Hoàng Khánh Duy là cây bút trẻ đóng góp nhiều tác phẩm truyện, ký và các công trình nghiên cứu về lĩnh vực văn học. Ảnh:NVCC
Hoàng Khánh Duy đến với văn chương như một định mệnh. Từ khi còn là một cậu học trò yêu thích học văn, thuộc nhiều thơ, anh đã mơ về việc sáng tác. Năm 2015, cuộc gặp gỡ giữa Duy và các nhà văn trong một buổi giao lưu tại trường đại học đã nhen nhóm niềm đam mê trở thành cây bút trẻ trên giới văn đàn. Từ những câu chuyện nghề và hành trình sáng tạo của họ, anh tìm thấy động lực và lý do để chắp bút.
Như bao hành trình khác, con đường văn chương của Hoàng Khánh Duy không hề bằng phẳng. Anh thổ lộ: “Thách thức lớn nhất không nằm ở ngoại cảnh mà chính từ bản thân. Những lúc mất động lực hay ngại dấn thân, mình đã chọn cách nhìn lại, tự vấn và làm mới bằng việc đọc thêm, cảm nhận sâu hơn. Sự kiên nhẫn và ý chí là những yếu tố giúp mình vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục sáng tạo để mang đến những tác phẩm ý nghĩa”.
Không chỉ thành công với truyện ngắn, bút ký, Hoàng Khánh Duy còn gây ấn tượng trong lý luận phê bình. Với nền tảng nghiên cứu và giảng dạy Văn học, anh đã xuất bản nhiều bài báo, công trình nghiên cứu và tham luận tại các hội thảo trong và ngoài nước. Đề tài của anh luôn được chọn lọc kỹ lưỡng, mang lại những câu chuyện chạm đến tâm hồn độc giả qua chất liệu gần gũi và cảm xúc sâu lắng.
Sinh ra tại miền Tây, anh xem quê hương là điểm tựa tinh thần và nguồn cảm hứng sáng tạo. Những trang viết của anh thấm đượm vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người miền Tây, được chắt lọc từ trải nghiệm thực tế. Anh viết để tri ân quê hương và lan tỏa vẻ đẹp vùng đất này.
Đến năm 2024, Hoàng Khánh Duy đã xuất bản 14 tác phẩm gồm 6 tập truyện ngắn, 2 tập tạp văn, 1 truyện dài thiếu nhi, 3 sách chuyên khảo và 1 tập ký. Không đặt nặng giải thưởng, anh được yêu mến nhờ sự nghiêm túc trong từng trang viết, coi thành công là cảm xúc và sự đồng điệu từ độc giả.
Năm 2024, Hoàng Khánh Duy ra mắt Việt Nam qua cửa sổ con tàu, ghi lại hành trình xuyên Việt bằng tàu hỏa. Anh xem đây là một "trải nghiệm" hơn là "du lịch", bởi chuyến đi giúp anh mở rộng tri thức, cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp quê hương và tìm thấy chất liệu văn chương quý giá.
![]() |
Tác phẩm Việt Nam qua cửa sổ con tàu là hành trình xuyên Việt mới nhất của Hoàng Khánh Duy. Ảnh: Ảnh: NVCC. |
Khánh Duy lần đầu chu du trên chuyến tàu Thống Nhất từ Nam ra Bắc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất nước qua ô cửa sổ tàu hỏa. Tác phẩm không chỉ là hành trình xuyên Việt mà còn là cơ hội để khám phá sự đa dạng thiên nhiên, văn hóa và con người. Anh gặp gỡ những người dân thân thiện, giàu lòng nhân ái, hiểu thêm về di sản văn hóa cha ông để lại.
Tác phẩm còn gắn kết với văn học và nghệ thuật qua những địa danh như làng Đại Hoàng (Hà Nam) hay Pleiku – những nơi anh tìm đến từ các dòng văn, câu hát. Mỗi điểm dừng chân, Duy lưu giữ cảm xúc bằng những bài viết nhỏ, không nhằm cung cấp tri thức mà lan tỏa tình yêu quê hương.
Dù trải nghiệm nhiều kỷ niệm đẹp, anh vẫn trăn trở về việc nhiều bạn trẻ chưa quan tâm đến giá trị lịch sử của các địa danh như Sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị hay Sông Bến Hải. Anh hy vọng giới trẻ sẽ khám phá những nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử, không chỉ để tìm hiểu mà còn để lan tỏa vẻ đẹp ấy.
Trong tương lai, Hoàng Khánh Duy dự định thử sức với đề tài chiến tranh cách mạng, hy vọng ngợi ca các anh hùng sẽ khơi dậy tinh thần dân tộc và tình yêu đất nước, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Với anh, văn chương không chỉ là nơi lưu dấu cảm xúc mà là cách thể hiện lòng biết ơn lịch sử.
Hoàng Khánh Duy nhắn nhủ: “Dù làm bất cứ công việc gì, hãy đặt sự nghiêm túc và nỗ lực lên hàng đầu. Bản lĩnh và không từ bỏ giấc mơ sẽ giúp bạn biến điều không thể thành có thể”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Hoàng Khánh Duy, người kể chuyện quê hương qua từng trang viếtSách Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?. Nguồn: NXBKHXH
Sau năm 1954, GS Đỗ Xuân Hợp đã cùng các học trò tiếp tục nghiên cứu về giải phẫu cơ thể nói chung và bộ xương người Việt Nam nói riêng, làm cơ sở cho các ứng dụng trong y học và cho nhiều ngành khoa học liên quan khác.
Riêng trong lĩnh vực cổ nhân học, học trò tiêu biểu của ông là PGS.TS Nguyễn Lân Cường (Viện Khảo cổ học) cũng tiếp tục các công trình nghiên cứu về bộ xương người Việt Nam của lớp đàn anh đi trước.
Và sau 50 năm công tác trong ngành khảo cổ học, trực tiếp tham gia nhiều công trường khai quật suốt từ năm 1965 tới nay và trực tiếp nghiên cứu di cốt người trong phòng thí nghiệm, PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã biên soạn cuốn sách Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?
Cuốn sách này không chỉ góp phần bổ sung vào khoảng trống lớn trong nghiên cứu cổ nhân học là từ trước đến nay vẫn chưa có một cuốn sách chuyên sâu về bộ xương người nào được biên soạn bằng tiếng Việt, mà còn góp phần thực hiện “sứ mệnh” quan trọng của ngành cổ nhân học ở Việt Nam - “một ngành của nhân học nghiên cứu nguồn gốc loài người và chủng tộc, dựa vào những tư liệu xương nằm trong lòng đất không phụ thuộc vào mức độ cổ của nó”.
Sách cũng thực hiện mong muốn của chính PGS.TS Nguyễn Lân Cường là giúp đỡ cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, cán bộ văn hóa ở địa phương để xử lí bước đầu di cốt người cổ được phát hiện trên công trường khai quật khảo cổ học và tiến hành nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm.
Cuốn sách Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?là tập hợp các kết quả nghiên cứu công phu và tỉ mỉ về xương người từ năm 1965 đến năm 2018 của tác giả (gồm 24 công trình, trong đó 20 công trình của tác giả và 4 công trình là đồng tác giả). Sách khá đồ sộ khi dày tới hơn 550 trang và được in khổ lớn: 20,5 x 29,5 cm. Nội dung cuốn sách bố cục làm 6 phần chính (18 chương), trong đó riêng phần I được dành tới hơn 200 trang để giới thiệu về bộ xương người.
Các phần còn lại nghiên cứu về cổ bệnh lý, những thương tổn trên xương, răng và biến dạng do nhân tạo; xác định tuổi và giới tính; nghiên cứu di cốt người trên công trường khai quật khảo cổ học; nghiên cứu di cốt người trong phòng thí nghiệm, những đặc điểm thống kê và một vài phương pháp nghiên cứu so sánh các tập hợp sọ cổ, sọ hiện đại.
![]() |
SáchBộ xương người nói với chúng ta điều gì?đoạt giải B Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII năm 2024. Nguồn: NXBKHXH. |
Sách có 12 trang tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài cập nhật đến năm 2018; 22 trang thuật ngữ giải phẫu về xương người Việt - Latinh; với 320 hình minh họa và 25 bảng số liệu.
Chia sẻ về quá trình thực cuốn sách này, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết bản thảo đầu tiên của cuốn sách hoàn thành năm 1995. Tuy nhiên, trong các năm sau đó, ông có may mắn sang làm việc ở trường Đại học Bordeaux I (Pháp), Trường đại học Eberhard Karls ở Tübingen, Viện Nhân học và sinh học di truyền người ở Trường Đại học Frankfurt am Main (CHLB Đức), Bảo tàng Con người (Musée de l'Homme) ở Paris (Pháp) nên đã bổ sung được nhiều tài liệu bổ ích cho các bản thảo sau này.
Đặc biệt, gần 400 bức vẽ do chính ông thực hiện đã tiêu tốn khá nhiều công sức và thời gian và đó cũng chính là lý do mãi tới năm 2022 cuốn Bộ xương người nói với chúng ta điều gì mới được ra mắt bạn đọc.
Nhận xét về cuốn sách GS.VS.TSKH Trần Đình Long viết “Cuốn sách có giá trị khoa học và thực tiễn cao làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, cán bộ văn hóa ở các địa phương để xử lý di cốt người cổ được phát hiện. Trong sách trình bày nhiều hình vẽ mô tả chi tiết về cấu trúc bộ xương người coi như cẩm nang cho các sinh viên trường Đại học Y khoa, đặc biệt các chuyên ngành về nghiên cứu xương người, hình thái răng, hàm, mặt”.
Còn GS.TS.NGND Lê Gia Vinh - Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Hội Hình thái học Việt Nam thì cho biết sách Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?, đặc biệt là gần 400 hình ảnh minh họa trong cuốn sách do chính tác giả vẽ, là một cố gắng phi thường đáng trân trọng của một nhà khoa học đã cao tuổi trong hoàn cảnh hiện nay. “Cuốn sách ra đời là hết sức cần thiết và kịp thời, đáp ứng yêu cầu của các nhà nghiên cứu cổ nhân học, của các cán bộ bảo tàng, của sinh viên trường Y, trường Mỹ thuật và ngành hình sự”.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Tổng công ty Giấy Việt Nam.
" alt=""/>Bộ xương người nói với chúng ta điều gì?