![]() |
Hình ảnh trong video của CBS News cho thấy nhân vật Momo với dòng chữ: "Momo sẽ giết mày" - Ảnh chụp từ video của CBC News |
Tờ báo này dẫn nguồn từ các chuyên gia an toàn trực tuyến cho biết video Momo challenge xuất hiện trong các series nổi tiếng như Peppa Pig (Heo Peppa), các video mở trứng (trong đó có đồ chơi chẳng hạn), các video mở hộp, và video về trò chơi Minecraft (trò chơi dò mìn). Đây là các video rất phổ biến đối với trẻ em trên thế giới lẫn tại Việt Nam.
Momo là một nhân vật có đầu của một người phụ nữ với mắt lồi to, phần thân dưới là gà. Momo là tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ Nhật Bản, sau đó được lợi dụng đưa vào những hình ảnh kinh dị.
Mirror cho biết Momo sẽ xuất hiện trong các video và khuyến khích trẻ em kết bạn với nhân vật này thông qua tài khoản Whatsapp. Sau khi kết bạn, người đứng sau nhân vật Momo sẽ gửi các hình ảnh kinh dị, sau đó đe doạ trẻ em bắt chúng làm hại bản thân, cuối cùng dẫn đến tự sát.
Trang báo cho biết nhà trường và cảnh sát tại Vương quốc Anh đang cảnh báo về các “thử thách” này, kêu gọi các bậc phụ huynh lưu ý đến con em mình.
Trong một video clip do Mirror đăng tải, một bé gái 6 tuổi kể cho mẹ nghe về nhân vật Momo xuất hiện trong video bé xem trên YouTube, sau đó thuyết phục bé kết bạn qua ứng dụng nhắn tin, và đe doạ để bé làm hại bản thân nhưng bé từ chối không làm.
" alt=""/>Google phủ nhận video có thể khiến trẻ em tự sát xuất hiện trên YouTubeĐại diện Cục An toàn thông tin khuyến nghị, cơ quan nhà nước cần tiên phong sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Có như vậy, doanh nghiệp Việt Nam mới phát triển, vươn ra biển lớn và Việt Nam mới có thể trở thành Trung tâm về an toàn, an ninh mạng của khu vực và thế giới (Ảnh minh họa).
Mặc dù không đưa ra những con số thông kê cụ thể song các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng Việt Nam đều có chung nhận định, với khu vực nhà nước – “hộ tiêu dùng” lớn nhất của nền kinh tế, hiện các sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin (ATTT) ngoại nhập vẫn đang áp đảo so với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam.
Đại diện Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) cho biết, mặc dù đến nay chúng ta đã có một số sản phẩm ATTT nội địa phổ biến, đơn cử như sản phẩm chống mã độc của Bkav, CMC... cùng nhiều dịch vụ ATTT nội địa được sử dụng khá rộng rãi như dịch vụ kiểm tra, đánh giá ATTT cho hệ thống, chẳng hạn Pentest, giám sát tư vấn đào tạo ATTT…, song hiện các sản phẩm ngoại nhập vẫn đang áp đảo.
Trong báo cáo đánh giá kết quả công tác năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019, các đơn vị khối ATTT của Bộ TT&TT (Cục ATTT, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT và Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia - NEAC) đã chỉ rõ một trong những tồn tại, hạn chế là nhiều cơ quan, tổ chức chỉ đơn thuần mua sắm máy móc, giải pháp nước ngoài mà không vận hành, khai thác hiệu quả, dẫn đến đầu tư tốn kém nhưng khi bị tấn công vẫn bị thiệt hại lớn. Trao đổi tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT, đại diện lãnh đạo Cục ATTT chia sẻ: “Trong năm 2018, Cục đã giám sát và hỗ trợ nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam xử lý các sự cố. Có một điểm chúng tôi muốn nhấn mạnh là nhiều cơ quan, tổ chức Việt Nam đang sử dụng các giải pháp đắt tiền của nước ngoài nhưng vẫn là nạn nhân của các cuộc tấn công”.
Riêng về phần mềm chống mã độc, số liệu thống kê của Bộ TT&TT cũng chỉ ra rằng, Bkav mặc dù đang chiếm tới 85% thị trường cá nhân song cả doanh nghiệp này cũng như CMC InfoSec và Viettel đều hầu như chưa vào được thị trường nhà nước.
Ở góc độ của một doanh nghiệp đã có 23 năm hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin Việt Nam, trao đổi với ICTnews, ông Ngô Tuấn Anh – Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho rằng, đảm bảo ATTT mạng là yêu cầu thực tế và đang ngày càng trở nên cấp thiết, thế nhưng trên thực tế các doanh nghiệp ATTT Việt thực sự chưa có nhiều thị trường ở khối cơ quan nhà nước. Hầu hết “miếng bánh” thị phần khu vực nhà nước đang thuộc về các hãng bảo mật nước ngoài, được các hãng này bán trực tiếp hoặc thông qua các nhà cung cấp tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân, theo ông Tuấn Anh, là do thói quen mua sắm của các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ưa chuộng sử dụng các sản phẩm CNTT, ATTT ngoại.
Cho biết khối các cơ quan nhà nước là 1 trong 2 nhóm thị trường mà Bkav hướng tới, ông Tuấn Anh cho rằng, để thâm nhập, mở rộng được mảng thị trường này, bên cạnh việc dần thay đổi thói quen mua sắm của người dùng, các doanh nghiệp ATTT Việt cũng phải nỗ lực để phải tạo ra được “bản sắc riêng” trong sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình.
" alt=""/>Doanh nghiệp Việt cho dùng thử, miễn phí giải pháp an toàn thông tin để kích cầu