TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT trường Đại học FPT trao tặng 10 suất học bổng toàn phần gồm toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt phí từ bậc Đại học đến Tiến sĩ ngành AI cho 10 học sinh giỏi tỉnh Bình Định,
Theo Đại học FPT, việc nhà trường quyết định trao tặng các suất học bổng bao gồm 100% học phí cùng chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian theo học từ bậc Đại học cho đến hết Tiến sĩ cho 10 học sinh xuất sắc của tỉnh Bình Định là một hoạt động nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo - AI.
Các học sinh vừa được Đại học FPT trao học bổng toàn phần đến 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định gồm THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định, THPT Quốc Học, THPT số 1 An Nhơn, THPT số 1 Phù Cát, THPT Nguyễn Trân, đều có thành tích học tập xuất sắc, điểm tổng kết trên 8.0 và đều mong muốn được học tới bậc Tiến sĩ trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo.
Với triết lý giáo dục khác biệt, luôn chú trong gắn đào tạo với thực tiễn ngành công nghiệp, Đại học FPT coi việc phát triển nguồn nhân lực số, đặc biệt là trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
" alt=""/>10 học sinh Bình Định nhận học bổng toàn phần lên Tiến sĩ ngành Trí tuệ nhân tạo tại ĐH FPTSau phiên họp năm 2018 tổ chức tại tỉnh Gia Lai, các địa phương trong vùng đã quan tâm và triển khai, thực hiện mạnh mẽ ứng dụng CNTT vào xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT). Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan Nhà nước trên địa bàn các tỉnh, thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị công, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo tinh thần của Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trong tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020 định hướng đến 2025.
Đây có thể coi là năm đột phá với nhiều thành tựu nổi bật của các địa phương trong vùng như TP. Đà Nẵng, tỉnh Gia Lai và Thừa Thiên-Huế…
Tuy nhiên, nhiều nội dung triển khai xây dựng CQĐT chưa được như mong đợi, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn. Đặc biệt, trong quá trình triển khai còn thiếu khung pháp lý đồng bộ về xây dựng CQĐT và vướng mắc trong cơ chế đầu tư cũng như thuê dịch vụ CNTT dẫn đến tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp…
Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng CNTT nền tảng phục vụ phát triển CQĐT còn chậm, chưa kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin;việc xây dựng đô thị thông minh được nghiên cứu, triển khai nhiều mô hình nhưng quan điểm, nền tảng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được thống nhất.
Tại phiên họp, Hội đồng Giám đốc CNTT khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã thảo luận và thống nhất một số nhiệm vụ trong thời gian tới.
Theo đó, các địa phương tập trung xây dựng khung kiến trúc CQĐT; hình thành cơ bản các hệ thống hạ tầng thiết yếu cho hoạt động CQĐT như trung tâm tích hợp dữ liệu, các phần mềm dùng chung, các hệ thống thông tin cơ bản phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước, từng bước triển khai dịch vụ đô thị thông minh.
Ngoài ra, các đại biểu cũng dành thời gian thảo về phát triển dịch vụ đô thị thông minh, phát triển cổng dịch vụ công và bưu chính công ích, công tác bảo đảm an toàn thông tin cũng như việc triển khai chữ ký số.
Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, những nội dung được bàn thảo tại phiên họp này đã bám sát chủ trương, định hướng của Chính phủ về xây dựng CPĐT cũng như xuất phát từ nhu cầu phát triển của các địa phương trong khu vực, đặc biệt là phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đây là dịp để Bộ TT&TT tiếp nhận phản hồi từ thực tế để hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số và dự thảo Nghị định về định danh, xác thực điện tử, dự kiến sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành ngay trong năm 2019.
Ông Nguyễn Thành Hưng khẳng định Bộ TT&TT luôn sẵn sàng hỗ trợ các bộ, ngành trong việc giúp các địa phương triển khai và bảo đảm an toàn thông tin trong việc kết nối các hệ thống thông tin ở Trung ương, địa phương theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
ZenBook Pro 15 được xem là cỗ máy trạm di động mạnh nhất từ trước đến nay đến từ ASUS.
Sản phẩm được trang bị bộ xử lý Intel® Core ™ i9-8950HK thế hệ thứ 8 mạnh mẽ, 16GB RAM 2400Mhz DDR4, bộ xử lý đồ họa NVIDIA® GeForce® GTX 1050 Ti và 1TB SSD PCIe với tốc độ đọc dữ liệu lên đến 3.2GB/s.
Bộ vi xử lý Intel Core i9 HK Series 8 - bộ xử lý Intel Core i9 cho ZenBook Pro 15 là bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất có trên laptop hiện nay. Intel® Corei9-8950HK có sáu lõi thực và 12 luồng ảo, cung cấp hiệu suất nhanh hơn tới 29% so với các phiên bản vi xử lý thế hệ thứ 7.
Bộ xử lý đồ họa NVIDIA GeForce GTX 1050 Ti không chỉ có khả năng tăng tốc cho những tác vụ đồ họa 3D mà còn giúp gamer thoải mái trải nghiệm nhiều tựa game hiện nay ở độ phân giải 1080p - High setting.
Với một số tựa game phổ biến hiện nay như CS: Go, PUBG, Overwatch cho thấy máy hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu về giải trí gaming.
![]() |
UX580 có khả năng xuất được lên đến 5 màn hình độ phân giải cao nhờ sở hữu cấu hình mạnh mẽ và bộ cổng kết nối đầy đủ.
Một điểm ấn tượng đáng ngạc nhiên của ZenBook Pro UX580 là mặc dù hoạt động cường độ cao cho các tác vụ đồ họa, gaming hay sản xuất nội dung đa phương tiện, máy vẫn giải quyết tốt vấn đề tản nhiệt nhờ sử dụng hệ thống quạt làm mát kép với ba ống đồng tản nhiệt (một trong số đó nằm ở mặt sau của bo mạch chủ) để giữ cho cả hai bộ xử lý luôn được mát mẻ.
" alt=""/>Laptop ASUS ZenBook Pro UX580 về Việt Nam có giá gần 80 triệu đồng