
- Đó là chia sẻ của bà Khoàng Thị Thanh Nga, Bí thư Tỉnh đoàn Lai Châu trước thực tế nhiều đoàn tình nguyện đến hỗ trợ vùng sâu, vùng xa nhưng kéo nhau đi quá nhiều khiến địa phương khổ sở để tiếp đón, lo ăn ở. |
Nhiều hạn chế được trao đổi thẳng thắn tại Hội nghị tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện 2016. Ảnh: Thanh Hùng, |
Tại Hội nghị tổng kết Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè 2016 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, bà Nga thành thật: “Nếu đi tình nguyện đến với cơ sở 30-40 người thực sự gây khó cho địa phương. Như với tỉnh Lai Châu chúng tôi, khi các đoàn đến đông như vậy cũng gây khó khăn cho các vì phải đón tiếp, lo ăn ở cho các đoàn. Để các đoàn đến mà không hỗ trợ được thì cũng là cái khó của chúng tôi”.
Bà Nga chia sẻ như vậy bởi Lai Châu là địa bàn địa bàn hiểm trở xa xôi, kinh tế khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số rất đông. Theo bà Nga, đó cũng là thực trạng tương tự với các địa phương khó khăn.
Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Phi Long, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chỉ đạo các đoàn tình nguyện có thể tự quyết định số người đi tuy nhiên cần phải xem xét và có hoạt động phù hợp. Ngoài ra phải bỏ thói quen cũ và phải tự lo từ A-Z như ăn uống, ngủ nghỉ,… để tránh đi tình nguyện mà gây khó cho địa phương.
Tại hội nghị, ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn chỉ đạo hoạt động thanh niên tình nguyện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị có đội hình tình nguyện và đơn vị tiếp nhận. Các chiến dịch, chương trình tình nguyện hè cần có nội dung, kế hoạch, đội hình cụ thể. Đặc biệt cảnh giác, phòng trừ ảnh hưởng khi xảy ra thiên tai,...
Ngoài ra, yêu cầu đặt ra cho chiến dịch tình nguyện hè là tính thiết thực, bền vững, tính lan tỏa. Do đó, nếu địa phương, đơn vị nào chưa thấy những đặc trưng này rõ nét thì cần xem xét, điều chỉnh lại.
Thanh Hùng
" alt=""/>“Không nên kéo nhau đi tình nguyện quá đông”
- Tốt nghiệp loại khá ngành Quản trị kinh doanh Trường ĐH Ngoại thương, Trịnh Huy Minh vẫn quyết định thi lại đại học rồi nộp đơn vào Trường Lâm nghiệp để học kiến thức về trồng trọt.
|
Trịnh Duy Minh quyết định thi lại đại học để vào học tại Trường Lâm nghiệp mặc dù đã tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: Lê Văn. |
Minh là một thí sinh khá đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp trong đợt xét tuyển đại học năm nay.
Vừa tốt nghiệp loại khá ngành Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương vào tháng 6, Minh vẫn quyết định tham dự kỳ thi THPT 2016 để lấy kết quả xét tuyển vào Trường ĐH Lâm nghiệp.
Vào ngày nộp hồ sơ xét tuyển, với tổng điểm 3 môn là 21,7 điểm, cao hơn mức điểm chuẩn năm ngoái của trường gần 7 điểm, Minh đã quyết định nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học.
Lý giải về lựa chọn khá bất ngờ của mình, chàng trai quê Thanh Hóa giải thích, Minh muốn vào Trường Lâm nghiệp để học những kiến thức căn bản canh tác nông nghiệp, phục vụ cho công việc hiện tại cũng như kế hoạch tương lai của mình.
Hiện tại, mặc dù mới ra trường, song Minh đã tự gây dựng cho mình một trang trại trồng nấm với diện tích khoảng 2.000 mét vuông tại huyện Ba Vì, Hà Nội.
Từ tháng 8 năm ngoái, khi đang là sinh viên năm thứ 4, theo giới thiệu của một người bạn, Minh lặn lội từ Hà Nội lên Ba Vì để học trồng nấm. Thế rồi Minh thuê luôn mảnh đất gần cơ sở của người hướng dẫn để vừa học vừa thực hành luôn.
Tới nay, Minh đã thu hoạch vụ nấm đầu tiên. Với diện tích trồng khoảng 1.000 mét vuông, Minh đã thu hoạch được 8 tạ nấm, thu về khoản tiền 40 triệu đồng. "Nếu trừ tiền thuê đất cũng như nhân công, giống, nguyên liệu số tiền lãi em còn lại khoảng 20 triệu đồng" - Minh cho hay.
Theo Minh, chi phí tốn kém nhất là tiền thuê đất mất khoảng 12 triệu một năm, còn lại tiền thuê nhân công không mất nhiều vì chủ yếu Minh đều tự làm, từ việc chăm sóc cho tới toàn bộ khâu thu hoạch nấm. "Em chỉ thuê nhân công vào một số thời điểm cần thiết, khoảng 1-2 ngày" - Minh nói thêm.
Minh cho biết, mặc dù vẫn có lãi, song vụ nấm đầu tiên của em thực tế là "mất mùa" bởi sản lượng nấm đáng ra phải được gấp đôi như vậy. Nguyên nhân chính là do Minh đã trồng nấm sai thời điểm và những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa thực sự thành thục.
Đây là lý do chính khiến Minh quyết định thi lại đại học, nộp đơn vào Trường ĐH Lâm nghiệp để học những kiến thức căn bản nhất về kỹ thuật gieo trồng. "Quá trình trồng vụ nấm đầu tiên khiến em nhận ra rằng để làm công việc này, cần phải có kiến thức cơ bản thì mới có hiệu quả" - Minh giải thích.
Gần một năm qua là quãng thời gian khá vất vả của Minh khi vừa phải kết thúc chương trình học tại Trường ĐH Ngoại thương để tốt nghiệp, vừa phải mày mò để chăm lo cho vụ nấm đầu tiên và vẫn phải ôn tập để thi lại đại học.
Từng là học sinh chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Lam Sơn nhưng trong lần thi lại đại học này, Minh không thi môn Hóa mà thi 3 môn Toán, Sinh, Anh.
Minh giải thích, sau 4 năm học đại học, kiến thức phổ thông đã hao hụt đi nhiều, vì vậy em quyết định chọn môn Sinh vừa gần với chuyên ngành lựa chọn vừa để nhờ mẹ ôn tập giúp. Mẹ của Minh là giáo viên môn Sinh học của Trường Lam Sơn, nay đã nghỉ hưu.

|
Trịnh Duy Minh nói rằng, em không nghĩ việc lựa chọn Trường ĐH Ngoại thương là sai lầm. Ảnh: Lê Văn. |
Tôi hỏi Minh rằng, sau 4 năm học hành vất vả ở một trường ĐH khá có tiếng hiện nay và có tấm bằng loại khá nhưng em lại phải thi lại đại học để bắt đầu học trồng nấm từ đầu thì có phải là phí phạm mất 4 năm hay không? Minh cười và thừa nhận, đúng là lúc lựa chọn trường ĐH cách đây 4 năm, em cũng chưa định hướng rõ ràng nghề nghiệp cho mình.
"Thời điểm đó em cũng chưa biết Trường Ngoại thương là gì, chỉ thấy nhiều người chọn trường đó nên mình cũng chọn. Thêm nữa, lúc đó sức khỏe em cũng yếu, không thể lựa chọn theo ngành xây dựng của bố nên quyết định học một ngành kinh tế" -Minh giải thích.
Tuy vậy, chàng trai sinh năm 1993 cũng khẳng định rằng, chưa bao giờ nghĩ là mình lựa chọn sai. Bởi lẽ, "có 4 năm học ngành Quản trị kinh doanh thì em mới có thể có nghĩ tới việc tự xây dựng một trang trại nấm của mình. Nếu như em học một trường kỹ thuật nào đó như Bách khoa thì em sẽ không nghĩ tới việc này" - Minh nói.
"Em không muốn đi xin việc với tấm bằng của Trường ĐH Ngoại thương mà đi trồng nấm vì muốn được làm một công việc tự do và chính mình làm chủ" - Minh nói thêm và giải thích, đó là điều mà em có được được trong thời gian học tại Trường Ngoại thương.
Minh nói rằng, em lựa chọn ngành Công nghệ sinh học bởi lẽ kế hoạch của em không chỉ dừng lại ở việc trồng nấm. "Nấm chỉ là khởi đầu. Sau này, em muốn đi sâu vào những vấn đề khác liên quan tới ươm tạo các giống cây trồng" - Minh giải thích.
Hiện tại, Minh vừa bắt tay vào vụ nấm thứ 2 của mình và cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc theo học chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Trường ĐH Lâm nghiệp. Vừa phải theo học một chuyên ngành mới vừa phải một mình chăm lo cho trang trại nấm mà sắp tới Minh sẽ mở rộng quy mô, công việc của chàng trai 9x sắp tới sẽ khá vất vả.
Thế nhưng, Minh cho biết, em vẫn đang tranh thủ thời gian rảnh rỗi lúc chưa phải dành nhiều thời gian chăm sóc nấm để đi học thêm tiếng Anh. "Em dự định sẽ tìm kiếm một học bổng nào đó có liên quan tới ngành công nghệ sinh học để đi học phục vụ cho công việc sau này" - Minh nói.
Chàng trai vóc người nhỏ bé hẳn là có nhiều dự định và cả những hoài bão cho tương lai của mình. Những hoài bão ấy có thể thành hiện thực, có thể không. Minh có thể thành công, cũng có thể thất bại. Song điều đáng quý ở chàng cử nhân Ngoại thương là em dám ước mơ và quyết tâm để thực hiện nó.
" alt=""/>Cử nhân Ngoại thương thi vào ĐH Lâm nghiệp học trồng nấm
Đại úy Lê Đức Tâm, trưởng Công an Thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin và tiến hành xác minh sự việc em Lê Thị L. và Trần Thị Thu H., học sinh lớp 10A3, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh,TT Kiến Giang bị một nhóm bạn nữ khác trường đánh và quay lại clip. |
Em L. vẫn chưa thể đến trường vì mắt đang thâm tím |
Theo đó, Lê Thị L., Trần Thị Thu H., và một bạn nữ tên An đều là học sinh lớp 10A3, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh.
Khoảng 16h30 ngày 9/5, Hoàng Thị Thanh Hóa (SN 2003 – đã bỏ học) ở thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy đã đến trường tìm lớp 10A3 rồi thông báo, ai là bạn của An thì đi theo Hóa đến Trung tâm Văn hóa huyện Lệ Thủy để nói chuyện.
H., L. và một bạn nữ đã đi theo Hóa, tại đây cả nhóm thấy Trần Thúy Diệu, học lớp 11 trường THPT kỹ Thuật Lệ Thủy, Trần Ngọc Thức, học lớp 10A7 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh ngồi chờ sẵn.
Tại đây, Hóa và Diệu đã dùng tay tát liên tiếp vào mặt H. rồi lấy chân đạp vào người khiến em này ngã xuống đất. Thấy H. khóc, nhóm này mới tha cho nữ sinh này về.
 |
Hình ảnh 2 nữ sinh bị đánh xuất hiện trong clip gây xôn xao cộng đồng mạng - ảnh cắt từ clip |
Trong khi thấy bạn bị đánh, L. đã đến can ngăn thì bất ngờ bị Hóa gọi lại đánh vì tội “nói nhiều”.
Hóa và Diệu nắm tóc, tát nhiều cái vào mặt, đấm vào bụng, dùng chân đá nhiều cái vào người khiến L. bị bầm tím ở mắt trái, sưng má phải và gây thương tích nhiều nơi trên cơ thể.
“Bị đánh đau nên em kêu khóc và xin tha nhưng nhóm bạn của Hóa vẫn lao vào đánh em, gần 1 tiếng đồng hồ sau mới thả em về. Bản thân em không gây gổ hay có mâu thuẫn gì với nhóm này”, L. cho biết.
Sau khi bị đánh, L. không thể đi học vì bị sưng mặt, thâm mắt và đau đầu. Cũng theo L., trong khi Hóa và Diệu đánh H. và L., Trần Ngọc Thức chính là người đã đứng quay lại clip và không hề can ngăn.
Trao đổi với VietNam Net, thầy Nguyễn Thanh Sơn, hiệu trường Trường THPT Nguyễn Chí Thanh cho biết: “Trường đã nắm được sự việc, hai em bị hành hung và em quay clip đều là học sinh của trường.
 |
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh nơi 2 học sinh đang theo học bị hành hung |
Hiện chúng tôi đang yêu cầu các em viết bản tường trình và phối hợp với lực lượng chức năng làm rõ sự việc rồi mới tìm hướng xử lý”
Trong khi đó, thầy Nguyễn Văn Thành, Hiệu trưởng Trường THPT kỹ thuật Lệ Thủy cũng đã nắm được sự việc và xác nhận em Trần Thúy Diệu (một trong hai người đánh H. và L.) là học sinh của trường. Thầy Thành cho biết, học kỳ 1 vừa qua em Diệu đạt học lực trung bình và hạnh kiểm tốt.
“Hiện Công an Thị trấn Kiến Giang đã mời những người có liên quan đến làm việc. Sau khi xác minh đầy đủ, chúng tôi sẽ báo cáo chỉ huy để xin ý kiến chỉ đạo, trước mắt phải cho các các em thấy được sai trái của mình, đồng thời đề nghị gia đình quản lý các em sau giờ học và trong sinh hoạt hằng ngày.
Về trường hợp em Hóa đã đi khỏi nơi cứ trú, chúng tôi đang trao đổi với gia đình để vận động em về”, Đại úy Tâm thông tin thêm.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip bạo lực học đường dài khoảng 3 phút gây xôn xao dư luận. Clip ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị 2 bạn nữ khác tát và đánh liên tiếp vào người. 2 người này còn nhiều lần có hành động lột quần áo khiến nạn nhân phải kháng cự.
Hải Sâm

Nữ sinh lớp 10 nghỉ học sinh con và tin đồn nam sinh Phú Thọ làm 4 bạn mang thai
- Lãnh đạo Trường THPT Long Châu Sa (Lâm Thao) cho biết, mới đây cơ quan chức năng đã đến trường làm việc liên quan đến trường hợp một nữ sinh lớp 10 phải nghỉ học sinh con.
" alt=""/>Bảo vệ bạn, nữ sinh ở Quảng Bình bị đánh gần 1 tiếng đồng hồ