Định hướng trung hạn và dài hạn của viện là đẩy mạnh và “nhúng sâu" trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống, nâng cao năng lực và thông minh hóa trong học máy... Viện sẽ có 6 phòng thí nghiệm, bao gồm: Học máy, Công nghệ bán dẫn thông minh, Khoa học sự sống thông minh, Môi trường thông minh, Hệ thống thông minh và Giáo dục thông minh.
Viện đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thành lập ít nhất một nhóm nghiên cứu mạnh và là một trong các trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo dẫn đầu Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, đây là đơn vị nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên trong cả nước tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo liên ngành. Bộ GD-ĐT kỳ vọng viện sẽ tạo nên những nghiên cứu đột phá, có giá trị ứng dụng thực tiễn.
Như vậy tính đến hiện tại, ĐH Bách khoa Hà Nội có 6 trường, 6 viện nghiên cứu và 4 khoa quản ngành, 3 khoa đại cương.
Câu chuyện được xem là "vụ xả giận đỉnh nhất trong năm". Người phụ nữ này, sau khi cảm thấy bị nhân viên cửa hàng coi thường, đã quay lại sau hai tháng với 600.000 Nhân dân tệ (khoảng 2 tỷ VNĐ) tiền mặt để "trả đũa".
Người phụ nữ với tên gọi "xiaomayouren" trên mạng xã hội Xiaohongshu, đã chia sẻ trải nghiệm mua hàng tồi tệ của mình tại trung tâm mua sắm StarLight Place ở Trùng Khánh, Trung Quốc vào tháng 6 vừa qua. Lần đầu đến cửa hàng, cô xách túi Hermes và muốn mua quần áo nhưng nhân viên tỏ thái độ lạnh nhạt. Họ phớt lờ khi cô xin nước uống, chỉ giới thiệu hàng cũ mùa trước dù cô muốn xem mẫu mới. Thậm chí họ còn lườm nguýt và tỏ ra khó chịu khi cô yêu cầu lấy váy để thử.
Sau khi rời cửa hàng, cô đã gọi điện phản ánh với "trụ sở chính" của thương hiệu nhưng không nhận được phản hồi.
Sau 2 tháng, cô quay lại cùng trợ lý và một người bạn, mang theo túi tiền 600.000 Nhân dân tệ. Họ thử một số bộ quần áo và nói với nhân viên rằng sẽ mua. Nhưng khi nhân viên bán hàng đếm tiền xong, người này lạnh lùng nói: “Chúng tôi không muốn mua nữa. Chúng tôi đi đây.” Câu chuyện nhanh chóng lan truyền, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ cư dân mạng.
Một người dùng bình luận: “Kết thúc thật hả hê. Tôi luôn thắc mắc tại sao nhân viên bán hàng lại kiêu ngạo như vậy.”
Những tranh cãi do thái độ khinh khỉnh của nhân viên bán hàng thường gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Năm 2021, một khách nữ ở Chiết Giang kể bị đuổi hai lần trong 15 phút khi đang nghỉ chân ở cửa hàng mỹ phẩm cao cấp. Người phụ nữ này cho biết bà cảm thấy bị phân biệt đối xử và xúc phạm chỉ vì ăn mặc giản dị và không trang điểm.
Phương Mai
![]() |
![]() |
Đây là lần đầu tiên tàu Hải quân Đức thăm Việt Nam |
Sau khi rời cảng theo kế hoạch vào ngày 9/1, khinh hạm "Bayern" dự kiến sẽ có cuộc diễn tập PASSEX với Hải quân Việt Nam. Nội dung diễn tập có thể bao gồm các bài tập về thông tin liên lạc, điều hướng, di chuyển chiến thuật và tìm kiếm cứu nạn.
Chuyến thăm của khinh hạm "Bayern" là một phần trong hành trình huấn luyện và tăng cường hiện diện kéo dài 7 tháng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đại sứ Hildner cho biết thêm: "Với hành trình rộng mở qua Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của khinh hạm "Bayern", nước Đức muốn ghi nhận ý nghĩa ngày càng gia tăng của khu vực này. Chuyến hải trình là một bước triển khai cụ thể các Định hướng từ năm 2020 của Đức đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mà trong đó nước Đức cam kết thúc đẩy các nỗ lực của mình tại khu vực này. Một trong các mục tiêu là tăng cường trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Qua hành trình của chiến hạm "Bayern", nước Đức muốn nhấn mạnh giá trị pháp lý mang tính phổ quát của Công ước Luật Biển cũng như ý nghĩa của tự do hàng hải. Đi qua Biển Đông là một phần trọng tâm của chuyến hành trình này“.
Bảo Đức
Đại sứ Đức TS. Guido Hildner phát biểu: "Chuyến thăm của khinh hạm Bayern thể hiện tình hữu nghị Việt - Đức, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa ngày càng gia tăng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong quan hệ quốc tế".
" alt=""/>Hình ảnh chiến hạm Đức cập cảng Nhà Rồng