Theo kế hoạch, liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ vào ngày mai (5/9).
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu phía Nam cho biết sau kỳ điều hành trước, giá dầu thô tiếp tục giảm. Đến sáng ngày 4/9, giá dầu Brent giảm 3,43 USD/thùng còn 70,3 USD/thùng và dầu WTI giảm mức tương tự về còn 70,34 USD/thùng.
Vì vậy, nhiều khả năng giá xăng trong nước có thể tiếp tục giảm trong kỳ điều hành này. Cụ thể, giá xăng dự kiến giảm khoảng 100-250 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 300-400 đồng/lít. Trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm ít hơn.
Tương tự, chủ một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc cũng dự báo giá xăng sẽ giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai. Chiết khấu xăng dầu ngày 4/9 ở nhiều kho đang lên mức cao, khoảng 1.300-1.550 đồng/lít.
Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ có phiên giảm thứ 3 liên tiếp và tiếp tục đưa mặt hàng này về mức thấp nhất trong năm. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 17 lần, giảm 18 lần; dầu diesel có 16 lần tăng và 17 lần giảm.
Hiện, dư địa quỹ bình ổn giá xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối vẫn ghi nhận mức dương lớn do nhiều kỳ điều hành gần đây không sử dụng quỹ. Trong đó, tính đến ngày 4/9, Petrolimex ghi nhận mức dương quỹ 3.079 tỷ đồng; PV Oil âm quỹ hơn 138 tỷ đồng; Saigon Petro dương 328 tỷ đồng; Petimex dương 460 tỷ đồng...
Ở kỳ điều hành gần nhất ngày 29/8, cơ quan điều hành quyết định giảm 90 đồng/lít với xăng E5 RON 92 về 20.330 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 210 đồng/lít, còn 21.100 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel cũng giảm 300 đồng/lít, còn 18.470 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 80 đồng/lít, về 19.060 đồng/lít. Dầu mazut cũng giảm còn 15.560 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá dầu tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng do Libya có dấu hiệu đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Đồng thời lo ngại nhu cầu đang giảm do tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu của Trading Economics, 8h ngày 4/9, giá dầu WTI giảm 0,43% còn 69,9 USD/thùng, dầu Brent giảm 0,37% về còn 73,4 USD/thùng.
" alt=""/>Giá xăng giảm tiếp sau nghỉ lễ, về sát 20.000 đồng/lít?Ngày 8/10, FTSE Russell đã công bố báo cáo phân loại thị trường chứng khoán năm 2024, theo đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được giữ nguyên trong danh sách theo dõi sau 6 năm kể từ tháng 9/2018.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE Russell (Ảnh: Hữu Khoa).
Nguyên nhân khiến thị trường Việt Nam chưa được nâng hạng đến từ việc chưa đáp ứng tiêu chí "chu kỳ thanh toán (DvP)".
Tiêu chí này vẫn đang được đánh giá là "còn hạn chế" do việc tiến hành kiểm tra để đảm bảo tính khả dụng của tiền trước khi thực hiện giao dịch được thực hiện theo thông lệ tại thị trường. Như vậy, thị trường không có giao dịch thất bại dẫn đến tiêu chí "thanh toán - chi phí liên quan đến các giao dịch không thành công" không được đánh giá.
Bên cạnh đó, FTSE cũng cho rằng Việt Nam cần cải thiện quy trình đăng ký tài khoản mới vì thông lệ thị trường có thể dẫn đến việc kéo dài quy trình đăng ký. Việc đưa ra một cơ chế hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch giữa các nhà đầu tư nước ngoài đối với các mã chứng khoán đã đạt hoặc đang tiến tới tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa cũng được xem là biện pháp quan trọng.
Báo cáo lần này của FTSE Russell cũng ghi nhận quyết tâm nâng hạng thị trường của Việt Nam được duy trì một cách kiên định. Ví dụ, mô hình thanh toán "không yêu cầu có đủ tiền" (Non-Prefunding - NPF) đã được điều chỉnh.
Thông tư 68 của Bộ Tài chính ban hành ngày 18/9 đã loại bỏ yêu cầu phải có tiền trước đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua cổ phiếu, bằng cách cập nhật nhiều quy định quản lý giao dịch chứng khoán, bù trừ và thanh toán giao dịch, hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin.
FTSE Rusell cho biết, tới đây sẽ công bố các quy tắc hoạt động chi tiết hơn của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). FTSE Rusell tiếp tục khuyến khích các cuộc họp giữa Việt Nam và cộng đồng đầu tư quốc tế, để đảm bảo các quy tắc này đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.
Theo FTSE Russell, nếu Việt Nam muốn đạt mục tiêu được nâng hạng vào năm 2025 như tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ thì điều quan trọng là phải duy trì tốc độ thay đổi. Các quy tắc thị trường đã sửa đổi cần được xác nhận và truyền đạt tương đối sớm và rộng rãi, bao gồm nội dung về việc hoàn thiện các vai trò và trách nhiệm bắt buộc trong mô hình thanh toán NPF cùng lộ trình, thời gian cụ thể.
FTSE Russell là một trong 3 tổ chức lớn về xếp hạng thị trường. Việc phân loại thị trường trong các chỉ số cổ phiếu toàn cầu FTSE được đánh giá liên tục, định kỳ mỗi năm 2 lần. Các lần đánh giá tiếp theo vào tháng 3/2025 và tháng 9/2025.
Theo ước tính của giới phân tích, với việc nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging Market), dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,7 tỷ USD, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động (FTSE Russell ước tính tổng tài sản từ các quỹ chủ động gấp 5 lần so với các quỹ ETF).
Nhìn chung việc lỡ hẹn nâng hạng lần này của chứng khoán Việt Nam không nằm ngoài dự đoán. Trước đó, giới chuyên gia phần lớn cho rằng, khả năng nâng hạng phải chờ tới năm sau.
Theo FICA.dantri.com.vn" alt=""/>Chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng