Dershem mặc chiếc áo choàng màu hạt dẻ và khoác trên vai lá cờ tự hào. Cậu gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, thầy cô và bạn bè trên khán đài. Sau đó, cậu bắt đầu với câu chuyện come out vào năm nhất của mình.
Khi Dershem vừa dứt câu, micro bỗng mất tiếng.
Hiệu trưởng của trường Trung học khu vực miền Đông bước tới bục giảng và lấy đi bài phát biểu Dershem đã chuẩn bị. Thay vào đó, cậu được chỉ đạo đọc đoạn diễn văn không đề cập đến xu hướng tính dục hay sức khỏe tâm lý của mình.
"Ông ấy bảo tôi chỉ được đọc bài phát biểu này. Khi đó, tôi chẳng biết làm gì. Nước mắt cứ trực trào ra. Tôi không hiểu tại sao mình không thể bộc lộ con người thật", nam sinh nói với Washington Post.
![]() |
Bài phát biểu của Bryce Dershem bị cắt ngang sau khi kể về lần come out. Ảnh: Washington Post. |
Cuối cùng, Dershem quyết định hoàn thành bài phát biểu dựa vào trí nhớ.
Cậu kể với các bạn cùng khóa về những lớp học trực tuyến kéo dài đến tận tháng 5 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng sức khỏe tâm lý của mình. Trong năm cuối cấp, Dershem mất 6 tháng để điều trị chứng rối loạn ăn uống và vượt qua ý định tự tử.
Nam sinh hy vọng việc chia sẻ của cậu sẽ truyền cảm hứng cho mọi người tin tưởng bản thân dù gặp nhiều thách thức khi học tập từ xa trong đại dịch.
"2021 là năm của sự đấu tranh. Nó đã trở thành một phần bản sắc của chúng ta. Dù vậy, mọi người vẫn ở đây, cố gắng thích nghi với những điều mình chưa từng ngờ tới”, cậu nói với các bạn cùng khóa từ trên sân khấu. Dershem muốn chia sẻ thông điệp tích cực về sự đa dạng và niềm hy vọng.
"Mọi người cần biết rằng họ xứng đáng được là chính mình. Không ai nên bị gạt ra rìa hay áp bức”, cậu khẳng định.
Dershem tin rằng ban giám hiệu đã cố tình tắt tiếng micro để ép cậu đọc bài phát biểu họ chuẩn bị. Nam sinh cho biết cậu đã bị yêu cầu viết lại bài phát biểu nhiều lần trước đó. “Họ bảo tôi rằng: 'Đây là bài phát biểu, không phải buổi trị liệu của cậu'", Dershem kể lại.
Ban giám hiệu yêu cầu cậu làm việc với trưởng khoa tiếng Anh của trường để viết lại bài phát biểu. Sau nhiều lần chỉnh sửa, nhà trường vẫn không hài lòng. Cuối cùng, Dershem quyết định dùng bản thảo mình đã soạn.
“Tôi xứng đáng được kể câu chuyện của mình và đưa ra thông điệp về sự đa dạng. Tôi không thấy việc đó có gì sai trái”, cậu nói.
Robert Cloutier, giám đốc của Học khu miền Đông hạt Camden, nói với NBC Philadelphiarằng ban giám hiệu luôn làm việc với học sinh để chỉnh sửa bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp.
“Hàng năm, những học sinh lên phát biểu đều được hỗ trợ xây dựng bài diễn văn. Tất cả phải được phê duyệt và đặt trong sổ đóng gáy trên bục giảng trước buổi lễ”, Cloutier khẳng định. Ông cũng phủ nhận việc Dershem bị yêu cầu không nói về xu hướng tính dục của mình.
“Học sinh không bao giờ bị yêu cầu xóa bỏ danh tính cá nhân trong bài phát biểu”, Cloutier nói với NBC News.
Dù có những tranh cãi trên với ban giám hiệu, các bạn của Dershem đều ủng hộ cậu dùng bài diễn văn của mình. Sau khi Dershem phát biểu, một giáo viên tại trường đã tới gặp cậu. Con trai cô đã mất vì tự tử trong khoảng thời gian cách ly.
“Cô ôm tôi và kể về con trai mình. Cô nói rằng bài phát biểu của tôi rất ý nghĩa. Cô chỉ ước con mình cũng nghe được những lời đó”, cậu kể lại.
“Khi đó, tôi nghĩ mình đã giúp một người cảm thấy bớt cô đơn. Vậy là đủ rồi", Dershem xúc động.
Theo Zing
Yêu thích màu hồng, Minh Trường bị Thanh Vy hiểu nhầm là đồng tính nam. Nhưng chỉ sau một lần say và vào khách sạn, cặp đôi đã quyết định về chung một nhà.
" alt=""/>Học sinh đồng tính ở Mỹ bị cắt ngang khi phát biểu tại lễ tốt nghiệpDưới đây là câu chuyện của một bà mẹ gửi đến VietNamNet
Vào một buổi chiều, sau khi nhận được điện thoại cô giáo của con trai, tôi lao vào bệnh viện. Con tôi nằm đó dù đã tỉnh nhưng như một đứa trẻ vô hồn.
Tôi khóc khi đọc lá thư từ biệt bố mẹ và gục ngã khi đọc lá thư gửi cho các bạn trong trường.
Đó là câu chuyện của 4 năm về trước, khi con trai tôi đang theo học trung học. Cháu là cậu bé khá đặc biệt, ít nói, ham đọc sách, đặc biệt là sách khoa học. Bởi thế mà cháu nói chuyện với mọi người hay phân tích và có tí sách vở, chứ không thực tế như các bạn. Bên cạnh đó, cháu có tính cách mà tôi không biết là nên đồng tình hay phản đối. Đó là cháu luôn động lòng với bất cứ chuyện gì và sẵn sàng quên mọi thứ để giúp người khác, thậm chí là nhìn thấy con mèo hay con chó, con chim bị thương cháu cũng không bỏ qua. Đã có lần cháu muộn học chỉ vì thấy một con mèo bị thương trên đường, cháu đã tìm bằng được chỗ chữa cho nó.
Cá tính này chính là khởi nguồn cho rắc rối của con trai tôi.
Tôi không hề biết những chuyện gì đã xảy ra ở lớp của con trai. Về nhà cháu vẫn rất bình thường. Chỉ đến khi xảy ra chuyện và đọc lá thư con trai viết cho lớp trước khi làm điều dại dột. Cháu viết: “Tôi sẽ chết để chứng minh cho các người thấy tôi không phải là quái thai. Tôi đã làm gì mà các người phải lập nhóm trên Facebook, nhóm chat biến tôi thành trò cười, một kẻ dị dạng. Chỉ có cái chết mới khiến các người vui phải không?”
Tôi không muốn nói chi tiết về quãng thời gian đen tối ấy. Qua tìm hiểu và sau khi bình tâm lại, cháu đã kể cho tôi chuyện trở thành nạn nhân bị bêu xấu trên mạng. Bắt đầu từ việc cháu chỉ tên một bạn trong lớp quay cop bài. Điều đó được coi là khác người.
Ngay hôm sau, hình ảnh của cháu xuất hiện trong một group kín bị tô vẽ, bị chú thích tục tĩu và kêu gọi tẩy chay.
Ngay cả việc, hôm cháu bắt gặp con mèo bị thương ở gần trường, vô tình một bạn trong trường chụp được, và hình ảnh cháu lại lan khắp các group trong trường, cho rằng cháu giả tạo, lập dị, nên cưới một con mèo...
Con tôi luôn là chủ đề hàng tối của một nhóm bạn trong lớp và sau này lan sang các lớp khác.
Đỉnh điểm của những trò hạ nhục trên mạng là có một thách đố ai rủ được cháu đi “ăn bánh trả tiền” (quan hệ tình dục với gái mại dâm) sẽ có phần thưởng.
Một số bạn trong lớp không đồng tình với những trò đùa cợt đó, sau thời gian dài im lặng đã cho con tôi biết tất cả những trò quái gở đó.
Con trai tôi có Facebook, nhưng rất ít sử dụng. Và sau khi bạn cho xem những đoạn chat, những đoạn bình luận về mình trên nhóm kín, cháu sốc và tìm mua thuốc ngủ trên mạng và uống vào giờ nghỉ trưa tại trường. May mắn là loại thuốc đó không mạnh và liều nhỏ. Cháu được cấp cứu kịp thời nên qua khỏi.
Nhưng cú sốc đó thì không khỏi, con tôi trầm cảm, phải mất vài tháng mới đỡ phần nào. Tôi chuyển trường cho con, không phải là giải pháp hay, nhưng chẳng còn cách nào khác. Cho đến tận bây giờ, khi đã học ở trường quốc tế, môi trường rất cởi mở, con trai tôi vẫn rất rụt rè và lo sợ mỗi khi được giao làm việc gì. Từ một cậu bé tự tin và thành thật, thì giờ đây, cháu luôn do dự và luôn thăm dò các bạn có nói gì mình không một cách thái quá. Cháu luôn lặng lẽ, ít bạn và luôn đề phòng mọi thứ.
Dù không có chuyện đau lòng xảy ra, nhưng di chứng từ những trò giễu cợt tưởng là vô hại lại đeo bám tận bây giờ. Đó vẫn là nỗi đau của tôi và con và đang đi tìm câu trả lời: Làm gì để bảo vệ mình và người thân trên không gian mạng có nhiều điều tốt nhưng cũng vô số những điều độc ác và vô cảm. Tôi nên làm gì để giúp con thoát khỏi ám ảnh bởi cú sốc thật từ không gian ảo?
Nguyễn Minh Phương (Hà Nội)
Độc giả có thể gửi bài viết cho chúng tôi theo địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn có thể không trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn.
Lee MacMillan, ngôi sao trên mạng xã hội Instagram, mới đây đã kết thúc đời mình trong bi thảm. Cô là một trong những nạn nhân của trò bắt nạt trực tuyến.
" alt=""/>Con tôi từng tự tử bất thành vì bị chế giễu trên mạngCác bị cáo tại tòa (Ảnh: Xuân Duy).
Trong đó, bị cáo Lê Thành Nhân (công chức Chi cục Thuế Khu vực quận 12 - huyện Hóc Môn), Trần Quốc Duy (công chức Chi cục Thuế Khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè) và Vương Quốc Hùng (cựu Phó đội trưởng Đội kiểm tra nội bộ thuộc Chi cục Thuế TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) bị xét xử tội Nhận hối lộ.
Cựu Phó đội trưởng Đội kiểm tra thuế số 3, Chi cục Thuế Khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè Bùi Thanh Liêm bị xét xử về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Đáng chú ý, Công ty TNHH Tân Minh Thịnh (Việt Nam) bị xét xử về tội trốn thuế.
Cáo trạng xác định, trong quá trình làm dịch vụ khai báo thuế cho các doanh nghiệp, Bùi Văn Bảo (33 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thuế Ánh Dương) biết nhiều người có nhu cầu mua hóa đơn thuế giá trị gia tăng khống để kê khai khấu trừ thuế, nên chỉ đạo nhân viên sử dụng căn cước công dân và chứng minh nhân dân (mua từ các tiệm cầm đồ) rồi thuê người đứng ra thành lập công ty; hoặc mua lại các pháp nhân.
Bảo đã lập và mua lại tổng cộng 35 công ty "ma" để mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng khống. Từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2022, người này đã dùng 35 công ty xuất bán trái phép hơn 25.250 hóa đơn khống cho các doanh nghiệp và cá nhân trung gian với tổng giá trị hơn 1.433 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 18,8 tỷ.
Liên quan tới vụ án, bị cáo Đào Minh Thọ (51 tuổi, ngụ Đồng Nai) cùng 10 nhân viên khác của Bảo đã thực hiện 778 giao dịch rút tiền mặt (hơn 625 tỷ đồng), tạo dòng tiền từ các doanh nghiệp mua hóa đơn sang công ty "ma" để hợp thức hóa cho việc thanh toán hóa đơn GTGT khống cho doanh nghiệp của Bảo. Riêng Thọ được trả công hơn 1,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bảo còn bán lại cho Thọ 8 doanh nghiệp "ma" để mở đường dây mua bán hóa đơn trái phép riêng.
Cơ quan điều tra xác định, có 21 người làm trung gian mua bán hóa đơn khống của Bảo bán lại cho nhiều doanh nghiệp, trong đó có Trần Văn Thịnh (33 tuổi, ngụ Lâm Đồng).
Theo đó, từ năm 2018 đến 2020, Thịnh đã mua 2.786 hóa đơn giá trị gia tăng khống có giá trị hơn 177 tỷ đồng thuộc 19 doanh nghiệp "ma" của Bảo, sau đó bán lại cho nhiều người khác hưởng lợi một tỷ đồng.
Sau thời gian mua hóa đơn khống của Bảo, từ năm 2020 đến 2023, Thịnh tách ra mở đường dây riêng. Tổng cộng người này thành lập 47 công ty "ma" bán trái phép hơn 29.700 hóa đơn khống với giá trị hơn 8.000 tỷ đồng, hưởng lợi gần 70 tỷ đồng.
Để che giấu hành vi phạm tội, bị can Bùi Văn Bảo đã móc nối, thỏa thuận đưa hối lộ cho Lê Thành Nhân (công chức Đội quản lý thuế liên phường Chi cục thuế quận 12 - huyện Hóc Môn, TPHCM).
Hồ sơ vụ án thể hiện, ông Nhân có nhiệm vụ tra cứu thông tin tình trạng nộp, khai báo thuế của các công ty "ma" do Bảo thành lập, nhắc nhở đóng thuế đầy đủ; hướng dẫn, cung cấp địa chỉ để thay đổi đăng ký hoạt động của công ty khi có doanh thu cao bất thường. Việc này để tránh sự chú ý, tránh bị cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện. Bảo đã đưa cho Nhân 1,25 tỷ đồng.
Cùng chiêu thức, Thịnh đã thông qua Bùi Thanh Bình đưa tổng cộng 14,4 tỷ đồng hối lộ cho 4 công chức ngành thuế để được "bảo kê". Trong đó, Bình đưa cho Nguyễn Anh Tuấn 12,7 tỷ đồng và Trần Quốc Duy 662 triệu đồng (đều là công chức Chi cục Thuế Khu vực quận 7 - huyện Nhà Bè); Vương Quốc Hùng 300 triệu đồng (Đội phó Đội kiểm tra nội bộ Chi cục thuế TP Thủ Dầu Một); Lê Thành Nhân 100 triệu đồng.
Quá trình điều tra, tháng 3/2023, Nguyễn Anh Tuấn đã chết nên Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an không xem xét hành vi Nhận hối lộ.
Để che giấu nguồn tiền bất hợp pháp từ việc mua bán trái phép hóa đơn, Thịnh đã mua 9 bất động sản trị giá hơn 32 tỷ đồng, nhờ nhiều người thân đứng tên. Do đó, ngoài tội Mua bán trái phép hóa đơn và Đưa hối lộ, Thịnh còn bị truy tố thêm tội Rửa tiền.
Liên quan tới vụ án này, nhà chức trách tách nhiều hành vi để tiếp tục điều tra làm rõ hoặc chuyển thẩm quyền cho Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng để xử lý.
" alt=""/>Nhận tiền tỷ để "bảo kê" cho tội phạm, nhiều cán bộ thuế ở TPHCM hầu tòa