Trước đó, Trương Quỳnh Anh chi nhiều tiền để học chuyên sâu về diễn xuất dành cho diễn viên điện ảnh. Cô cũng từ chối nhiều lời mời dự án khác để tập trung cho dự án cá nhân là web-drama Siêu trợ lý.
"Chị Trương Quỳnh Anh dốc hết 200% nội lực cho dự án này nên bản thân tôi cũng bị cuốn theo, cố gắng làm sao để có sản phẩm tốt nhất, chỉn chu nhất. Chị ấy rất nhiều năng lượng tích cực, lúc nào cũng mang tâm lý chiến đấu hết mình.
Nhìn bề ngoài nữ tính, "bánh bèo" của chị, hẳn khó ai biết rằng trong công việc, chị ấy cực kỳ máu lửa và quyết đoán. Tuy gánh vác rất nhiều việc nhưng chị ấy giải quyết đâu ra đó, nhanh gọn, chuyên nghiệp", Giang Thanh nói.
"Đạo diễn triệu view" chia sẻ thêm với VietNamNet, mọi người thường nghĩ 2 người phụ nữ làm việc với nhau sẽ dễ bất đồng quan điểm. Thực tế, Giang Thanh và Trương Quỳnh Anh làm việc rất ăn ý, hòa hợp.
Đơn cử casting diễn viên, Giang Thanh và Trương Quỳnh Anh giống nhau ở việc luôn ghi lại những ưu, khuyết điểm của từng người thử vai một cách chi tiết. Hai người có tư duy chọn diễn viên khá tương đồng nên hầu như không tranh cãi gì.
"Từ khi bắt đầu dự án với nhau, tôi và chị thống nhất quan điểm về cách làm việc giữa hai người là dùng thái độ tôn trọng, thiện chí để giải quyết tất cả vấn đề phát sinh. Giả dụ tôi chọn một bối cảnh mà chị chưa ưng thì tôi có nhiệm vụ giải thích và thuyết phục chị về sự lựa chọn đó. Nếu chị vẫn không đồng ý, chắc chắn tôi sẽ có "gạch đầu dòng" lý do chị không chọn.
Điều đó khiến tôi luôn cảm thấy thoải mái khi làm việc với chị. Chúng tôi có thể trao đổi mọi vấn đề, chia sẻ thêm nhiều điều với nhau. Chính vì cùng là phụ nữ, chúng tôi giải quyết mâu thuẫn, bất đồng quan điểm có phần tinh tế hơn", Giang Thanh nói về Trương Quỳnh Anh.
![]() | ![]() |
Giải Bạc Siêu mẫu Việt Nam 2018 Phạm Xuân Hùng và nhiều gương mặt ấn tượng tham gia casting phim "Siêu trợ lý".
Hiện tại, hai người đang dốc tâm huyết vào dự án web-dramaSiêu trợ lý. Họ đều không đặt chỉ tiêu về lượt xem mà chú trọng chất lượng sản phẩm. "Dĩ nhiên, nếu phim có lượt xem cao thì đó là niềm hạnh phúc của toàn ê-kíp", Giang Thanh cho hay.
Đạo diễn Giang Thanh được khán giả biết đến qua loạt phim chiếu mạng hot như Nữ sát thủ; phần 4 Giải cứu tiểu thư: Truy tìm kho báucủa Hồ Việt Trung; 4 phần của series Thằng khờcủa Quách Ngọc Tuyên; sitcom Học viện khó đỡ, Những cặp đôi;...
Cô từng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim ngắn 2015 với phim Giữ lại yêu thương; giải Âm nhạc xuất sắc nhất tại Liên hoan phim ngắn 321 Action 2015 với phim Bí mật nhà kho. Ngoài ra, Giang Thanh còn đạo diễn nhiều MV, TVC, viral video như MV Nơi tận cùng nỗi đaucủa ca sĩ Tố Ny, MV Baby I miss youcủa nhóm V Music,...
" alt=""/>Đạo diễn 'triệu view' Giang Thanh tiết lộ điều ít biết về Trương Quỳnh AnhNỗi nhớ một thời
Chúng tôi rời nơi đây vào những năm cuối thập niên 1980. Trước đây, đi trên tỉnh lộ 1 từ Bình Sơn đến Phú Thọ, 2 bên đường những cánh đồng muối chạy dài bất tận. Qua khỏi cầu Treo, bên trái là 2 "núi" muối cao sừng sững lúc nào cũng có người làm và xe cộ ra vào tấp nập.
Trên đồng muối vào những ngày nắng gắt, có ruộng đang thu hoạch nhộn nhịp, có ruộng chưa đến thời điểm vẫn có người dạo quanh thăm ruộng.
![]() |
Một ruộng muối sản xuất theo cách cổ điển "hồ, chứa, chịu, ăn" còn sót lại ở Cồn Nhãn |
Các đơn vị sản xuất thời bấy giờ, có Công trường muối Hòn Khói, xí nghiệp muối Diêm Hải, HTX sản xuất muối 1/5 lúc nào cũng tất bật. Trên ruộng, bạn cào, bạn gánh cười nói vui đùa náo nhiệt.
Chúng tôi rẽ vào con đường mòn phía trái cầu Treo. Một cụ già đang ngồi câu cá thấy chúng tôi là người lạ mặt đi vào bèn hỏi: 'Anh vào tìm ai?". "Chúng tôi muốn vào thăm đồng một chút. Xưa kia tôi ở đây giờ trở lại thấy khác quá". Nghe nói, ông bật cười: "Khác là phải. Có cái gì mà vĩnh cữu trên cõi đời này đâu".
"Tôi là con thứ năm, anh cứ gọi tôi là ông Năm là được rồi. Trước đây tôi 'coi nước' cho một thửa ruộng của HTX. Nay già rồi về nghỉ cho khỏe thôi", ông nói với tôi.
Đóng muối chờ chuyển đi |
Ông Năm tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn còn tráng kiện. Những người lao động ở nông thôn thường có được sức khỏe tốt. Theo lời ông, trước đây ông làm "coi nước" cho một thửa ruộng của HTX. "Coi nước" là người có trách nhiệm cao nhất trong thửa ruộng, có quyền quản lý 5 -7 bạn cào, hàng chục bạn gánh.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của "coi nước" là theo dõi độ kết tinh của muối để có quyết định chính xác ngày cào, ngày thay nước. Năng suất của ruộng cao hay thấp tùy thuộc vào năng lực và trình độ của người "coi nước".
"Ông Năm ơi, sao ngành muối của mình dạo này buồn quá vậy?", chúng tôi hỏi. Ông nói: "Sao không buồn được?. Anh nhìn phía đàng kia, còn nhớ 2 đống muối cao như núi không?
Hàng năm, sau mỗi đợt thu hoạch muối được đưa về đây vun lên thành đống. Mỗi đống muối cao vài chục mét dài cả trăm mét với sức chứa từ 18.000 - 20.000 tấn cho mỗi đống. Hồi ấy, xe chở muối tấp nập.
Gánh muối (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương) |
Hàng trăm bạn gánh đi thành hàng để đưa muối lên đống. hình ảnh ấy đã được các nhà nhiếp ảnh ghi lại mỗi lần họ đến đây. Khi muối đã đạt đến độ cao, nhóm người lợp muối bắt đầu dùng tranh để đậy lại. Nhờ vậy, muối có thể hiên ngang trước mưa nắng mà không sợ bị tan chảy.
Một đống muối như thế phải lợp từ vài chục đến vài trăm thiên (mỗi thiên 1.000 tấm) tranh. Mà tranh này do một số người cắt tranh ở Dục Mỹ cung cấp... ".
Mấy năm gần đây, hai "núi" muối này không còn, cảnh náo nhiệt lui vào dĩ vãng. Dường như ông có một chút bùi ngùi, dõi mắt nhìn về phía xa xa, cố tìm lại hình ảnh của một thời ông từng là một "coi nước" chắc tay...
"Hồ, chứa, chịu, ăn" đã lỗi thời
Ông Năm giật cần câu. Lưỡi câu đã hết mồi. Ông móc mồi khác, thả xuống nước. "Cả cá bây giờ cũng hiếm nữa anh ơi. Anh đi từ trên xuống, anh có thấy đổi khác gì không? Ông hỏi và không đợi tôi trả lời, ông nói tiếp. Ruộng muối bây giờ đã đổi thay nhiều lắm. Cách làm muối cũng khác xưa".
Cào muối (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương) |
Ngày trước, phía trên cầu Treo là ruộng của công trường muối. Đây là vùng đất phèn, khi ấy muối vàng không bán được nên được giữ lại làm thạch cao. Phía dưới, bên trái là đồng Cây Me, bên phải là Cồn Nhãn thuộc HTX 1/5. Hồi đó, ông Năm làm miếng ruộng ở Cồn Nhãn. Bây giờ họ vẫn duy trì cách làm cũ.
Nước từ biển lấy vào "hồ" có độ mặn 3 độ Baumé. Giang trong một thời gian, từ 3 độ nước biển sẽ tăng lên từ 5- 7 độ tiếp tục đưa vào "chứa". Từ chứa độ mặn sẽ vọt lên đến 15 - 17 độ đưa vào "chịu". Ở "chịu", sẽ tăng lên 23 độ vào "ăn". Khi đạt được 25 độ, muối sẽ kết tinh thành hạt.
Nếu nắng tốt, mỗi công đoạn kéo dài từ 7 - 15 ngày. Riêng từ "chịu" đến "ăn" chỉ cần 3 - 5 ngày là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch một ngày, bạn cào phải đến ruộng mang treo trang cào lưỡi nhỏ để "tha" muối, hôm sau sẽ dễ thu hoạch và muối kết tinh hạt lớn hơn.
![]() |
Chờ đợi (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương) |
Cách làm theo quy trình "hồ, chứa, chịu, ăn" vốn được làm từ thời Pháp thuộc nay chỉ một ít ruộng thuộc HTX còn áp dụng. Tất cả đã theo một quy trình khác mới lạ hơn.
Với quy trình mới đã giảm được khá nhiều công lao động, đồng nghĩa với một số nhân công phải nghỉ việc tìm cách khác mưu sinh. Ông Năm nghỉ việc từ dạo ấy bởi lớn tuổi khó tiếp thu được với quy trình mới.
"Tôi không rõ sản lượng muối sau này như thế nào. Chỉ thấy trên đồng không còn những đống muối to lớn như trước nữa. Cảnh thu hoạch tấp nập bằng trang cào và đội quang gánh biến mất được thay bằng cơ giới hiện đại.
Đồng ý là giảm được công sức lao động và có thể năng suất tăng cao nhưng dầu sao mình vẫn còn nhớ đến hình ảnh cũ. Thân quen và gần gũi...", ông nói.
![]() |
Tiếp tục gánh sau... (Ảnh: Lưu Thái Văn Chương) |
Chúng tôi hỏi thăm ông về những người quen biết làm muối trước đây. Ông Năm buồn bã cho biết: "Nhiều người đã mất. 30 năm rồi còn gì? Thời gian có tha ai đâu? Đúng vậy. Ngay cả công nghệ làm muối đã có hàng trăm năm nay còn phải đổi thay cho kịp với trào lưu huống chi...".
Chúng tôi từ giã ông để đi vào ruộng muối. Đi được một đoạn, nhìn lại ông cũng quảy cần cầu để về nhà. Nhìn dáng đi lững thững của ông chúng tôi chợt nhớ đến câu nói: "Phải đổi thay cho kịp với trào lưu". Dường như có chút gì hơi chua chát mặc dầu câu nói không sai...
"Khi làm ra sản phẩm, kẹo bông gòn không có ưmàu nhưng lại còn nguyên vẹn hương và vị của trái cây. Tôi tuyệt đối không dùng hóa chất vì sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe con trẻ", ông Bảy nói.
" alt=""/>Nỗi buồn trên cánh đồng muối Hòn Khói sau 30 năm“Tôi muốn cho mọi người thấy rằng tôi đang sống một cuộc sống hạnh phúc dù độc thân” - Min, 37 tuổi chia sẻ.
“Người Hàn Quốc thường xem những người độc thân là đáng thương, cô đơn hoặc thiếu thốn về kinh tế, tinh thần, thậm chí là thể chất.
Nhưng tôi không cần phải ở cùng người khác mới có thể thưởng thức một bữa ăn ngon”.
Chọn tham gia các hoạt động một mình đang là xu hướng ngày càng phổ biến ở Hàn Quốc. Nó thậm chí còn có một tên gọi riêng là “honjok” - sự kết hợp của từ “một mình” và “nhóm”. Những người đi theo lối sống “honjok” hoàn toàn tự nguyện và tự tin, không quan tâm tới đánh giá của người khác.
Min là một trong số nhiều người trẻ Hàn Quốc chọn cuộc sống độc thân.
Năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình chỉ có 1 người ở Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong lịch sử - chiếm 31,7%. Những người ở độ tuổi 20-30 là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ của nước này vẫn đang ở mức thấp kỷ lục khi những người trẻ đưa ra lý do chi phí sinh hoạt và giá nhà cao khiến họ ngại lập gia đình.
Ở Hàn Quốc, sở hữu một ngôi nhà, theo truyền thống, được coi là điều kiện tiên quyết để kết hôn. Trong 4 năm qua, giá trung bình một căn hộ ở thủ đô Seoul đã tăng gấp đôi.
Ngoài ra, việc nuôi dạy con cái cũng trở nên đắt đỏ. Đặc biệt là chi phí cho trường học tư, các khoá học ngoại khoá - được nhiều người Hàn Quốc coi là điều cần thiết - cũng khiến người dân nản lòng với ý tưởng lập gia đình.
Joongseek Lee, giáo sư tại ĐH Quốc gia Seoul, chuyên gia nghiên cứu về các hộ gia đình độc thân, cho biết, mặc dù Hàn Quốc vẫn là một xã hội đề cao tính tập thể và gia trưởng, song xu hướng “ở một mình hoặc độc lập khi có cơ hội” ngày càng gia tăng.
Trong khi quan niệm đang thay đổi thì các thành kiến truyền thống vẫn còn tồn tại. Với phụ nữ, người Hàn Quốc kỳ vọng sẽ kết hôn trước tuổi 30, sau đó nghỉ việc để làm mẹ và nội trợ toàn thời gian. Với đàn ông, họ nên là trụ cột và là người mua nhà.
Min cho biết, các quan niệm truyền thống đã ngăn cản anh trở thành chính mình.
“Trong xã hội Hàn Quốc, bạn cảm thấy như thể mình liên tục được giao các nhiệm vụ, từ việc đi học ở một trường tốt cho tới vào đại học tốt, xin việc, kết hôn, sinh con. Khi bạn không hoàn thành các nhiệm vụ đã được định trước, bạn sẽ bị đánh giá và bị hỏi tại sao”.
Nền kinh tế phục vụ xu hướng độc thân
Với nữ sinh viên Lee Ye-eun ở Seoul, tình trạng bất bình đẳng giới đã ảnh hưởng đến cách sống của cô. Lee thề sẽ không bao giờ kết hôn.
“Tôi sẽ không hẹn hò, không kết hôn và không sinh con, ngay cả khi bạn cho tôi tiền” - cô gái 25 tuổi tuyên bố.
“Tôi cam kết không kết hôn không phải vì không có đàn ông tốt, mà vì xã hội có thành kiến đặt phụ nữ vào vị trí bất lợi hơn khi họ bước vào một mối quan hệ”.
Các doanh nghiệp và dịch vụ mới đã xuất hiện ở Hàn Quốc để phục vụ cho xu hướng sống độc thân đang nở rộ.
Chính quyền thành phố Seoul đã thành lập một đặc nhiệm chuyên phát triển các dịch vụ cho người độc thân, chẳng hạn như camera an ninh giá rẻ, tổ chức hội thảo về sức khoẻ tâm thần, tổ chức các buổi làm món kim chi - món ăn phổ biến trong bất kỳ hộ gia đình nào.
Các khách sạn cũng đang cố thu hút khách hàng độc thân với gói lưu trú dành cho 1 người. Ăn một mình - hay còn gọi là “honbap” - được dự đoán sẽ phát triển như một xu hướng vào năm 2022, kể cả ở những nhà hàng sang trọng.
Các cửa hàng tiện lợi cũng đang cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn cho những người sống một mình. Nền kinh tế thú cưng dự kiến sẽ tăng trong những năm tới khi ngày càng nhiều người chọn nuôi thú cưng thay vì sinh con.
Mở rộng khái niệm 'gia đình'
![]() |
Những người độc thân cho rằng khái niệm "gia đình" ở Hàn Quốc cần mở rộng thêm nhiều đối tượng. |
Lee Ye-eun cho rằng việc sống độc thân sẽ giúp có thêm thời gian và không gian cho những thú vui khác.
Lee thành lập một nhóm bạn có cùng lối sống. Họ gặp nhau vài lần 1 tuần để cùng tham gia các hoạt động như leo núi, đá bóng.
Kang Ye-seul, 27 tuổi cũng quyết định sẽ không bao giờ kết hôn. Cô nói rằng, cuộc sống độc thân cho cô nhiều sự tự do hơn. Cô được theo đuổi các sở thích, đi chơi với những người bạn độc thân của mình.
“Tôi cảm thấy như mình đang ở trong một thế giới hoàn toàn khác” - Kang chia sẻ một cách tích cực về quyết định cuộc đời.
“Trước đây, tôi khao khát hạnh phúc, tự hỏi nó là gì, tiêu chí nào để đánh giá và tôi tò mò về tiêu chuẩn của người khác”.
“Cảm giác tự do và hạnh phúc xuất hiện sau khi tôi biết rằng mình có thể sống độc thân. Giờ đây, bất kể tôi làm gì, đó là lựa chọn chỉ dành cho tôi. Vì vậy, tôi không cảm thấy gánh nặng hay sợ hãi bất kỳ trách nhiệm nào đi kèm. Tôi không còn nghĩ rằng mình không hạnh phúc như trước nữa”.
Kang cho rằng, thái độ của Chính phủ và nhận thức của xã hội đối với người độc thân vẫn còn tụt hậu so với xu hướng mà xã hội đang vận động. Cô muốn thấy một xã hội thích ứng hơn với cấu trúc gia đình phi truyền thống, ví dụ như sống chung nhưng không kết hôn.
Năm ngoái, Chính phủ Hàn Quốc thông báo họ sẽ xem xét việc mở rộng phạm vụ của khái niệm “gia đình”, trong đó có thể bao gồm cả những cặp đôi sống thử và cha mẹ đơn thân.
Đăng Dương(Theo The Guardian)
Số lượng “người lao động chán nản” tại Hàn Quốc chạm mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021. Nguyên nhân được đưa ra do thị trường lao động trở nên yếu kém trong bối cảnh đại dịch.
" alt=""/>Những người trẻ thề không kết hôn