Theo đó, thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của UBND TP Hà Nội về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.
Nghiêm túc thực hiện các quy định, chỉ đạo của Trung ương và thành phố có liên quan đến quản lý, xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Thực hiện nghiêm công văn của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo có liên quan...
![]() |
Hà Nội ‘siết’ quản lý trụ sở làm việc và nhà, đất công |
Thành phố yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện về phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại các quyết định của UBND TP về: phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; phê duyệt phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa (nếu có); phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hóa của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án xử lý nhà, đất theo hình thức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ngoài báo cáo theo các nội dung và mẫu biểu quy định, thành phố Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội thu được từ việc bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Từ đó, phân tích những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong việc thực hiện bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đề xuất kiến nghị các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế để UBND TP Hà Nội xem xét, cho ý kiến chỉ đạo thực hiện.
Hà Nội giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở liên quan triển khai công việc cụ thể đến các đơn vị; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, phân tích, báo cáo UBND TP Hà Nội về kết quả thực hiện phương án sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất.
Trước đó, UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu chấm dứt ngay việc cho thuê, cho mượn, hợp tác, liên doanh, liên kết không đúng quy định của pháp luật đối với các cơ sở nhà đất được giao quản lý, sử dụng.
Theo đó, UBND TP Hà Nội chỉ đạo chấm dứt ngay việc cho thuê, cho mượn, hợp tác, liên doanh, liên kết không đúng quy định của pháp luật đối với các cơ sở nhà, đất được giao quản lý, sử dụng và thực hiện nộp toàn bộ số tiền thu được từ các hoạt động nêu trên vào ngân sách nhà nước.Tạm dừng các thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hồng Khanh
Hà Nội yêu cầu chấm dứt ngay việc cho thuê cho mượn hợp tác liên doanh liên kết không đúng quy định của pháp luật đối với các cơ sở nhà đất được giao quản lý sử dụng
" alt=""/>Hà Nội ‘siết’ quản lý trụ sở làm việc và nhà, đất côngChiều nay, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thị xã Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, đơn vị đang điều tra, làm rõ vụ chém người gây thương tích nặng cho anh Nguyễn Sỹ Yên (SN 1979, trú khối Tân Phú, phường Hòa Hiếu, Thị xã Thái Hòa) lúc 23h30, đêm 1/3, tại quán ăn trước cổng bến xe thị xã.
![]() |
Anh Yên bị chém gục tại quán ăn đang được điều trị tại bệnh viện |
Theo đơn trình báo của nạn nhân, vào giờ trên anh Yên đang cùng hai người bạn là Nguyễn Hữu Hoàng và Đặng Văn Hùng ở địa phương đang ăn cháo ở quán ăn Mai Việt (khối Tân Thành, phường Hòa Hiếu).
Lúc đang thanh toán tiền thì anh Yên bất ngờ bị hai thanh niên điều khiển xe máy dừng lại trước quán, tay cầm thanh kiếm dài khoản 80cm lao đến, chém tới tấp vào người khiến nạn nhân bị thương nặng.
![]() |
Một vết chém sâu ở tay anh Yên |
Được mọi người can ngăn, hai đối tượng đã lên xe máy bỏ chạy. Anh Yên sau đó được người dân đưa đi cấp cứu với nhiều vết chém.
Nạn nhân được chẩn đoán đa chấn thương, nặng nhất ở hai tay, hai chân, mất máu nhiều. Anh Yên đang được điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu, BV Đa khoa Tây Bắc.
Ngay sau khi hồi tỉnh, một số đối tượng đã được anh Yên nhận mặt và trình báo với cơ quan điều tra.
Hiện vụ việc đang được Công an Thị xã Thái Hòa tiếp tục điều tra, làm rõ.
2 băng nhóm với khoảng 30 đối tượng cầm hung khí lao vào đâm chém nhau ở Thủ Đức khiến 3 người bị thương.
" alt=""/>Đi ăn đêm, người đàn ông bị chém gục tại quánKhi ARM được rao bán, một số chuyên gia đã đặt ra khả năng Samsung sẽ nhảy vào cuộc đua tiếp quản ARM. Theo suy luận vì Nvidia có thể là mối đe dọa đối với Samsung khi tiếp quản ARM nên Samsung sẽ cân nhắc mua lại nó. Tuy nhiên, Samsung đã không mặn mà lắm với việc mua lại ARM vì lo ngại về xung đột giữa ARM và các doanh nghiệp hiện tại của Samsung.
Một ý kiến mạnh mẽ trong nội bộ Samsung là việc mua lại ARM sẽ khiến Samsung khó đạt được mục tiêu của kế hoạch “Tầm nhìn bán dẫn 2030”, nhằm đưa Samsung trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn hệ thống vào năm 2030.
Một người theo dõi ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, nếu Samsung mua lại ARM, họ sẽ mất nhiều khách hàng của xưởng đúc bán dẫn.
Giá của ARM cũng là một vấn đề. Vào năm 2019, doanh thu của ARM đạt 1,9 tỷ USD, chưa bằng 5% so với giá mua lại mà Nvidia đưa ra. Một số nhà phân tích cho rằng Samsung đang ở vị thế khác với Nvidia, một công ty chuyên về bộ xử lý đồ họa (GPU) và rất cần các công nghệ liên quan đến AP. Trong khi đó, Samsung đã tự sản xuất AP và đã đạt đến trình độ công nghệ cao.
Samsung giải thích rằng, ngay cả khi Nvidia thay đổi quan điểm trung lập mà ARM đã duy trì đối với khách hàng của mình và tăng giá giấy phép AP di động, thì điều đó sẽ không có tác động đáng kể. Một quan chức của Samsung cho biết thêm: “Trong khi chi phí cấp phép thiết kế cơ bản của một AP di động không chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất AP, thì mức giá 40 tỷ USD của ARM là quá cao để có thể cân đối được số thu và chi”.
Phan Văn Hòa(theo Businesskorea)
Samsung đã giành được hợp đồng với Qualcomm trong việc cung ứng độc quyền thế hệ chipset di động Snapdragon 875, ra mắt tháng 12 tới đây.
" alt=""/>Tại sao Samsung không quan tâm đến việc tiếp quản ARM?