Chia sẻ với phóng viênVietNamNetvào chiều 27/10, Sở TT&TT Đà Nẵng cho hay, ứng dụng ‘Danang SmartCity’ mới thêm tính năng ‘Mua hộ’, cho phép người dân dù ở nhà cũng có thể đặt mua nhiều loại nhu yếu phẩm, hàng hóa cần thiết, không phải ra đường trong điều kiện mưa, ngập do ảnh hưởng của bão Trà Mi.
Ngoài việc kịp thời hỗ trợ người dân lúc có thiên tai, bão lũ hay dịch bệnh, một điểm đặc biệt của tính năng ‘Mua hộ’ trên ứng dụng công dân số ‘Danang Smart City’ là người dân có thể đặt mua hộ nhiều loại nhu yếu phẩm của nhiều cửa hàng, nhiều nền tảng khác nhau cho 1 lần đặt hàng. Ngoài ra, người dân sử dụng tính năng này còn được miễn phí chuyển hàng.
Là ứng dụng di động đa dịch vụ được đưa vào sử dụng từ năm 2020, ‘Danang Smart City’ hiện cung cấp hơn 30 dịch vụ thông minh và các tiện ích tra cứu, thông tin, thông báo, cảnh báo kịp thời đến người dân, cộng đồng như: Khai báo, kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng; tra cứu hồ sơ một cửa, vi phạm giao thông, giá đất; theo dõi lượng mưa...
Cách đây hơn 7 năm, trong một dịp tình cờ nhìn thấy mô hình nuôi thỏ ở Đồng Nai, anh Phúc mê ngay loài vật có kích thước nhỏ, dễ thương này.
Anh Phúc cũng tinh ý nhận ra, loài vật này ít dịch bệnh, ăn uống đơn giản nhưng phát triển khỏe, nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh nên có thể giúp mình “phất” lên được.
Không nắm nhiều kỹ thuật, anh Phúc quyết tâm tìm hiểu, học hỏi, rồi khởi nghiệp với 12 con thỏ giống (10 cái, 2 đực). “Thỏ rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là rau sạch và thức ăn công nghiệp. Đến nay, trong trang trại của tôi có 1.500 con bố mẹ”, anh Phúc nói và cho biết, ngoài ra còn hàng nghìn con thỏ từ các trang trại đang liên kết với anh.
Đàn thỏ của anh Phúc chủ yếu là thỏ Pháp và New Zealand, đây là giống có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, vóc dáng lớn, sinh sản đều, thịt thơm ngon. “Thông thường thỏ nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản; mỗi năm thỏ đẻ 6-8 lứa, mỗi lứa chúng sinh 6-8 con. Còn thỏ thịt thì nuôi 4 - 4,5 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng hơn 2kg/con”, anh Phúc nói.
Khi thỏ sinh sản, anh Phúc để thỏ mẹ chăm sóc, cho đàn con bú. Đến khoảng 25 ngày, thỏ con mở mắt, cứng cáp thì anh mới tách ra khỏi thỏ mẹ để nuôi riêng. Anh Phúc nói thêm, muốn nuôi thỏ công nghiệp thành công phải chú ý đến việc xây dựng chuồng trại tách biệt, thoáng mát, đảm bảm vệ sinh; con giống phải đảm bảo chất lượng tốt như dòng thỏ Pháp, New Zealand…; phải đảm kỹ thuật chăn nuôi, tiêm ngừa bệnh tật và đặc biệt phải có thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, thịt thỏ trên thị trường rất được ưa chuộng, nên giá cả bình ổn. “Thỏ giống có giá 100.000 đồng/kg (thỏ đạt trọng lượng từ 2kg -2,5kg). Còn thỏ thịt có giá hơn 60.000 đồng/kg (tùy thời điểm). Thị trường tiêu thụ thỏ của trang trại tôi là ở TP. HCM, Vũng Tàu”, anh Phúc nói và cho biết, trung bình mỗi tháng anh cung ứng ra thị trường khoảng 3.000 con thỏ thịt.
Bên cạnh phát triển kinh tế gia đình, anh Phúc còn tư vấn, hướng dẫn các hộ dân tại địa phương và các tỉnh lân cận khi có nhu cầu mua con giống, thiết bị làm chuồng, hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình nuôi. Ngoài ra, anh còn bao tiêu sản phẩm đầu ra cho mọi người và cung cấp nguồn thức ăn cho thỏ với giá cả hợp lý.
Hiện nay, trừ hết chi phí, mỗi năm anh Phúc có thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ trang trại thỏ.