volkswagen, Audi, Skoda… đều đình trệ. Do thiếu vật tư từ Ukraine, Volkswagen phải tạm dừng hai nhà máy ở phía Đông nước Đức, trong đó có nhà máy Zwickau chuyên lắp ráp xe điện ID.4. Mercedes-Benz cũng phải cắt giảm sản lượng tại nhiều nhà máy trên khắp châu Âu trong tuần này. Hãng xe sang hàng đầu thế giới cho biết, đang làm việc với các nhà cung ứng để tìm nguồn cung thay thế.
Về phần mình, BMW đã tạm dừng hoạt động tại nhà máy chính ở Dingolfing (Đức). Theo Phát ngôn viên của hãng xe xứ Bavaria, các dây chuyền tại đây xuất xưởng khoảng 1.600 xe mỗi ngày, bao gồm các dòng sedan cao cấp Series 5/7/8. Cùng với đó, nhà máy BMW tại Munich, nhà máy Mini (hiện thuộc BMW) tại Hà Lan và Anh, cũng sẽ dừng nhiều quãng ngắn do thiếu linh kiện liên quan tới chiến sự Ukraine.
Ukraine là một trong những nguồn cung ứng vật tư quan trọng của ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là cho các nhà máy tại châu Âu. Một số tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đang vận hành các dây chuyền sản xuất tại quốc gia Đông Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể tới như Leoni AG (Đức), Fujikura (Nhật Bản), Aptiv (Đan Mạch), Nexans SA (Pháp)…
Ngoài dây điện, Ukraine cũng là nơi xuất khẩu khí neon phục vụ sản xuất vi chip, palladium phục vụ sản xuất bộ trung hoà khí thải, quặng nikel cho pin lithium-ion… Trong khi đó, Nga là nhà xuất khẩu nhôm lớn nhất thế giới. Đây là nguyên liệu quan trọng để chế tạo khung, gầm, vỏ ô tô.
Bên cạnh khó khăn nguồn cung, một số nhà máy tại Nga của các hãng ô tô lớn cũng phải tạm dừng các dây chuyền lắp ráp. Trong số này có nhà máy của Toyota và Hyundai tại thành phố St. Petersburg; nhà máy của Mercedes-Benz nằm gần Mátxcơva; nhà máy của Skoda (thuộc Volkswagen) tại Nizhny Novgorod và Kaluga… Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các nhà máy của Great Wall và Chery (Trung Quốc) tại Xứ Bạch dương.
Bên cạnh những khó khăn liên quan tới vật tư, chi phí mà các nhà sản xuất ô tô phải gánh còn tăng cao do các tuyến vận chuyển – đặc biệt là đường hàng không – giờ đây trở nên dài và vòng vèo hơn.
Những bất cập mới nảy sinh khiến hoạt động sản xuất ô tô trên toàn cầu – vốn đã chật vật với tình trạng thiếu linh kiện suốt năm 2021 - càng trở nên vất vả.
Theo ước tính ban đầu, sản lượng ô tô toàn cầu sẽ hao hụt khoảng 1,5 triệu xe – tương đương 2% so với mức sản lượng 84,2 triệu xe theo dự báo do hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit đưa ra trước khi xảy ra tình hình ở Ukraine. Ở kịch bản xấu nhất, mức hao hụt có thể lên tới 3 triệu xe.
Theo Hà Nội mới
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chiến dịch "quân sự đặc biệt" mà Nga đang thực hiện tại Đông Ukraine đã khiến nhiều nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga và việc này có thể gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp ô tô.
" alt=""/>Nhiều hãng ô tô phải dừng sản xuất vì thiếu nguồn cung linh kiệnCũng như anh Minh, anh Ngô Thế Quang (tập thể Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội) mua chiếc Toyota Vios đời 2004 với giá khoảng 100 triệu đồng mới được một tuần. Với một người lần đầu dùng xe cũ, mọi thứ đều mới mẻ, vậy nên khi chiếc xe liên tục “chết máy” và phải đẩy vào lề đường, anh Quang mới biết nước làm mát xe bị hết sau khi gọi điện cầu cứu người bạn. Rất may sau đó xe vào gara đã khắc phục được với giá khoảng 2 triệu đồng, chưa ảnh hưởng đến mức phải làm lại động cơ.
Nhưng vài ngày sau anh Quang lại thấy dấu hiệu dò rỉ nước làm mát, gara gần nhà cho biết két nước của xe quá cũ cần thay thế. Do gần Tết hàng đặt chưa về, anh Quang đành nhờ thợ vá víu tạm và không dám đi xa, sợ chẳng may nằm đường thì đến khổ.
Bán vội cũng chẳng ai mua
Cảm thấy không còn hứng thú như lúc mới lấy xe, anh Quang quyết định rao bán với suy nghĩ bán nhanh còn lỗ ít. Cũng có một vài người đến xem xe nhưng không chốt được ai cả. Một người buôn xe từ Hải Dương qua điện thoại còn mặc cả trước sẵn sàng mua xe với giá giảm một nửa, đồng ý thì mua ngay vì sát Tết rồi không thợ nào nhập lại xe cả.
Theo anh Nguyễn Đức Tuấn, một người kinh doanh ô tô cũ trên đường Phạm Hùng, thời điểm mua lại ô tô cũ của dân buôn gần như kết thúc từ giữa tháng 1, nửa còn lại họ chuyển sang bán nốt hàng tồn hoặc chuyển hướng cho thuê xe đi Tết. “Dòng xe cũ giá rẻ mua dễ nhưng bán khó, dân buôn như tôi chỉ tập trung vào những chiếc xe có tuổi đời dưới 10 năm tuổi, dễ làm hơn”, anh Tuấn nói.
Là một người thường xuyên tiếp xúc với sửa ô tô cũ, anh Huỳnh Trọng Nhân, chủ gara ô tô Trọng Nhân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng những chiếc xe giá rẻ mà tuổi đời từ 15 đến 20 năm tuổi thì không thể khẳng định “ngon, bổ, rẻ” được. “Ở nước ngoài, một chiếc ô tô có tuổi đời 5 đến 7 năm. Tại Việt Nam ô tô cũ vẫn còn giá trị vì giá xe mới quá đắt, nhưng chiếc xe quá 10 năm không tránh được phát sinh hư hỏng, nhất là các phụ tùng gầm, bệ, động cơ, hộp số theo thời gian sẽ đến lúc cần thay thế”, anh Nhân chia sẻ.
![]() |
Nước làm mát chảy thành vũng trong khoang động cơ xe anh anh Ngô Thế Quang sau khi mới mua được 1 tuần. Ảnh: Ngô Thế Quang |
Kỹ sư Lê Văn Tạch, chủ gara ô tô Lê Văn Tạch ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc khuyến cáo người dân không nên chọn mua xe quá cũ vào thời điểm sát Tết bởi đây là lúc các gara sửa xe bận rộn, không thể khắc phục nhanh những xe hỏng nặng. “Nên xác định mua xe với mục đích gì, bởi nếu chỉ để chạy Tết thì quá phí, còn nếu xác định lâu dài cần có thời gian tìm hiểu, đưa xe đến nơi uy tín kiểm tra. Không nên vội vàng mua chiếc xe chưa được thẩm định kỹ, từ hồ sơ cho đến chất lượng”, kỹ sư Tạch nói.
Các chuyên ô tô cũng đưa ra lời khuyên cho các gia đình lần đầu mua xe, nếu mua xe quá cũ cần cân nhắc thật kỹ, bởi đa số nhóm khách này thiếu kiến thức sử dụng nên dễ mắc sai lầm đối với loại xe cần sự hiểu biết nhất định này.
Đình Quý
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chưa năm nào ô tô đã qua sử dụng lại được khách hàng quan tâm nhiều như năm nay. Những ngày cận Tết, việc mua một chiếc xe cũ bình dân với giá hợp lý đang trở nên bất khả thi với nhiều người.
" alt=""/>Vợ chồng trẻ vỡ mộng ô tô về quê ăn Tết vì trót mua xe cũ 20 năm tuổiTuy nhiên, trên một số diễn đàn xe, câu chuyện tranh cãi về sự chính xác của tem dán nhãn năng lượng vẫn còn khá nóng.
Anh Nguyễn Đức Thủy (Vĩnh Tuy, Hà Nội) là người rất hay đi “phượt” cho rằng với mức tiêu hao theo công bố của xe số hiện nay dưới 1,7 lít/100km và xe tay ga trên dưới 2 lít/100km có vẻ là con số “đẹp” so với thực tế.
“Tôi có chiếc xe 110cc mua cách đây 3 năm, cuối tuần hay chạy cùng bạn ra ngoại thành, để ý mức tiêu thụ nhiên liệu cũng phải gần 2 lít/100km. Còn nếu xe mới bảo dưỡng xong thì mức tiêu thụ có giảm một chút”, anh Thủy nói.
Cũng cho rằng số liệu công bố trên tem chỉ là quảng cáo, anh Trương Tuấn Tú (Kim Mã, Hà Nội) cho biết chiếc xe tay ga 125cc mua năm 2017 thường đổ bình hết 100.000 đồng khoảng 7 lít, cũng đi được 270 km trong một tuần, tính ra khoảng 2,6 lít/100km, vẫn cao hơn 0,35 lít so với công bố mới.
“Cách đây chưa lâu, một số nhà sản xuất ô tô thương hiệu Nhật, Hàn đã phải xin lỗi và đền bù khách hàng vì nói quá mức tiêu hao nhiên liệu thì làm sao tin được con số quảng cáo”, anh Tú nhận xét.
Ở quan điểm ngược lại, anh Nguyễn Đức Hậu (Sóc Sơn, Hà Nội), quản trị một diễn đàn về xe lại nghĩ khác. Anh Hậu nói: “Mức tiêu hao thực tế sẽ không thể đúng như tem dán vì còn nhiều yếu tố tác động, nhưng không thể sai lệch quá nhiều. Thông tin tiêu hao nhiên liệu công bố trên trang của Cục Đăng Kiểm thì phải dựa vào kết quả thử nghiệm theo một chuẩn nhất định”.
Dù còn khá tranh cãi, nhưng theo anh Nguyễn Quang Đức (trưởng đại lý một cửa hàng xe máy trên phố Lê Duẩn, Hà Nội), từ khi việc dán tem nhãn năng lượng là bắt buộc, thông số này giúp nhân viên bán hàng cũng dễ tư vấn cho khách xem xe hơn.
![]() |
Người đi mua xe máy quan tâm mức tiêu thụ xăng như là một yếu tố quan trọng quyết định việc mua xe |
“Đa số khách hàng khi mua xe đều quan tâm đến mức tiêu hao nhiên liệu. Trước đây, nhân viên bán hàng nói bằng miệng nhưng khách dễ quên thậm chí họ cũng có ý ngờ vực nhưng nay trên tem dán nhãn năng lượng thể hiện rõ, trước mắt rất tiện lợi cho cả người án lẫn người mua”, anh Đức kể.
Hiện tại theo công bố trên cổng thông tin Cục ĐKVN, ở nhóm xe tay ga, 3 mẫu xe đứng đầu là Yamaha Grande (1,69 lít/100km), Yamaha Latte (1,8 lít/100km) và Yamaha Janus (1,87 lít/100 km) chiếm 3 vị trí cao nhất. Tiếp sau là 2 mẫu xe của Honda gồm: Vision (1,87 lít/100km) và SH Mode (1,9 lít/100 km)…
Ở nhóm xe số (không bao gồm xe 50cc), dẫn đầu là Yamaha Jupiter Fi (1,55 lít/ 100km) và Yamaha Sirius Fi (1,57 lít/ 100 km). Tiếp sau là các mẫu xe Honda Blade (1,60 lít/ 100 km) và Honda Ware Alpha (1,6 lít/ 100km)…
Đối với các dòng xe máy phổ thông dưới 175cc, mức tiêu hao nhiên liệu trung bình dao động từ 1,8 đến 2,23 lít/100km. Với các dòng xe phân khối lớn, mức tiêu hao nhiên liệu phổ biến từ 3,2 đến 7 lít/100km.
Thông số trên tem nhãn năng lượng có chính xác?
Để tìm hiểu vấn đề này, VietNamNet đã trao đổi với ông Yano Takeshi, Chủ tịch Yamaha Motor Việt Nam. Ông cho hay: “Về mặt kỹ thuật, Yamaha và Cục Đăng Kiểm có phương thức đo hoàn toàn giống nhau, từ đó mới có thể đánh giá, so sánh và đưa ra kết quả chính xác nhất”.
Vị chủ tịch thông tin thêm, con số công bố trên nhãn năng lượng ở tất cả các xe máy hiện nay là số liệu đo kiểm của Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC) thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam. Do đó kết quả này là hoàn toàn khách quan.
![]() |
Tất cả các xe máy đều phải dán tem năng lượng từ 1/1/2020 |
Cũng giống Yamaha, đại diện của Công ty Honda Việt Nam cho biết kết quả đo thử nghiệm nhiên liệu đều áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới QCVN 77:2014/BGTVT.
Theo ông Nguyễn Đông Phong, Giám đốc NETC, mức tiêu thụ nhiên liệu công bố được áp dụng theo quy chuẩn chung, được thực hiện bằng các phép thử loại I, loại II và phép thử bay hơi nhiên liệu như hướng dẫn của QCVN 77:2014/BGTVT. Trong đó, đối với nhiên liệu xăng phải có trị số ốc tan RON nhỏ nhất là 95.
Một chuyên gia marketing lâu năm trong ngành xe máy cho rằng, trong tương lai, quy định về công khai mức tiêu thụ nhiên liệu qua việc phải dán tem có thể hình thành một cuộc đua giữa hãng xe trong việc đầu tư công nghệ, cải tiến động cơ cũng như thiết kế khí động học để tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Theo đại diện Yamaha Motor Việt Nam, trong các thị trường mà hãng đang bán thì mới có Việt Nam đưa quy định bắt buộc dán nhãn tiêu thụ nhiên liệu.
Trước Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có quy định bắt buộc về tiêu chuẩn tiêu thụ nhiên liệu cho xe hai và ba bánh, áp dụng từ ngày 1/1/2010. Nước này quy định, tất cả các xe bán ra không được vượt mức tiêu chuẩn tiêu thụ nhiên liệu. Ví dụ, xe máy từ 50 - 100cc không quá 2,3 lít/100km, từ 100 - 150cc không quá 2,5 lít/100km. Hiện quốc gia này đang xây dựng giai đoạn 2 của tiêu chuẩn tiêu thụ nhiên liệu nhưng chưa rõ lộ trình công bố.
Dù câu chuyện mức tiêu hao nhiên liệu “trên giấy” còn tranh cãi, các chuyên gia cho rằng mức tiêu hao thực tế sai khác chủ yếu do ảnh hưởng từ một số yếu tố khách quan như: tình trạng sử dụng xe, kỹ năng lái xe, môi trường giao thông, loại nhiên liệu sử dụng,…
Đình Quý
Tin bài, video xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mức tiêu thụ nhiên liệu của các mẫu xe máy công bố trên cổng thông tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ là cơ sở để người tiêu dùng tham khảo khi quyết định mua xe, nhằm tiết kiệm chi phí hàng tháng.
" alt=""/>Thực hư con số ngốn xăng trên nhãn năng lượng xe máy ở Việt Nam