Theo thông tin từ AutoK, nhà nhập khẩu và phân phối các dòng xe thương hiệu UAZ tại Việt Nam thì các mẫu xe này sẽ chính thức được bán ra tại thị trường Việt Nam từ tháng 3 này.
Cụ thể, từ tháng 3/2017, UAZ Việt Nam sẽ bắt đầu phân phối xe UAZ thông qua đại lý đầu tiên là Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập nhẩu Ô tô Hà Nội (thương hiệu AutoK) với 3 mẫu xe đại diện cho 2 phân khúc SUV và bán tải là Patriot, Hunter và UAZ Pickup.
Theo mức giá công bố, tại Việt Nam UAZ Hunter có giá 460 triệu đồng, UAZ Pickup có giá 566 triệu đồng và UAZ Patriot có gí 686 triệu đồng. Chia sẻ về thông tin công bố giá xe lần đầu tiên này, ông Victor Rudakov đại diện UAZ cho biết: “Chúng tôi rất háo hức để đưa UAZ vào thị trường Việt Nam, một đất nước không quá xa lạ với thương hiệu xe Nga. UAZ đặt niềm tin lớn vào sự thành công của lần chính thức quay lại sau hàng chục năm vắng bóng.”
" alt=""/>Xe Nga UAZ chính thức chốt giá 460 triệu đồng tại Việt NamThông tin từ FPT cho hay, với việc bổ nhiệm này, Ban Điều hành của FPT gồm: ông Bùi Quang Ngọc, Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc là ông Đỗ Cao Bảo, ông Nguyễn Thế Phương, ông Hoàng Việt Anh và ông Nguyễn Văn Khoa.
Việc bổ nhiệm và luân chuyển này nằm trong chương trình "Quy hoạch và Luân chuyển lãnh đạo FPT". Lãnh đạo FPT các cấp sẽ được luân chuyển trong các mảng kinh doanh của Tập đoàn để tạo sự trải nghiệm đa dạng, nâng cao năng lực điều hành cũng như bổ sung lực lượng trẻ vào Ban Điều hành Tập đoàn FPT.
Ông Nguyễn Văn Khoa gia nhập FPT từ năm 1997 và được bổ nhiệm vị trí TGĐ FPT Telecom năm 2012. Hiện FPT Telecom sở hữu hạ tầng Viễn thông, Internet và Truyền hình phủ rộng 59/63 tỉnh, thành phố. Đồng thời, dưới sự điều hành của ông, FPT Telecom luôn giữ vững vị trí là đơn vị đóng góp lợi nhuận cao nhất cho FPT.
" alt=""/>FPT bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mớiThông tư 45 quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CNTT được Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn ký ban hành cuối tháng 12/2017.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2018, Thông tư 45 áp dụng với các chức danh viên chức đang làm việc trong lĩnh vực CNTT tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Thông tư này sẽ là căn cứ để thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức chuyên ngành CNTT trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo quy định tại Thông tư, viên chức CNTT hạng I bao gồm các chức danh viên chức An toàn thông tin hạng I; Quản trị viên hệ thống hạng I; Kiểm định viên CNTT hạng I; Phát triển phần mềm hạng I. Viên chức CNTT hạng II gồm các chức danh viên chức An toàn thông tin hạng II; Quản trị viên hệ thống hạng II; Kiểm định viên CNTT hạng II; Phát triển phần mềm hạng II. viên chức CNTT hạng II gồm các chức danh viên chức An toàn thông tin hạng III; Quản trị viên hệ thống hạng III; Kiểm định viên CNTT hạng III; Phát triển phần mềm hạng III. Các chức danh viên chức CNTT hạng IV gồm có Quản trị viên hệ thống hạng IV và Phát triển phần mềm hạng IV.
Bên cạnh các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp cho các viên chức chuyên ngành CNTT, tại Thông tư 45, Bộ TT&TT cũng quy định chi tiết các nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng cũng như những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng hạng chức danh viên chức CNTT trong các chuyên ngành cụ thể: An toàn thông tin (hạng I, II, III), Quản trị viên hệ thống (hạng I, II, III, IV), Kiểm định viên CNTT (hạng I, II, III), Phát triển phần mềm (hạng I, II, III, IV).
" alt=""/>Xếp loại viên chức CNTT trong các đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 hạng