Ngọc Châu xinh đẹp trong tà áo dài trắng thướt tha nhận bằng khen do lãnh đạo tỉnh Tây Ninh trao tặng trên đỉnh thiêng Nam Bộ. Xúc động khi trở về quê hương sau chiến thắng từ cuộc thi lớn nhất về tài sắc, người đẹp cho biết: “Ngày hôm nay Ngọc Châu tự hào khi được trở về và đứng trên nóc nhà Nam Bộ, tự hào khi chứng kiến núi Bà Đen và Tây Ninh nói chung đã phát triển rất nhiều, đã thay da đổi thịt. Bản thân Ngọc Châu, trên cương vị hiện tại, Ngọc Châu muốn mang hết sức trẻ của mình cống hiến, đồng hành quảng bá hình ảnh, con người Tây Ninh đến với bạn bè trong nước và quốc tế”.
Tân Hoa hậu đã có những khoảnh khắc ý nghĩa ngắm cảnh đẹp Tây Ninh từ lưng chừng trời trên tuyến cáp treo đạt kỷ lục thế giới và dạo bước trong không gian tưng bừng sắc hoa tại KDL Sun World Ba Den Mountain trên đỉnh núi Bà Đen.
Chuyến thăm nóc nhà Nam Bộ - biểu tượng của sự chinh phục, để ngắm toàn cảnh quê hương Tây Ninh tươi đẹp và chiêm bái tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, khám phá lịch sử Phật pháp tại khu trưng bày triển lãm nghệ thuật Phật giáo tại chân tượng Phật Bà là hành trình đầy ý nghĩa của tân Hoa hậu.
Ngọc Châu cùng nhiều du khách đã dừng chân tại khu vực Đại sảnh mái vòm tầng 1, tìm hiểu và khám phá về vũ trụ trong quan niệm của Phật giáo thông qua công nghệ chiếu phim video mapping với các thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại hàng đầu thế giới.
Kể từ khi khu du lịch Sun World Ba Den Mountain (thuộc hệ thống công viên của tập đoàn Sun Group) đi vào hoạt động, núi Bà Đen đã chuyển mình mạnh mẽ trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn, văn minh và hút khách hàng đầu cả nước. Du khách không chỉ dễ dàng hiện thực hóa giấc mơ chinh phục nóc nhà Nam Bộ, mà còn được chào đón bằng những nụ cười thân thiện, bằng một hành trình du ngoạn tuyệt vời với tuyến cáp treo mới lướt đi giữa núi, giữa mây, bái Phật cầu an và tìm hiểu văn hóa Phật giáo, giữa cảnh sắc tưng bừng hoa nở.
Doãn Phong
" alt=""/>Người dân Tây Ninh chào đón tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt NamCô Dương Thị Thu, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho biết: Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc có dự án xây mới tại địa chỉ số 50 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội nhưng đến nay chưa thực hiện được vì còn khó khăn, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Vì vậy, nhà trường vẫn phải cho học sinh học tập tại địa chỉ số 18, ngõ 294 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội và nằm trong ngôi đình làng Kim Mã Thượng.
Tình trạng học sinh phải học luân phiên còn diễn ra ở một số khu vực ven đô, địa bàn có tốc độ đô thị hóa rất nhanh.
Tính đến tháng 12/2015, dân số tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai là 32.600 người nhưng đến cuối tháng 6/2016, số lượng dân đã tăng đột biến lên 52.282 người.
Mặc dù số lượng dân số cơ học tăng lên nhanh như vậy nhưng đến nay, trên địa bàn phường Hoàng Liệt chỉ có duy nhất 1 trường tiểu học ở khu đô thị Tây Nam thuộc bản đảo Linh Đàm với 30 phòng học. Với số lượng trẻ đến độ tuổi đi học rất lớn nên nhà trường đã phải báo cáo với các cấp lãnh đạo cho phép sử dụng các phòng chức năng thành phòng học vì thế đến nay, trường tiểu học Hoàng Liệt có 40 phòng học.
Tuy nhiên, trên thực tế, trường tiểu học Hoàng Liệt hiện đang có 2.238 học sinh chia làm 48 lớp học nhưng trường chỉ có 40 phòng nên để đảm bảo chỗ học cho tất cả học sinh, nhà trường phải bố trí 8 lớp học tập, nghỉ học luân phiên.
Nhiều khu chung cư được xây dựng tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai nhưng đến nay chỉ có duy nhất 1 trường tiểu học
Nhiều khu chung cư được xây dựng tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai nhưng đến nay chỉ có duy nhất 1 trường tiểu học
Ông Tạ Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, đến tháng 9/2016, trên địa bàn phường Hoàng Liệt có 62 chung cư. Trong đó, hơn một nửa số chung cư này có độ cao trên 20 tầng và có tòa nhà với trên 800 hộ dân sinh sống. Sắp tới có thêm một số chung cư nữa hoàn thành thì dân số và số lượng trẻ đến tuổi đi học tại địa bàn sẽ lại tăng thêm.
Dân số tăng nhanh chóng mặt nhưng hiện phường Hoàng Liệt chỉ có 1 trường tiểu học. Bất cập này là từ khi xây dựng các khu đô thị, tòa nhà chung cư, các chủ đầu tư không chú trọng đến việc xây dựng thêm trường học. Chỉ riêng khu vực chung cư hỗn hợp gồm 12 tòa nhà với khoảng 9.600 hộ dân nhưng khi quy hoạch và xây dựng các tòa nhà này lại không có trường tiểu học nào.
Trường chung sân với nhà dân mong mỏi có nơi học tập tốt hơn
Nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội, trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm Hà Nội có 19 lớp học với tổng số là 745 học sinh được chia ra học tại 3 địa điểm nhưng diện tích đều rất nhỏ hẹp, chung với khu dân cư đang sinh sống, không có sân chơi để tổ chức cc hoạt động ngoại khóa, vui chơi cho học sinh.
Tại điểm trường chính ở 35 Trần Hưng Đạo, Hà Nội chỉ có 6 lớp học nhưng trường tiểu học Võ Thị Sáu lại sử dụng chung sân với một số hộ dân không ở nhưng lại cho nhà hàng ăn uống thuê, có nhiều người ra vào không kiểm soát được nên khó đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh.
Trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chung sân với một số nhà dân và hộ không ở nhưng lại cho nhà hàng ăn uống thuê
Trường tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chung sân với một số nhà dân và hộ không ở nhưng lại cho nhà hàng ăn uống thuê
Vì sân trường rất nhỏ hẹp nên đến giờ thể dục, nhà trường chỉ sắp xếp cho 1 lớp học, còn lại là hoạt động thể dục giữa giờ thì học sinh phải tập ở trong lớp. Không những vậy, tại trước cổng trường lại là điểm đỗ xe buýt nên rất nguy hiểm cho học sinh và phụ huynh đến trường và tan học.
Điểm trường ở 18 Hàm Long, Hà Nội lại nằm sâu trong ngõ, sát cạnh chùa Hàm Long và đường vào trường có nhiều quán hàng ăn uống. Sân trường rất nhỏ không đảm bảo cho gần 500 học sinh. Với khung cảnh như vậy không đảm bảo về môi trường, cảnh quan sư phạm.
Điểm trường thứ 3 tại địa chỉ 24 Trần Hưng Đạo nằm trong khu tập thể, duy nhất có 1 lớp học với diện tích khoảng 30 m2 nhưng có sự bất cập là khu vệ sinh lại nằm luôn trong lớp học.
Cô Lê Thúy Quỳnh, Hiệu trưởng trường Võ Thị Sáu cho biết, hiểu được sự thiếu thốn, bất cập về cơ sở vật chất tại trường, UBND quận Hoàn Kiếm đã tham mưu với thành phố Hà Nội đưa ra 2 địa điểm: 13 Phan Huy Chú và 36 Trần Hưng Đạo để xây dựng trường ở đó. Toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh nhà trường rất mong mỏi có một cơ sở học tập ổn định với đầy đủ khung cảnh sư phạm nhưng đến nay vẫn chưa có được.
Nhằm phục vụ nhu cầu của nhiều phụ huynh muốn cho con học 2 buổi/ngày, từ nhiều năm nay, ngành GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu các trường tiểu học tạo mọi điều kiện tốt nhất để học sinh được học bán trú tại trường.
Thế nhưng, với một ngôi trường nhìn bề ngoài khá khang trang, sạch đẹp và nằm ngay trên tuyến phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhưng trường tiểu học Lê Ngọc Hân không thể thực hiện được việc cho học sinh học 2 buổi/ngày ngay tại trường. Bởi vì tại địa điểm của trường, buổi sáng là dành cho học sinh cấp THCS, buổi chiều dành cho cấp tiểu học.
Đến nay, trường tiểu học và THCS Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng vẫn cho học sinh học tập chung với trường tiểu học tại 41 Lò Đúc, Hà Nội nên học sinh cấp I vẫn chưa được học 2 buổi/ngày ở trường
Đến nay, trường tiểu học và THCS Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng vẫn cho học sinh học tập chung với trường tiểu học tại 41 Lò Đúc, Hà Nội nên học sinh cấp I vẫn chưa được học 2 buổi/ngày ở trường
Cô Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Ngọc Hân cho biết, quận Hai Bà Trưng và thành phố Hà Nội đang tiến hành các thủ tục để tách trường tiểu học và THCS Lê Ngọc Hân thành 2 địa điểm khác nhau. Theo đó, khu đất nhà máy rượu Hà Nội ở phố Nguyễn Công Trứ được dành để xây dựng trường cấp II.
Các thầy cô giáo và phụ huynh trường tiểu học Lê Ngọc Hân đang rất mong muốn trường THCS Lê Ngọc Hân sẽ được di dời sang địa điểm mới trong thời gian sớm nhất.
Cơ sở vật chất trường học quyết định rất lớn đến việc các trường tiểu học đảm bảo cho học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày và không phải học tập luân phiên. Vì vậy, bài toán đặt ra ở đây là các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội phải nâng cấp, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học và đội ngũ giáo viên đạt chất lượng tốt hoặc phải có những biện pháp hữu hiệu khi mà quỹ đất xây dựng trường học tại địa phương không còn. Những vấn đề này sẽ được báo điện tử VOV đề cập trong những bài viết tiếp theo.
Theo VOV
" alt=""/>Hệ luỵ từ việc học luân phiên ở các trường tiểu học Hà NộiLượng xe bán ra gồm xe 23.087 du lịch; 6.945 xe thương mại và 222 xe chuyên dụng. Phân khúc xe du lịch có mức tăng trưởng tới 30% so với tháng trước.
VinFast cũng thông tin đã bán ra tổng số 2.137 trong tháng 7. Cụ thể, VinFast đã bàn giao cho khách hàng 766 xe Fadil, 1.085 xe Lux A2.0, 224 xe Lux SA2.0 và 62 xe VF e34 trong tháng 7/2022. Đây là tháng ghi nhận doanh số cao đặc biệt của Lux A2.0, với hơn 1.000 xe bán ra.
Hãng xe Việt cũng cho biết, khó khăn về chuỗi cung ứng linh kiện tiếp tục ảnh hưởng tới kết quả sản xuất, kinh doanh của mẫu ô tô điện VF e34, khi chỉ có 62 xe được bàn giao.
Còn TC Motor đã giao 5.792 xe đến tay khách hàng. Lượng xe bán ra tăng 35,2% so với tháng 6/2022. Trong đó, Hyundai Accent đạt 1.423 xe đến tay khách hàng, tăng 31% so với tháng 6/2022. Các mẫu xe gầm cao của hãng như Hyundai Santa Fe, Creta đều tăng trưởng tốt.
Với 38.183 chiếc ô tô tiêu thụ (không tính lượng xe bán ra của các thương hiệu xe sang nhập khẩu), thị trường ô tô Việt Nam đã có đà tăng trở lại sau 1 tháng giảm sâu khi các chính sách kích cầu kết thúc.
Mức tăng trưởng của thị trường ô tô tháng 7 là do nhiều khách hàng tranh thủ lấy xe trước tháng Ngâu, do tâm lý người Việt thường kiêng mua sắm vào thời gian này. Theo thông lệ, đây cũng là thời gian thấp điểm của thị trường ô tô hàng năm.
Tuy vậy, theo nhận định tháng Ngâu năm nay sức mua sẽ không giảm sâu do nhiều khách hàng vẫn có nhu cầu mua, nhận xe do nguồn cung vẫn còn khan hiếm. Cùng với đó chính sách kích cầu từ các hãng xe và đại lý cũng sẽ kéo lại sức mua.
Cơ cấu các phân khúc xe tiêu thụ tại Việt Nam. Nguồn: VAMA |
Tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 7/2022 đạt trên 291.000 xe. Trong đó, các hãng xe thuộc VAMA bán ra tổng số 232.094 xe, tăng 39% so với 2021. VinFast bán 16.832 chiếc còn TC Motor giao 42.189 xe đến tay khách.
Phúc Vinh
Chờ mua xe mới bất thành, nhiều khách hàng đã quay sang tìm “xe lướt” khiến thị trường ô tô đã qua sử dụng trở nên sôi động, giá xe cũ tăng cao. Nhiều mẫu SUV hàng lướt có giá cao hơn cả xe mới.
" alt=""/>Khách hàng Việt cấp tập mua xe trước tháng Ngâu