![]() |
Kindle 3 là sách điện tử bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam |
![]() |
Kindle 3 là sách điện tử bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam |
Chỉ trong vòng 6 ngày từ lúc ban quản trị nhóm Vietnam Art Space phát động chương trình, đã có gần 200 bức tranh được gửi tới ban tổ chức để tham gia hoạt động bán đấu giá tranh gây quỹ phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Hoạ sĩ Trần Thảo Hiền - người sáng lập nhóm và cũng là người lên ý tưởng cho chương trình chia sẻ, trong bối cảnh cả nước đang căng mình chống dịch bệnh, bản thân là một công dân Việt Nam, chị mong muốn được làm một việc gì đó trong khả năng của mình để chung tay với Chính phủ.
Từ suy nghĩ đó, chị đã kêu gọi cộng đồng hoạ sĩ gần 40 nghìn thành viên của nhóm Vietnam Art Space do chị sáng lập cách đây 5 năm cùng chung tay đóng góp bằng chính những tác phẩm của mình.
‘Gần 200 tác phẩm đã được gửi tới cho ban quản trị, sau đó chúng tôi chọn ra 89 bức tranh để tham gia bán đấu giá online. Trong vòng 6 ngày, 34 bức tranh đã được các nhà sưu tập mua. 240 triệu đồng đã được các hoạ sĩ gửi lại ban quản trị để chuyển khoản tới số tài khoản của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tiếp thêm nguồn lực hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Số tiền này tương đương với 70-100% giá trị các bức tranh được bán. Phần còn lại, chúng tôi muốn gửi lại các hoạ sĩ để chi phí cho việc đóng khung, vận chuyển tới người mua’.
![]() |
Tác phẩm 'Đò' của tác giả Hoàng Phúc Quý - một trong số những bức tranh được bán đấu giá |
Hoạ sĩ Thảo Hiền cho biết, sau khi chương trình đấu giá online kết thúc, nhiều hoạ sĩ và các nhà sưu tập tranh đã nhắn tin cho chị cảm ơn vì đã làm một chương trình có ý nghĩa. ‘Cả các hoạ sĩ và người mua đều rất vui vì đã đóng góp được cho cộng đồng. Tất cả mọi người đều vô cùng dễ thương’.
Đặc biệt, trong số các hoạ sĩ có tranh được bán trong đợt này có một hoạ sĩ nhí Trần Nam Long, 15 tuổi. Long là một cậu bé tự kỷ và bị điếc, đang sống ở Hà Nội cùng mẹ và em. Trước đó, tài năng của Long đã được nhiều người trong giới biết đến.
‘Bức tranh của Long vẽ một góc phố ở Hà Nội và có tới 2 nhà sưu tập muốn mua tranh. Cuối cùng, bức tranh được một nhà sưu tập giấu tên mua với giá 25 triệu đồng. Em và mẹ đã gửi tặng quỹ 50% số tiền bán tranh. Số còn lại, mẹ em sẽ dành để chi phí cho ca phẫu thuật ghép xương sắp tới của Long. Cảm kích tài năng và tấm lòng của 2 mẹ con, đã có 2 nhà hảo tâm trong cộng đồng ngỏ ý muốn tặng em mỗi người 5 triệu để chi trả cho ca mổ’.
![]() |
Tác phẩm 'Biệt thự 39 Tô Hiến Thành' của Trần Nam Long, 15 tuổi |
Người sáng lập nhóm cũng chia sẻ, sau chương trình đấu giá online này, nhóm lại đang tiếp tục kêu gọi các hoạ sĩ gửi tranh của mình lên trang để bán đấu giá đợt tiếp theo. Chủ đề lần này được nhóm đưa ra là ‘hoạ sĩ đã vẽ gì trong những ngày cách ly mùa đại dịch?’ với yêu cầu các tác phẩm phải được sáng tác trong khoảng thời gian tháng 4/2020.
Trong đó, 30% giá tranh vẫn sẽ được gửi cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. ‘Thực ra, rất nhiều hoạ sĩ trong cộng đồng còn khó khăn, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như thế này. Vì thế, chúng tôi muốn làm tiếp chương trình một phần là để ủng hộ các hoạ sĩ vượt qua giai đoạn khó khăn này’.
![]() |
Tác phẩm 'Phố' của hoạ sĩ Nguyễn Minh |
![]() |
Tác phẩm 'Niềm vui từ đất' của hoạ sĩ Hồ Minh Quân |
Chị Thảo Hiền cũng cho biết, những chương trình gây quỹ như thế này thường xuyên được nhóm tổ chức, ‘nên mọi người đã quen với việc này, chỉ cần phát động là mọi người tham gia rất tích cực’.
Trước đó, cộng đồng Vietnam Art Space từng tổ chức gây quỹ để xây dựng 2 lớp học bán trú cho học sinh vùng cao ở tỉnh Lai Châu, tặng học bổng cho học sinh nghèo, xây nhà chống lũ, tổ chức triển lãm cho đồng bào vùng cao…
Anh Từ Hữu Thuận (29 tuổi, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã chở 1.000 quả trứng vịt đến ủng hộ khu cách ly trên địa bàn với mong muốn chung tay đẩy lùi dịch Covid-19.
" alt=""/>Hoạ sĩ bán đấu giá tranh ủng hộ 240 triệu đồng chống dịchTrong thời gian cách ly tại nhà, chị Hằng nghe các đồng nghiệp kể lại rằng, các ‘group’ dân cư trên mạng xã hội bắt đầu ‘sục sôi’ điều tra thân nhân của toàn bộ gia đình người bị cách ly.
‘Thôi thì đủ các thông tin được đưa lên mạng kèm theo đủ kiểu bình luận không liên quan gì đến việc chống dịch như: tên, tuổi, nơi làm việc, chức danh, hoạt động chuyên môn, thậm chí cả ảnh trao quyết định nhận chức, hành tung đi lại, gặp gỡ của người bị nghi nhiễm…’.
Chị kể, chẳng cần biết người tự cách ly là F mấy, đã tiếp xúc với người bị nhiễm ở mức độ nào, nhiều cư dân sống xung quanh chỉ cần nghe nói ‘làm ở chỗ này, chỗ kia có người bị nhiễm’ là ngay lập tức liệt họ vào ‘danh sách đen’ cần tránh xa.
Thậm chí, kể cả những F1, F2, F3 đã được xác định là âm tính, cũng bị hàng xóm nhìn nhận là ‘đã mang virus trong người và toàn bộ người thân sẽ bị tránh như tránh tà’.
‘Mình được nghe kể có nhà hàng xóm còn lấy giẻ nhét kín vào lỗ trống ở cửa của nhà một F2’.
Hay như chuyện của em dâu chị Hằng, từ Tết tới giờ chưa gặp chị Hằng lần nào, nhưng khi biết nơi làm việc của chị có người bị nhiễm, 'cơ quan phun thuốc mù mịt chỗ em ngồi, rồi cho em nghỉ ở nhà luôn’.
‘Kể cả bạn sống ở khu cao cấp hay ổ chuột thì cũng gặp phải cảnh hàng xóm láng giềng xì xào, bàn tán, chỉ trỏ ngoài cổng’, chị Hằng nói tiếp.
Chị kể, hàng xóm bạn chị - người phải đi cách ly tập trung - thậm chí còn dò hỏi xem ‘nhà nó hay để xe chỗ nào trong hầm để còn tránh’.
Người dân Sơn Lôi quay trở lại cuộc sống bình thường sau khi lệnh cách ly toàn xã được gỡ bỏ hôm 4/3. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Sau khi chị này được xác định âm tính, được về nhà, hàng xóm còn nói khéo ‘nên vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ, vì đằng nào ở sạch thì cũng sướng hơn’.
Giống như chị Hằng, chị Vinh - một F2 bất đắc dĩ - cũng chia sẻ, có đôi yêu nhau, cô người yêu vì lo lắng về dịch tới mức hoảng loạn, ngày ngày nhắn cho anh hàng trăm tin, dặn anh phải thế này, phải thế kia. Không được đi ra chỗ này, không được gặp ai... làm anh bực bội phát cáu. Thế là cãi nhau, rồi chia tay, đến giờ vẫn chưa thể cứu vãn.
Khác với chị Hằng, tuy không thuộc diện F nào cả, nhưng vì đặc thù công việc là phóng viên nên chị Trâm có về xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc một lần để tác nghiệp.
Thời điểm chị Trâm về, Sơn Lôi đã được gỡ cách ly, tuyên bố an toàn, nhưng vì cẩn thận, khi về đến khu chung cư, chị cũng có ý thức hạn chế đi lại và thông báo với hàng xóm không cho trẻ con sang nhà chơi.
‘Sau nhiều ngày đóng kín cửa trong nhà, hôm ấy mình có việc ra ngoài hành lang một chút, có đeo khẩu trang cẩn thận. Đang đứng đợi thang máy thì anh hàng xóm nhìn thấy mình, vội vàng gọi con vào nhà ngay. Bác hàng xóm đang đứng đợi thang cùng mình, thấy anh kia nháy, cũng chạy vào nhà lấy khẩu trang ra đeo luôn’, chị kể.
Ở khu nhà chị Trâm cũng có một gia đình được yêu cầu cách ly tại nhà vì mới bay từ Seoul, Hàn Quốc về nước. Qua ứng dụng liên lạc của khu dân cư, ngay sau khi gia đình này bị cách ly, toàn bộ tên tuổi, số phòng được ban quản lý thông báo công khai cho toàn bộ cư dân.
Ngay lập tức, các hội nhóm trên mạng xã hội của cư dân nhà chị Trâm sôi nổi bàn tán về gia đình nọ, dò hỏi xem họ đã đi đâu, làm gì những ngày qua. Hàng xóm nhà chị Trâm còn bảo ‘bây giờ mà công ty biết khu nhà chị có người bị cách ly, chắc công ty cho nghỉ ở nhà luôn’.
Chia sẻ về những trải nghiệm của mình, chị Trâm cho rằng, sự kỳ thị đang thực sự diễn ra trong tâm lý của nhiều người, đặc biệt là ở những khu vực có dịch. ‘Sau chuyến tác nghiệp của mình ở Sơn Lôi, vừa mới bước chân lên xe khách để về Hà Nội, xe chạy được vài mét thì phụ xe bình luận về 2 thanh niên còn đang đứng đợi xe: ‘Hai đứa kia ở Sơn Lôi ra đấy’'.
Một số người dân Sơn Lôi còn chia sẻ với chị Trâm rằng, vào thời điểm căng thẳng nhất ở đây, người ta không chỉ kỳ thị Sơn Lôi, mà chính người dân trong xã còn kỳ thị cả những người ở thôn Ái Văn – nơi có nhiều người bị lây nhiễm nhất xã. ‘Đi bán rau mà ở Ái Văn là người ta không mua’.
Chị bảo, chính sự kỳ thị của cộng đồng xung quanh sẽ khiến cho nhiều người e ngại, không dám khai báo khi có tiếp xúc với người đã nhiễm và nghi nhiễm bệnh, dễ dẫn tới tình trạng mất kiểm soát.
Tuy vậy, chị Trâm cũng chia sẻ, bên cạnh những kỳ thị ‘ngầm’, vẫn còn nhiều người dân thể hiện sự hiểu biết và bình tĩnh trong tình cảnh này.
‘Có những người đã lên hội dân cư hỏi thăm tình hình gia đình bị cách ly và sẵn sàng giúp đỡ trong việc mua bán lương thực, nhu yếu phẩm. Đó là cách hành xử tỉnh táo và nhân văn mà chúng ta nên làm trong thời điểm này’.
* Các nhân vật trong bài viết đã được đổi tên
Khác với những tuần trước, số lượng ca nhiễm tăng cao khiến người dân Úc lo lắng về dịch bệnh Covid-19.
" alt=""/>Bi hài chuyện kỳ thị người cách ly: Tránh từ chỗ để xe tới nhét giẻ bịt Covid![]() |
Hoa là một trong những món quà 8/3 cho mẹ được nhiều người chọn nhất từ trước tới nay. Nếu mẹ bạn là người yêu thích hoa thì đây sẽ là món quà 8/3 tuyệt vời dành tặng mẹ đấy. Bạn có thể chọn cho mẹ loài hoa mà mẹ mình yêu thích.
Theo khảo sát, các bà mẹ sẽ thích được con mình tặng các loại hoa như: hoa ly, hoa hồng, hoa đồng tiền....Đây là những loài hoa không kén người nhận lại được các mẹ yêu thích.
Nếu bạn còn đang đi học, khả năng tài chính hạn hẹp, bạn có thể mua tặng mẹ một tấm thiệp nhỏ và bên trong thiệp ghi dòng chữ 'con yêu mẹ nhiều lắm' nắn nót. Với món quà này mẹ bạn sẽ cảm động vì tình cảm của bạn dành tặng cho mẹ đó.
Đưa mẹ đi làm đẹp
Cuộc sống hàng ngày đầy những lo toan, tất bật với nhiều căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Vì vậy, mẹ rất cần những giây phút thư giãn, nghỉ ngơi và làm đẹp.
Nhân ngày 8/3, hãy rủ mẹ cùng đi làm tóc, massage, chăm sóc toàn thân... giúp mẹ thoải mái và dễ chịu, tạm quên đi những mệt nhọc hàng ngày bạn nhé!
Tặng mẹ vải may quần áo
![]() |
Nhiều bà mẹ rất thích được tặng vải để may quần áo, đây là ý tưởng tuyệt vời nếu bạn muốn mẹ có thêm đồ mới.
Bạn có thể chọn lựa chất liệu như vải lụa, nhung, ren để dành tặng mẹ. Với món quà này, mẹ bạn có thể dùng vải để may váy, quần áo, áo dài...và mẹ bạn có thể tự hào khoe đây là quà 8/3 mà con mình tặng với các mẹ khác đấy. Khi đó, mẹ bạn sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Mỹ phẩm, dụng cụ làm đẹp
Phụ nữ ai cũng có nhu cầu làm đẹp và trở nên rực rỡ trong mắt những người xung quanh. Mỹ phẩm cùng các dụng cụ làm đẹp có thể coi là một trong những món quà ý nghĩa và thiết thực nhất để dành tặng mẹ trong ngày 8/3. Những món quà thích hợp nhất để bạn tặng mẹ nên là: Kem dưỡng da, gương trang điểm hoặc máy xông mặt...
Tuy nhiên, trước khi lựa chọn, bạn nên tìm hiểu thêm về sở thích và các vấn đề liên quan tới cơ địa của mẹ (như làn da khô hay bóng nhờn, màu son môi mẹ bạn thích dùng,...) để lựa chọn quà tặng thích hợp.
Đoàn tụ bên mâm cơm tối
![]() |
Không phủ nhận ý nghĩa của những món quà vật chất bạn dành tặng mẹ, nhưng có lẽ, một bữa tối đoàn tụ cả gia đình bên mâm cơm ấm cúng sẽ là món quà tuyệt vời nhất dành cho mẹ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Và sẽ càng bất ngờ hơn, nếu bạn cùng các thành viên trong gia đình tự tay chuẩn bị bữa tối này một cách bí mật. Hãy nấu những món ăn mẹ thích, cắm một lọ hoa tươi rực rỡ hay làm một chiếc bánh kem hấp dẫn với dòng chúc nhân dịp 8/3.
Đây chắc chắn sẽ là bất ngờ thú vị mà bạn dành tặng đến người mẹ vô cùng tuyệt vời của mình đấy.
Xem thêm: Lời chúc tặng cô giáo 8/3, lời chúc hay ý nghĩa 8/3
Cặp vợ chồng không ngờ đứa con mà mình nhận nuôi từ khi 3 tháng tuổi đã đưa cuộc sống của họ sang một trang mới.
" alt=""/>Quà tặng mẹ dịp 8/3 khiến mẹ bất ngờ hạnh phúc