Nhiều năm nay, người dân ở tổ 79 khu dân cư 22 – Khu tập thể Bộ tư lệnh Thông tin (ngõ 8B, phố Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) luôn phải sống trong sợ hãi khi khu nhà có hiện tượng rạn nứt, sụt lún nghiêm trọng, nghiêng tới 15 độ.Phản ánh đến Reatimes, các hộ dân sống trong Khu tập thể Bộ tư lệnh Thông tin, phường Ô Chợ Dừa cho biết, nhiều năm nay họ luôn phải sống trong sợ hãi vì khu nhà có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Tường nhà thì bong tróc, cầu thang rạn nứt, sụt lún nên người dân đã phải tự gia cố để ở “tạm”.
Nhà cũ đã gần 40 năm tuổi
Theo tìm hiểu, khu tập thể Bộ tư lệnh Thông tin được xây dựng từ năm 1979 với 4 đơn nguyên cao 5 tầng. Đến năm 1991 thì có hiện tượng nghiêng, rạn nứt nên ban quản lý tòa nhà đã dỡ bỏ 2 tầng của đơn nguyên 3 và 2 tầng của đơn nguyên 4. Tuy nhiên sau khi dỡ vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng xuống cấp, cơ quan chức năng vào đo đạc, thông báo với cư dân là nhà nghiêng 15 độ.
 |
Cầu thang được gia cố thêm khung sắt chữ i để chống sập |
Bà Nguyễn Thị Hường, một cư dân sống ở đây cho biết: “Mỗi khi mưa bão là nước lại ngấm hết vào tường, trần nhà làm các mảng vữa lần lượt “nhảy dù” xuống. Nhiều khi mưa lâu nước ngấm vào trần chảy xuống nhà nên chúng tôi phải lấy cả chậu để hứng. Còn nhà tắm nhà tôi thì quanh năm ngày tháng bị dột nên đã phải lấy tạm mảnh áo mưa để chắn nước khỏi chảy vào người.”
Bà Hường cho biết thêm, năm 2012, cầu thang ở đơn nguyên 3 và 4 có dấu hiệu sắp sập nên đã phải gia cố bằng khung sắt chữ y. Tuy nhiên chẳng được bao lâu thì thanh sắt cũng han gỉ, cong vẹo. Đến đầu năm 2016, cầu thang ở các đơn nguyên khác cũng rạn nứt tương tự.
4 thế hệ sống trong căn nhà 19m2
Các căn hộ ở khu tập thể Bộ tư lệnh thông tin chủ yếu là có diện tích rất nhỏ chỉ 19 và 26 m2 nên khá chật chội. Cũng vì kinh tế hạn hẹp nên ở đây nhiều thế hệ phải chen chúc sống chung trong cùng căn nhà có diện tích nhỏ như vậy. Gia đình bà Nguyễn Thị Ổn chỉ có vẻn vẹn 19 m2 nhưng có đến 4 thế hệ với tổng cộng 7 người sinh sống. Những hôm mưa bão gia đình bà phải chia nhau đi sơ tán ở các nơi vì trong nhà vôi vữa cứ "tự nhiên" rơi xuống.
Trao đổi với Reatimes, ông Nguyễn Văn Bình, tổ trưởng tổ dân phố 79 cho biết: “Khu tập thể Bộ tư lệnh thông tin hiện nay có khoảng 80 hộ sinh sống với khoảng 200 nhân khẩu. Họ chủ yếu là các cán bộ, chiến sĩ đã về hưu từng phục vụ trong quân đội. Tòa nhà có sự xuống cấp trầm trọng như vậy có thể là do trước kia nhà xây trên nền của ao hồ, móng lại chủ yếu là cọc tre nên không đảm bảo độ an toàn.
Chúng tôi cũng đã có ý kiến lên UBND phường nhưng họ nói không thuộc trách nhiệm của họ vì khu nhà này vẫn do Bộ quốc phòng quản lý. Chúng tôi đề đạt nguyện vọng sang Bộ Tư lệnh Thông tin, đề đạt lên cả Bộ Quốc phòng nhưng nhiều năm qua, vẫn chưa có câu trả lời.”
 |
Bác Nguyễn Văn Bình, tổ trưởng dân phố số 79 đang chỉ sự xuống cấp trầm trọng của khu nhà cho PV Reatimes
|
Ông Bình cho biết thêm, vì quá chật chội nên các hộ dân ở đây đã tự ý cơi nới các căn hộ. Nhiều nhà đua ra ngoài ban công đến cả 4-5m, điều này gây nên nguy hiểm cho chính tính mạng của các hộ dân ở đây.
Theo phản ánh của các hộ dân, một điều nữa cũng khiến họ khá bức xúc đó là tiền nước đắt đỏ với 12.000 đồng /m3. Dân cư ở đây đã phải tự bỏ tiền để làm một bể nước với thể tích 120m3 ở tầng 1, sau đó bơm lên các hộ gia đình ở các tầng để sử dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian bể bị rò rỉ nên có những tháng số nước bị thất thoát lên tới 105m3.
Liên quan đến sự xuống cấp này, trao đổi với PV Reatimes qua điện thoại ông Phạm Việt Cừ, Phó Chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa cho biết: “UBND Thành phố Hà Nội đang bắt đầu giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị Kang Long thực hiện dự án xây mới. Còn vấn đề cơi nới của người dân dẫn đến nguy hiểm thì đã diễn ra hơn chục năm nay, chúng tôi cũng có nhắc nhở chứ khó xử lý vì hồ sơ nhà ở khu đó đã có từ rất lâu.”
Dưới đây là một số hình ảnh về sự xuống cấp mà PV Reatimes ghi nhận lại:
 |
Hiện tượng bong tróc, rạn nứt xảy ra khắp nơi trong tòa nhà

Tường bị thấm nước mưa nên vừa mốc vừa bị bong

Tường bị thấm nước mưa nên vừa mốc vừa bong tróc.

Những chiếc "hộp" đua nhau mọc lên bên ngoài hiên của các căn hộ


Có những nhà đua ra đến cả 4-5 mét

Căng cả bạt trong nhà tắm để nước khỏi chảy ướt người mỗi khi giặt rửa
|
Theo Realtime
" alt=""/>Gần 80 hộ dân sợ hãi sống trong khu nhà nghiêng 15 độ
Gia chủ quá tin thầy phong thủy sẽ dẫn đến sự bất hợp lý trong thiết kế nhà cửa và khiến những câu chuyện xoay quanh phong thủy trở nên dở khóc dở cười.Có thể nói phong thủy là sự thuận theo tự nhiên của một công trình mới, sao cho các chủ thể sông trong căn nhà đó cảm thấy hài hòa và thoải mái, sinh khí không quá thừa, không quá thiếu, mọi thứ được đáp ứng công năng một cách hoàn hảo nhất. Xét cho cùng thì phong thủy là tạo điều kiện cho con người được tồn tại lâu hơn với môi trường thiên nhiên thực tại.
 |
Hơn 10 năm hành nghề thiết kế kiến trúc, tôi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều khách hàng khắp mọi miền đất nước; một số khách hàng đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, v.v... Cho dù xuất thân ở đâu đi nữa, hầu như ai cũng đặt vấn đề phong thủy cho ngôi nhà của mình, nhưng mỗi người mỗi vẻ, mỗi nhà mỗi kiểu. Nhiều gia chủ thuê riêng thầy phong thủy để phối hợp cùng kiến trúc sư đưa ra các phương án kiến trúc cho phù hợp. Và cũng có rất nhiều câu chuyện phong thủy dở khóc dở cười đã xảy ra.
1. Thêm cột giữa cửa nhà tránh chữ tử (tứ)
Năm 2006, khi thiết kế cho một bệnh viện tại Huế, chủ đầu tư có thuê một thầy phong thủy để hỗ trợ trong việc thiết kế. Lúc đầu thầy đã yêu cầu đặt các vị trí cửa bắt buộc, nhất là cửa chính. Theo đó cửa chính được đặt ngay chính giữa mặt tiền mà không được đặt bất kỳ vị trí nào khác. Cũng theo tính toán về công năng và khẩu độ công trình, kiến trúc sư đưa ra giải pháp kết cấu có 4 cây cột phía trước, nhưng khi trình bản vẽ, thầy phong thủy không cho phép làm 4 cây cột vì rơi vô chữ tử (tứ), mà phải làm 5 cây cột. Tuy nhiên, nếu thi công theo phương án của thầy phong thủy thì sẽ có 1 cột nằm giữa cửa chính cho nên cuối cùng, công trình vẫn được xây dựng với 4 cột.
2. Nhà vệ sinh đặt ở hướng gió
Năm 2010 khi thiết kế một công trình lớn tại Cần Thơ, công trình này cũng được thầy phong thủy định vị các vị trí nhà vệ sinh rất cẩn thận. Khi bắt tay vào thiết kế, kiến trúc sư phát hiện các phòng vệ sinh đều nằm ở đầu hướng gió nên đã đề xuất đổi vị trí nhưng chủ đầu tư vẫn thực hiện công việc theo đề xuất của thầy phong thủy. Kết quả là khi công trình đưa vào sử dụng thì mọi người đều phản ánh về mùi khó chịu từ nhà vệ sinh bay ra.
3. Giường ngủ đặt chéo góc cho hợp hướng
Thầy phong thủy yêu cầu gia chủ tại Buôn Mê Thuột phải kê giường ngủ quay hướng Đông-Nam, trong khi đó là căn nhà liên kế có mặt tiền hướng Đông. Do đó trong phòng ngủ vuông vức phải kê cái giường xoay 45 độ, nằm chéo giữa phòng để “hợp hướng”.
4. Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang làm bẩn nhà
Cách đây hơn 3 năm, khi thiết kế cho một ngôi nhà khá nhỏ ở Quận 1, TP.HCM, tôi phải bố trí nhà vệ sinh ở tầng một dưới gầm thang để tiết kiệm diện tích. Thầy phong thủy cho rằng như vậy không hợp lý vì khi đi lên cầu thang sẽ giẫm đạp chất thải và kéo đi khắp nhà và như thế là không tốt. Trong khi chính thầy đã mâu thuẫn khi bố trí hầm phân ngay phòng khách, trước cửa chính?
5. Xây trần nhà cao để sớm lấy chồng
Năm 2008 khi thiết kế cho một ngôi nhà trong hẻm nhỏ ở Quận 3, TP.HCM, chủ nhà là một phụ nữ độc thân, ngoài 35 tuổi. Tôi thiết kế ban đầu chiều cao từ tầng 1 lên tầng 2 là 3.9m. Nhưng khi gặp thầy phong thủy thầy bắt buộc phải làm cao 4m75, đạt chiều cao này thì năm sau gia chủ mới có chồng, nếu không sẽ ở giá suốt đời. Cho dù tôi giải thích rằng không gian nhà nhỏ nên nếu làm cao như thế cầu thang sẽ chiếm rất nhiều diện tích. Nhưng cuối cùng thì chị chủ nhà vẫn nghe theo lời thầy để hy vọng gặp được hồng duyên trong năm sau.
6. Xây thêm 3 tầng nhà để “làm ăn được”
Có lẽ thầy phong thủy thấy gia chủ có điều kiện và khá tin vào phong thủy nên đã tư vấn cho họ xây 6 tầng (thầy phán tuổi gia chủ kỵ các số 3,4,5) để “làm ăn được”. Trong khi đó, theo như tôi thấy (và đã tư vấn với gia chủ), với nhu cầu của gia chủ chỉ cần xây 3 tầng là đã đáp ứng tối ưu. Vậy là ngôi nhà xây theo ý thầy phong thủy xong thì bỏ không cho buị bám, lãng phí vô cùng!
Trong phong thủy không phải mọi thứ tốt hết, lành hết thì đúng mà vô tình ta đã đưa ngôi nhà vào thế không phát triển được. Mọi thứ phải luôn có hai mặt đối lập thì mới kích thích chủ thể phát triển được. Đương nhiên phần tốt phải nhiều hơn.
Theo Khám phá
" alt=""/>Phong thủy: Tin quá hóa vụng dại

Cứ gần 3 đứa trẻ lại có 1 bé thiếu máu
Là gia đình có điều kiện nên vợ chồng anh Trần Văn Nam (ở khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) rất chăm chút cho bữa cơm của con. Cậu con trai thứ (8 tuổi, học lớp 3, nặng 24kg) thích ăn gì anh chị đều đáp ứng “ngay và luôn”. Nhưng bé lại rất kén ăn rau, bữa cơm nào bé cũng đánh sạch 2 bát cơm thịt đầy. Nghĩ con ăn no là được, lại ăn thêm ngoài nhiều, anh Nam yên tâm con đã đủ chất dinh dưỡng.
Nhưng mấy tháng gần đây, bé hay ốm vặt, trông xanh xao, lại thêm tiền sử bị viêm mũi dị ứng, anh đưa con đi viện khám thì mới giật mình thấy bác sĩ kết luận, con anh bị thiếu máu do thiếu sắt. “Về quê đón Tết, nói con thiếu máu, thiếu sắt không ai tin, họ hàng còn mắng cho là “con nhà giàu” lại bị thế!”, anh Nam tâm sự.
 |
|
Cũng là con trai trong một gia đình có điều kiện, từ bé cháu Nguyễn Thanh Hải (5 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) đã được bố mẹ chăm bẵm, nâng niu, đầu tư rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng đợt khám hôm ra Tết vừa rồi khiến bố mẹ Hải tá hỏa vì bé bị thiếu sắt khá nặng. “Cháu tẩy giun theo định kỳ, ăn uống rất đầy đủ, trộm vía lại chăm ăn nữa chứ không ít, nhưng không hiểu sao vẫn thiếu máu, thiếu sắt”, bố bé Hải băn khoăn.
PGS.TS Nhi khoa Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ bị thiếu máu khá phổ biến tại nước ta. Theo số liệu điều tra Quốc gia về Vi chất dinh dưỡng mới nhất do Viện Dinh dưỡng công bố, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ Việt Nam trên toàn quốc là 27,8%, ở thành thị là 22,2%. Có nghĩa là cứ gần 3 đứa trẻ lại có 1 bé thiếu máu. Với trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ thiếu sắt còn lên tới 50,3, tỷ lệ trẻ thiếu máu do thiếu sắt là hơn 63%, một con số rất cao.
BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hiện nay, việc chủ động đi khám dinh dưỡng cho trẻ được nhiều phụ huynh quan tâm, thực hiện. Không chỉ phụ huynh ở thành phố mà ở các vùng quê cũng dần có ý thức này. Hàng tuần, Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng đón khoảng 600 - 700 lượt bệnh nhi trong giờ hành chính. Tuy nhiên, theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thực tế là nhiều trẻ chỉ được phát hiện bệnh khi đến bệnh viện khám do một bệnh khác.
Đơn cử, khi thấy con trai 5 tuổi bị sốt cao trên 39 độ, kèm theo ho, sổ mũi, chị Hương Giang ở Long Biên (Hà Nội) đưa con đi khám. Bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm họng mủ. Ngoài ra thấy bé da hơi xanh, bác sĩ chỉ định đi làm thêm công thức máu, kết quả bé bị thiếu huyết sắc tố, thiếu máu. “Tôi chỉ nghe trẻ con thiếu máu, thiếu sắt thường do giun, hay ăn ít, ăn không đầy đủ, hoặc ở những nơi điều kiện khó khăn. Hoặc cùng lắm như tôi ngày xưa có bầu nên phải bổ sung sắt thôi. Còn tôi thấy người lớn thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt mới bị thiếu máu chứ bé con tôi vẫn chơi bình thường. Chỉ mỗi việc bé hay ốm vặt”, chị Giang nói.
Chỉ cần xét nghiệm công thức máu là biết
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, biểu hiện của bệnh thiếu máu, thiếu sắt khá chung chung, gặp ở nhiều bệnh khác nhau nên thường bị bỏ qua. Với những trẻ thiếu máu nhẹ, biểu hiện chỉ là da hơi xanh, niêm mạc, môi, vành mắt nhợt nhạt. Nặng thì da xanh nhiều, với trẻ lớn có thể thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt còn trẻ nhỏ thì không chịu chơi, quấy khóc kéo dài. Có trẻ bị nặng quá dẫn đến suy tim, khó thở, tim đập nhanh, một số trẻ bị phù. Trẻ bị thiếu máu kéo dài thường kém ăn, ăn không ngon, thậm chí gây chậm phát triển trí tuệ và thể lực. Một số trẻ đi học hay than phiền giảm trí nhớ, học hành sa sút, thiếu tập trung. Trong khi đó để phát hiện bệnh chỉ cần làm xét nghiệm máu đơn giản.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên nhân gây bệnh được chia thành 2 nhóm. Trước hết, trẻ thiếu máu có thể do cơ thể đang có bệnh, do giun. Ngoài ra, trẻ có thể bị bệnh về đường tiêu hóa như chảy máu dạ dày, chảy li ti, mỗi ngày một ít. Lý giải thêm về việc vì sao nhiều gia đình nghĩ rằng cho con ăn rất đầy đủ, con cũng ăn nhiều, tăng cân nhưng vẫn thiếu máu, thiếu sắt, BS Tiến cho hay, dù trẻ có ăn nhiều, nhưng có thể do sự hấp thu, tiêu hóa của cơ thể trẻ không tốt nên trẻ vẫn bị thiếu máu, thiếu sắt. Việc ăn đủ phải được tính toán theo nhu cầu của từng lứa tuổi, cân nặng, mùa thời tiết…
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho rằng, nguyên nhân hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay, lượng sắt từ bữa ăn của người Việt Nam chỉ thỏa mãn 30 - 50% nhu cầu về chất này. Trên thực tế khám chữa bệnh, BS Tiến cho rằng, nhiều bệnh nhi thiếu máu khi đến khám, chia sẻ với bác sĩ mới thấy, lượng sắt trong đạm rất ít, trứng thì một tuần cũng chỉ ăn một quả. Có trẻ thì ăn đủ lượng thịt nhưng lượng rau, củ quả lại quá nhiều, ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt. Trẻ đủ dinh dưỡng, chất xơ, vitamin... nhưng thiếu sắt. Do đó, cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn rất quan trọng. Song song chế độ ăn, thì cha mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung sắt, ít nhất là một tháng và nhiều nhất là 3 tháng. Không nên uống trong thời gian dài vì nếu thừa sắt sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm sắt vào gan, lách, phổi.
(Theo GĐ&XH)
" alt=""/>Bệnh nhi: Con nhà giàu lại thiếu sắt, thiếu máu