Dưới đây là danh sách những thứ quan trọng liên quan đến việc bảo đảm an toàn của bạn khi lái ô tô.
![]() |
![]() |
![]() |
(Theo Dân Việt)
Dưới đây là danh sách những thứ quan trọng liên quan đến việc bảo đảm an toàn của bạn khi lái ô tô.
![]() |
![]() |
![]() |
(Theo Dân Việt)
Toàn cảnh Diễn đàn Chính sách "Dữ liệu lớn trong kinh tế và quản lý" sáng 2/4 ở Hà Nội.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: THX/TTXVN |
Hồi tháng trước, Pháp đã công bố dự luật áp thuế 3% đối với các "gã khổng lồ" Google, Apple, Facebook và Amazon của Mỹ (gọi tắt là thuế GATA) liên quan đến hoạt động quảng cáo kỹ thuật số, các trang mạng và hoạt động bán lại dữ liệu cá nhân. Các công ty công nghệ có doanh thu hơn 750 triệu USD/năm sẽ là đối tượng bị điều chỉnh bởi luật này.
Nỗ lực trên được đưa ra sau khi dư luận lên án tình trạng một số công ty giàu nhất thế giới phải trả thuế rất ít bằng cách chuyển doanh số bán hàng của họ qua chi nhánh các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đánh thuế thấp.
Sau khi không đạt đồng thuận ở cấp EU cho một nỗ lực tương tự, vì vấp phải sự phản đối của các nước đánh thuế thấp như Ireland, Pháp khởi xướng nỗ lực mới và đang tìm điểm chung trong vấn đề này với các thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để đạt một thỏa thuận toàn cầu vào năm tới. Một số nước trong EU đang cân nhắc theo chân Pháp như Anh, Tây Ban Nha, Áo và Italy. Gần đây, Áo thậm chí đề xuất mức thuế mạnh tay hơn Pháp, lên tới 5%.
Theo TTXVN
Chính phủ Pháp ngày 6/3 đã nhất trí đề xuất dự luật đánh thuế 3% thu nhập tại Pháp của các "gã khổng lồ" về công nghệ như Google, Amazon và Facebook.
" alt=""/>Mỹ cảnh báo Pháp về ý định đánh thuế các 'gã khổng lồ' kỹ thuật sốTình trạng lắp đặt ồ ạt các máy điều hòa không khí ở Đông nam Á đang dẫn tới một cuộc khủng hoảng.
Hơn 420 nhà quản lý và chuyên gia đến từ nhiều cơ quan chính phủ và các công ty đa quốc gia ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đã tham gia vào một nghiên cứu về các hệ thống làm mát, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng. Báo cáo mới được thực hiện bởi hãng Eco-Business và công bố tại Bangkok, Thái Lan trong một cuộc họp báo hôm 29-1.
Nhu cầu về năng lượng của các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng 70% trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2016, và nguồn năng lượng dành cho điều hòa nhiệt độ đóng góp phần lớn nhu cầu điện năng của các hộ gia đình, báo cáo mới cho hay.
Xu hướng sử dụng quá nhiều điện năng vào điều hòa không khí dường như sẽ còn tiếp diễn trong bối cảnh dân số ngày càng gia tăng, các thành phố ngày càng được mở rộng và mức thu nhập của người dân tăng.
"Nhu cầu tiêu thụ điện năng nội địa đã gia tăng ghê gớm - tăng nhiều hơn cả ngành công nghiệp và khu vực tư nhân - xét trong khu vực ASEAN. Như một hệ quả, hóa đơn tiền điện tăng cao vì việc sử dụng điều hòa không khí" - Tim Hill, giám đốc nghiên cứu thuộc Eco-Business, một tổ chức truyền thông chuyên đưa tin phát triển bền vững ở châu Á, cho hay.
Nguồn năng lượng điện cung cấp cho các loại máy điều hòa không khí trong khu vực Đông Nam Á phần lớn được cung cấp bởi các nhà máy điện vận hành bằng đốt than đá.
Báo cáo mới nhất đưa ra lời kêu gọi các chính phủ và giới doanh nghiệp đưa ra các chính sách và quy định mới nhằm đạt được các mục tiêu toàn cầu về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng toàn cầu.
"Chính phủ các nước trong khu vực cần phải khắc phục tình trạng này bằng cách đưa ra các quy định mới để thúc đẩy người dân sử dụng các hệ thống điều hòa hiệu quả cao hơn, đảm bảo rằng đất nước họ không trở thành 'điểm đến' các sản phẩm lạc hậu công nghệ" - ông Hill cho hay.
Các chuyên gia tham gia vào nghiên cứu trên nói rằng nhiều nhà sản xuất và cung cấp điều hòa không khí nên tập trung hơn vào việc chế tạo ra các loại máy điều hòa tiết kiệm điện năng, bên cạnh đó cũng cần phải tuyên truyền cho các khách hàng của mình về ý thức tiết kiệm điện năng.
Việc sử dụng điều hòa không khí quá độ trong các tòa nhà công cộng - như văn phòng, trung tâm mua sắm và rạp chiếu bóng - cần phải được khắc phục, trong khi cũng cần tổ chức các chiến dịch tuyên truyền giúp người dân nhận thức rõ hơn về sử dụng điện năng một cách hiệu quả.
Theo báo cáo, hiện nay nhiều người đi xem phim tại rạp chiếu bóng ở nhiều thành phố thuộc khu vực Đông Nam Á vẫn phải mang theo tất để giữ ấm, trong khi nhiều nhân viên văn phòng cũng thường mang mũ len, và khách hàng đến các trung tâm thương mại thậm chí còn mang áo khoác để giữ ấm vì điều hòa nhiệt độ để quá lạnh.
Trên nhiều tuyến phố, nhiều cửa hàng có lắp máy điều hòa không khí cũng thường xuyên để cửa mở nhằm thu hút khách vào mua hàng.
"Điều hòa không khí vốn được chế tạo nhằm giúp con người ta cảm thấy thoải mái hơn, nhưng hiện nay, thực tế cho thấy chúng đang làm điều ngược lại: Chúng khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái và khiến cho họ khó hoạt động hơn vì lạnh" - ông Hill nhận định.
Bởi vậy, chính phủ các nước trong khu vực cần áp đặt các quy định mới để thúc đẩy việc sử dụng các hệ thống điều hòa không khí hiệu quả hơn, đặt ra các khuyến khích về tài chính để người dân lắp đặt các hệ thống như vậy trong nhà của họ, báo cáo mới nêu rõ.
Người dân, doanh nghiệp và chính phủ các nước trong khu vực cũng cần phối hợp với nhau để quản lý nhu cầu điện năng một cách tốt hơn, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường, Mark Radka, Giám đốc mảng năng lượng, khí hậu và công nghệ thuộc Chương trình Môi trường LHQ, cho hay.
Ông Radka nhấn mạnh: "Các quốc gia trong khối ASEAN cần cố gắng tập trung hơn để giải quyết vấn đề của họ".
" alt=""/>Lạm dụng điều hòa nhiệt độ đang tràn lan ở Đông Nam Á