Ở mùa hè đầu tiên khi đến Carrington làm việc, mục tiêu số 1 của Ten Hag là cậu học trò cũ Frenkie de Jong.
Cho đến giờ, De Jong vẫn còn là thành viên của Barcelona. Trong khi đó, tuyến giữa của MU không ổn định ngay cả khi có được Casemiro.
Mùa hè vừa qua, chiến lược gia người Hà Lan yêu cầu rất rõ ràng: tăng cường Harry Kane cho hàng tiền đạo.
Khi quả bóng Premier League 2023-24 chuẩn bị lăn, sau nhiều lần tiếp xúc với đội ngũ quản lý MU, Harry Kane gia nhập Bayern Munich với mức phí 100 triệu bảng.
Harry Kane là cầu thủ mà Ten Hag muốn có nhất, với hy vọng cải thiện hiệu suất cho MU. Tuy vậy, BLĐ ở Old Trafford không đủ quyết liệt trong quá trình đàm phán.
MU không muốn trả quá nhiều phí chuyển nhượng cho Tottenham, cũng như mức lương kỷ lục cho Kane. Thay vào đó, CLB chọn Mason Mount và cầu thủ trẻ Rasmus Hojlund.
Trước vụ Kane, MU cũng thất bại trong cuộc đua với Bayern Munich để giành chữ ký của trung vệ Kim Min Jae.
Ngay sau khi cùng Napoli giành chức vô địch Serie A, Kim Min Jae đã nghĩ đến việc gia nhập bóng đá Anh. Cầu thủ người Hàn Quốc tính đến khả năng kiểm tra y tế với đại diện thành Manchester.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Bayern Munich và HLV Thomas Tuchel khiến Kim thay đổi suy nghĩ. Anh chuyển sang Đức thông qua điều khoản phá vỡ hợp đồng 50 triệu euro.
Vị thế suy giảm
Theo Forbes, MU vừa qua mặt Barcelona để trở thành CLB bóng có giá trị thương hiệu cao thứ hai thế giới (6 tỷ USD; hay 4,8 tỷ bảng), chỉ sau Real Madrid (6,07 tỷ USD).
Bayern Munich đứng thứ 6 danh sách của Forbes (4,86 tỷ USD), tính đến hết mùa giải 2022-23, thời điểm thầy trò HLV Tuchel giành Chiếc đĩa bạc Bundesliga ngoạn mục.
Nhưng vị thế của MU đang kém hơn so với Bayern, nếu xét theo chất lượng bóng đá và hoạt động chuyển nhượng.
Bayern Munichtừng tuyên bố các cầu thủ không có giá 100 triệu euro. Thông qua bản hợp đồng Harry Kane, CLB xứ Bavaria cho thấy sự thay đổi trong chính sách thể thao và tài chính, trong bối cảnh bóng đá ngày càng thương mại hóa.
Các đội bóng lớn thường khẳng định vị thế của mình bằng các hợp đồng quan trọng. Bayern có Kane và Kim. Real Madrid mua Jude Bellingham.
Ở nước Anh, người hàng xóm Man City của MU chiêu mộ Josko Gvardiol. Arsenal cũng phá kỷ lục cho Declan Rice.
Không ai trong các hợp đồng mới của MU có thể sánh với các thương vụ kể trên. Người hâm mộ "Quỷ đỏ" luôn đưa ra câu trả lời Harry Kane khi được hỏi giữa cựu tiền đạo Tottenham với Mason Mount hay Hojlund.
Nói cách khác, MU đang không hoạt động như một ông lớn thực sự, dù tổng số tiền bỏ ra trên thị trường rất cao.
"Chúng tôi đưa đội trưởng đội tuyển Anh ra khỏi nước Anh, ra khỏi Premier League", HLV Tuchel hài lòng. Đây là thắng lợi của Bayern khi bóng đá xứ sương mù dẫn đầu hoạt động kinh doanh trên thế giới.
Vị thế bóng đá của Bayern đang nổi hơn MU. Thế nên, không bất ngờ nếu Tuchel - người bị cấm chỉ đạo - chiến thắng trước Ten Hag ở vòng bảng Champions League (2h ngày 21/9), sau khi "Quỷ đỏ" lập kỷ lục về số thất bại trong 5 vòng Premier League.
Theo ông Doanh, để đánh giá được vai trò của khoa học công nghệ, của các nhà khoa học, đối với phát triển ngành lâm nghiệp thì phải nhìn vào một giai đoạn dài, chứ không chỉ nhìn vào một vài năm.
“Nếu không nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp rừng trồng từ cách đây rất nhiều năm thì làm sao chúng ta có rừng trồng phát triển, tạo ra nguồn nguyên liệu cho đầu vào sản xuất sản phẩm lâm nghiệp như thế. Chúng ta xây dựng được hệ thống chế biến gỗ và nội thất rất hoành tráng là bởi ngày càng tiếp cận được nhiều công nghệ hiện đại, chi phí ngày càng giảm, chất lượng mẫu mã ngày càng cao.
Chúng ta tiếp cận, giải quyết được vấn đề môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học… cũng nhờ có các nhà khoa học quan tâm các vấn đề này từ sớm. Ví dự như từ năm 2006, Trường ĐH Lâm nghiệp đã thành lập Viện Sinh thái rừng và môi trường. Chúng ta không chỉ có 2 cơ quan nghiên cứu lớn là Trường ĐH Lâm nghiệp và Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam mà các doanh nghiệp tham gia đóng góp cũng rất đông”, ông Doanh chia sẻ.
Ông Doanh cho rằng, để phát triển lâm nghiệp và nền kinh tế lâm nghiệp, dư địa còn rất lớn, nhờ các vấn đề với các thị trường Mỹ, EU hiện đã được giải quyết tương đối ổn thoả. Tuy nhiên, dư địa tài nguyên lại không còn nhiều vì đất trồng rừng khó có thể mở thêm được nữa. Do đó, rất cần đến sự giúp sức của khoa học công nghệ.
“Chỉ có khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể giúp chúng ta tận dụng cơ hội”, ông Doanh nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đặt ra nhiều câu hỏi và nói cần các nhà khoa học nghiên cứu để trả lời: Chúng ta phải phát triển thế nào, trong điều kiện nguồn nguyên liệu thế này? Vẫn rừng như thế này, vẫn các loại cây thế này… chúng ta có đáp ứng thị trường trong những năm tới không? Chúng ta biết là cần gỗ lớn, nhưng muốn có gỗ lớn thì phải làm thế nào?,... Rồi giống cây thế nào, thâm canh ra sao…, chúng ta rất cần nhiều công nghệ mới, đều cần khoa học...
Đại diện Trường ĐH Lâm nghiệp cho hay, một trong những mục tiêu trong giai đoạn tới của trường là tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - đào tạo - sản xuất. Số lượng các đề tài, dự án, công trình, dịch vụ khoa học công nghệ tăng ít nhất 10%/năm, đóng góp tích cực cho công tác đào tạo và bổ sung nguồn thu cho tiến trình tự chủ của trường.
Thanh Hùng
" alt=""/>Dư địa tài nguyên không còn nhiều, rất cần sự giúp sức của khoa học công nghệ