Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng cho rằng, nhiệm vụ mà Đảng giao cho báo chí trong Nghị quyết TƯ 4 vừa là vinh dự và cũng là trách nhiệm nặng nề đối với những người làm báo.
Theo ông, thời gian qua báo chí đã đi đầu trong tham gia, phát hiện các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tệ nạn xã hội.
"Thực tế cho thấy, nhiều vụ án tham ô, tham nhũng, tiêu cực được các cơ quan chức năng xử lý bắt đầu từ thông tin của báo chí" - ông Thưởng ghi nhận.
Đồng thời, tham gia phản ánh tạo áp lực dư luận cần thiết thúc đẩy các cơ quan chức năng đưa các vụ việc xử lý nhanh, mang lại hiệu quả thiết thực.
![]() |
Tọa đàm Phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống |
Ông cũng ghi nhận sự phối hợp của các cơ quan báo chí với các cơ quan chức năng trong nhiều trường hợp khá nhịp nhàng như: Vụ Trịnh Xuân Thanh từ thông tin của báo Thanh Niên, vụ quán cà phê Xin Chào của báo SGGP…
Ông Hà Quốc Trị, ủy viên UB Kiểm tra TƯ cũng dẫn chứng hàng loạt các vụ việc có sự đóng góp không nhỏ của báo chí. Điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh được phát hiện từ phản ảnh của báo chí. Từ đó, Tổng bí thư chỉ đạo UB vào cuộc phát hiện hàng loạt sai phạm của tập thể cá nhân phải xem xét xử lý các tổ chức đảng và đảng viên.
Không máy móc "7 hồng, 3 tối"
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cũng lưu ý báo chí cân đối giữa xây và chống sao cho hài hòa.
“Chúng ta không máy móc '7 hồng 3 tối' nhưng để 1 tờ báo tổng kết 1 năm đưa 156 tin bài mà chỉ có 3, 4 tin bài tốt thì không phản ánh đúng tình hình của xã hội”, ông Thưởng lưu ý.
Ông yêu cầu các cơ quan báo chí khắc phục nhược điểm này, tuyên truyền hài hòa giữa tốt và xấu, tăng tin bài về cái tốt, nêu điển hình tiêu biểu có sức lan tỏa chứ không phải làm cho có.
Ông cũng lưu ý báo chí đấu tranh chống cái xấu thì thông tin phải chắc chắn, sắc sảo, dũng cảm, kiên định, không bị mua chuộc...
“Đây là trận địa khó khăn nhưng chính điều đó đòi hỏi tinh thần chiến đấu, dũng khí của người làm báo với tư tưởng 'phò chính trừ tà' để làm sao bảo vệ chính nghĩa chứ không phải 'đánh đấm'”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Ông cũng nhắc nhở tình trạng một số báo lập ra chỉ chuyên lấy lại tin bài của báo khác, còn phóng viên đến công ty này, công ty kia dùng thông tin tiêu cực để kêu gọi bảo trợ thông tin mà nói trắng ra không khác gì “tống tiền”.
Không chống bây giờ không có ngày mai
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo, một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do nhiều tờ báo trong quá trình tự lo gặp khó khăn cơm áo gạo tiền không giữ nổi mình.
Ông cũng yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường giáo dục đội ngũ người làm báo để khắc phục những hạn chế về suy thoái trong chính nội bộ.
“Ở ngoài người ta dùng nhiều từ về nhà báo nghe buồn lắm các đồng chí ạ. Người ta nói nhà báo bây giờ đâm thuê, chém mướn nhiều lắm. Người ta dùng từ đó nghe đau lòng lắm”, ông Thưởng nói.
Nhà báo Nguyễn Thu Hà, Phó Ban thời sự VTV cũng cho rằng, việc báo chí bị tác động và can thiệp trong quá trình phản ảnh các vụ việc tiêu cực là không hiếm. Vì vậy bà cho rằng các ban biên tập cần có bản lĩnh, bảo vệ chính kiến, không bị chi phối tác động của các nhóm lợi ích.
Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, ngoài việc chuyển tải nội dung chủ yếu của NQ TƯ 4, báo chí phải chuyển tải thế nào để làm cho người dân và cán bộ nhận thức được rằng “không thể không chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng”. Bởi vì “không chống bây giờ thì không có ngày mai” và sẽ không có Nghị quyết TƯ 4 lần sau nữa.
Phó TBT báo Tiền Phong Phùng Sưởng dẫn lại vụ Trịnh Xuân Thanh, dù Tổng bí thư có chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng khi báo chí liên hệ lấy thông tin gặp không ít khó khăn. Việc né tránh trả lời báo chí không chỉ dẫn đến tình trạng “1 nửa sự thật không phải là sự thật” mà còn khiến báo chí chùn tay, chán nản trong việc theo đuổi đi tới cùng vụ việc. Vì vậy, ông đề nghị, cần có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm của các bộ ngành, chính quyền các cấp trong việc trả lời báo chí, nhất là các vụ việc nóng. |
Thu Hằng
" alt=""/>Báo chí 'phò chính diệt tà' chứ không phải 'đánh đấm'Trong một thời gian ngắn, hàng loạt vụ tranh chấp căng thẳng đã diễn ra tại nhiều dự án chung cư tại Hà Nội. Như tại chung cư Home City (Cầu Giấy – Hà Nội), vấn đề tranh chấp kéo dài hơn nửa tháng nay nhưng đến nay các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Những bức xúc từ việc nhập nhằng địa chỉ một đằng, lối đi một lẻo đang khiến cho cư dân rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.
Căng thẳng càng leo thang tại chung cư Home City, mới đây ngày 5/3, hàng trăm cư dân mua căn hộ tại dự án tại đã tập trung diễu hành phản đối chủ đầu tư bịt lối đi cổng chính tại địa chỉ 177 Trung Kính, phản ánh những bức xúc kéo dài thời gian qua.
Cư dân Home City mang băng rôn tố chủ đầu tư “lừa đảo” và “treo đầu dê, bán thịt chó” sáng ngày 5/3. |
Theo phản ánh của cư dân, trong Hợp đồng mua bán căn hộ ký kết với các khách hàng chủ đầu tư đều lấy địa chỉ là 177 Trung Kính, tổ 51, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội làm địa chỉ chính thức. Song, từ khi bàn giao nhà cho cư dân, chủ đầu tư đã cho bảo vệ chặn lối đi này, yêu cầu tất cả cư dân phải đi lối ra đường Nguyễn Chánh. Sự thay đổi địa chỉ này đang gây ra hệ lụy, trong đó nhiều cư dân gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.
“Dưới góc độ pháp lý, có thể nhận định hành vi của Công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú – Trung Kính đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật kinh doanh bất động sản, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng – các hộ dân chung cư. … Các sai phạm của Chủ đầu tư – Công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú – Trung Kính rất cần có sự phối hợp, vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm rõ và xử lý theo đúng quy định pháp luật”. (Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh – Đoàn Luật sư Hà Nội) |
Về vấn đề này, nêu trong đơn phản ánh, cư dân cho biết, khi một số cư dân buộc phải làm thủ tục xin cấp sổ qua Chủ đầu tư (vì có vay ngân hàng, ký cam kết quản lý tài sản 3 bên giữa cư dân – chủ đầu tư – ngân hàng, nên muốn làm sổ đỏ thì bắt buộc phải làm qua Chủ đầu tư), chủ đầu tư yêu cầu những hộ dân đã đăng ký hộ khẩu và lấy địa chỉ 177 Trung Kính trong hộ khẩu phải lên Công an quận Cầu Giấy để đính chính lại địa chỉ. Cụ thể, địa chỉ phải bao gồm thông tin về số căn hộ, tòa nhà Home City, tổ 45, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Nếu thỏa mãn yêu cầu này, chủ đầu tư mới hợp tác hỗ trợ thủ tục làm sổ đỏ.
Tuy nhiên, công an quận Cầu Giấy trả lời, từ trước tới nay cấp hộ khẩu cho cư dân tòa nhà Home City đều lấy địa chỉ 177 Trung Kính – căn cứ theo địa chỉ ghi trên bìa hợp đồng mua bán căn hộ ký giữa dân và chủ đầu tư. Đồng thời, hiện nay hồ sơ đã kê khai được lưu trữ và nhập vào dữ liệu quản lý cư dân cũng như các quy định liên quan, nên Công an Quận Cầu Giấy không đồng ý sửa địa chỉ 177 Trung Kính thành địa chỉ khác. Điều này khiến nhiều hộ gia đình lo lắng trước nguy cơ bị “treo” sổ đỏ chỉ vì… cái địa chỉ?
Đắt xắt ra… “quả đắng”?
Trao đổi về những vấn đề xung quanh việc xảy ra tranh chấp đang khiến cư dân tại chung cư Home City bức xúc, luật sư Nguyễn Thế Truyền (Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh – Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, dưới góc độ pháp lý, có thể nhận định hành vi của Công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú – Trung Kính đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật kinh doanh bất động sản, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng – các hộ dân chung cư.
![]() |
Dự án xong, đường vẫn chưa thông. (Ảnh: Lối đi vào Home City từ đường Nguyễn Chánh. Theo phản ánh của cư dân, hai đầu đường quy hoạch 21m hiện nay vẫn chưa được thông). |
“Cụ thể, Khoản 3 Điều 8 Luật kinh doanh bất động sản 2014 nghiêm cấm hành vi công khai không đầy đủ, trung thực về thông tin bất động sản. Các thông tin này bao gồm quy mô, loại bất động sản, thông tin về vị trí, quy hoạch liên quan, đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, thực trạng công trình hạ tầng, dịch vụ liên quan, các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng,…
Khoản 1 Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cũng nghiêm cấm hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quản cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
Trong thực tế toàn bộ quá trình chào bán cũng như trong hợp đồng mua bán căn hộ, Chủ đầu tư luôn sử dụng địa chỉ 177 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội bên cạnh một địa chỉ khác là Tổ 51, Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điều này dù “vô tình” hay “hữu ý” đều khiến các hộ dân hiểu sai về vị trí của các căn hộ và chấp nhận chi trả số tiền không hề nhỏ” – Luật sư Truyền phân tích.
Cũng theo vị Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh – Đoàn Luật sư Hà Nội, các sai phạm của Chủ đầu tư – Công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú – Trung Kính rất cần có sự phối hợp, vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm rõ và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
“Sự việc cũng là bài học kinh nghiệm đắt giá cho người mua nhà, trong bối cảnh căn nhà vẫn còn là một giá trị vô cùng lớn, cần luôn luôn cần kiểm tra kỹ càng thông tin về dự án trên những nguồn chính thống khác nhau để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh” – vị luật sư nhấn mạnh.
VietNamNet tiếp tục thông tin.
Hà Nội yêu cầu công khai hàng loạt dự án “có vấn đề” UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường bất động sản. Trong đó, UBND TP yêu cầu các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Cục Thuế TP, Cảnh sát PCCC TP, UBND các quận huyện, thị xã, UBND các xã phường, thị trấn trên địa bàn TP tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản. Trong quá trình thực hiện UBND TP yêu cầu các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm công bố công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng, các dự án chậm tiến độ, dự án chậm tiến độ, dự án đã được giao đất nhưng chủ đầu tư chậm trễ trong việc xác định nghĩa vụ tài chính của các dự án, các dự án chủ đầu tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho người dân, các dự án chưa nghiệm thu chất lượng công trình đã đưa vào sử dụng, dự án chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào sử dụng. |
Hồng Khanh