1. Tạo nhanh một hoặc nhiều dòng ngẫu nhiên
Nhằm phục vụ cho việc tạo ra một dòng, một trang hay nhiều trang trong word để có thể kiểm tra việc in ấn dễ dàng. Chúng ta có thể nhập vào dòng công thức sau: =lorem() thì mặc định với 3 đoạn, 6 dòng hoặc =lorem(số đoạn cần in ra, số dòng trên mỗi đoạn). Bên cạnh đó bạn có thể dùng lệnh rank với cú pháp tương tự như lệnh lorem.
2. Tạo bảng bằng phím
Bằng sự kết hợp giữa phím “+” và “–”, phím Enter và phím Tab trên bàn phím, chúng ta có thể dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các bảng tính. Giả sử, bạn cần tạo một bảng tính 4 cột và có 4 dòng, bạn thực hiện như sau: Đầu tiên bạn nhấn +----+----+-------------+---------+ sau đó nhấn Enter ở cuối dòng. Một bảng tính được xuất hiện, tiếp theo, bạn đặt con trỏ chuột ở cột cuối cùng và nhấn Tab, một dòng mới sẽ xuất hiện. Độ rộng của bảng tính chính bằng số dấu “-” mà bạn đã nhấn lúc tạo bảng. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi độ rộng này khi nhập liệu.
3. Tạo đường kẻ
Để tạo nhanh các đường kẽ ngang của một trang tài liệu, bạn chỉ cần sử dụng các đặc biệt có trên bàn phím. Các phím -, =, *, #,~ khi được nhấn tương ứng từ 3 phím mỗi loại trở lên sẽ tạo ra đường kẻ đơn, đôi, ba, đường chấm đứt nét và đường dzíc dzắc. Khi đó bạn không cần phải vào danh mục trên Ribbon để thực hiện. Ví dụ để tạo đường kẽ đôi, bạn chỉ cần nhấn === và nhấn enter là xong.
" alt=""/>7 mẹo nhỏ trong Word 2007Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, áp dụng kinh tế số có thể đưa giá trị kinh tế nông nghiệp tăng gấp nhiều lần. Ông dẫn chứng, doanh thu kinh tế số nông nghiệp của Trung Quốc đạt 102 tỷ USD năm 2020, dự báo sẽ tăng lên 189 tỷ USD vào năm 2025. Thái Lan, Ấn Độ cũng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đất và chương trình số hóa dữ liệu đất đai, từ đó hình thành bản đồ số nông nghiệp.
Còn với chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam, ông Toản chỉ ra hàng loạt nút thắt cần giải quyết, như: vấn đề nhận thức, thể chế; vấn đề quản lý, điều hành, ứng dụng số chưa toàn diện; hạ tầng thiết bị cũ, thiếu đồng bộ, phân tán; phần mềm phục vụ chỉ đạo chưa có liên kết chia sẻ dữ liệu; chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, vùng nuôi, dữ liệu chuỗi ngành hàng...
Ông Toản cho hay, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu, trong năm 2023 và thời gian tới sẽ xây dựng trợ lý ảo cho người nông dân. Trợ lý ảo sẽ hỗ trợ bà con cập nhật kịp thời chỉ số giá, thời tiết, mùa vụ, diễn biến thị trường... thông qua ứng dụng AI vào sản xuất bằng các app.
TS. Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam, khẳng định, sử dụng AI có thể giúp nông dân tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường năng suất và giảm thiểu chi phí, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Dù vậy, ông Trần Quý cho hay giá cả phần cứng và phần mềm cho các hệ thống AI đang rất cao. Để sử dụng công nghệ mới, nông dân cần được đào tạo. Ngoài ra, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm các nhà sản xuất công nghệ, Chính phủ và các tổ chức nông nghiệp để phát triển các ứng dụng AI thích hợp và phù hợp với điều kiện của nông dân và nhu cầu của thị trường.
Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nhìn nhận, ứng dụng AI vào nông nghiệp Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Song, nhiều doanh nghiệp, mô hình nông nghiệp đã ứng dụng AI vào sản xuất và bước đầu thành công, thấy rõ được ưu thế so với sản xuất truyền thống.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, Chính phủ cũng như Bộ NNN-PTNT cần làm rõ lĩnh vực nào ưu tiên làm trước để tạo đột phá. Cùng với đó chính sách để đưa mô hình trở thành dẫn dắt.
Theo ông Hùng, doanh nghiệp sẽ là người dẫn dắt, các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và nông dân là người đồng hành.
"Buôn có bạn, bán có phường, làm ăn phải có xóm có làng mới vui. Cần tạo sự đồng hành, đồng bộ trong quá trình thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp", ông Hùng nhấn mạnh. Ông cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT cần có quy hoạch, chiến lược đưa trí tuệ nhân tạo vào nông nghiệp.
Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2022, số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo hơn kỹ năng mua sắm trực tuyến. Nhiều người tiêu dùng ưu tiên mua sắm trực tuyến hơn so với mua sắm truyền thống.
Không chỉ ở thành thị, mà ở khu vực nông thôn, nhiều người dân cũng quen với tiếp cận kinh tế số. Ông Nghiêm Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, Bưu điện Việt Nam đang tích cực triển khai kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”. Sàn thương mại điện tử Postmart của Bưu điện đang góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen tiêu dùng mới của người Việt.
Tiêu dùng số
Để nâng cao kỹ năng số cho người tiêu dùng, đặc biệt là hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, tháng 10 năm nay được chọn làm Tháng tiêu dùng số. Đây là một trong những sáng kiến nhằm khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng kênh số, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ số nhiều hơn, nhằm hưởng thụ lợi ích trực tiếp do chuyển đổi số mang lại.
Đồng thời thúc đẩy phát triển kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là phổ cập các kỹ năng số cơ bản như: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, kỹ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, rủi ro trực tuyến.
Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, cơ quan nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành với người dân trong tiến trình chuyển đổi số bằng cách đồng loạt triển khai chính sách ưu đãi sử dụng sản phẩm, dịch vụ số lên đến 50% giá sản phẩm, dịch vụ.
Các ưu đãi, khuyến mại tập trung vào 2 nhóm đối tượng chính. Trong đó, nhóm đã và đang dùng các sản phẩm, dịch vụ số sẽ nhận được những ưu đãi để gia tăng hơn nữa thời lượng sử dụng. Còn với người dùng mới, chương trình ưu đãi khuyến khích họ tham gia vào các kênh số, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ số.
Ông Trần Vi Thoại, Giám đốc Công ty IB Legal Việt Nam đánh giá, những hoạt động của cơ quan chức năng như Tháng tiêu dùng số rất quan trọng, thúc đẩy chuyển dịch số. Việc sử dụng thanh toán điện tử, kết hợp với các chương trình khuyến mại đã khuyến khích người dân trải nghiệm, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh đó, người dùng cũng được đào tạo các kỹ năng an toàn trên không gian mạng để tự tin dịch chuyển lên môi trường số.
Tháng Tiêu dùng số là một trong những bước đi khởi động, giúp cộng đồng xã hội dần có những hiểu biết căn bản để tham gia tích cực hơn vào các hoạt động số hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số, tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030; Phát triển kinh tế số, xã hội số để mỗi người dân giàu có hơn, hạnh phúc hơn.
Trong báo cáo e-Conomy 2022 từ Google, Temasek và Bain & Company, năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022. Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022-2025. Nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục từ 120-200 tỷ USD vào năm 2030.
Thư Kỳ
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện. Định hướng trọng tâm của công tác chuyển đổi số quốc gia là đưa người dân, doanh nghiệp lên môi trường số, thông qua phổ cập dịch vụ trực tuyến, phổ biến nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; phổ cập nền tảng số phục vụ nhu cầu thiết yếu; phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử; phổ cập nền tảng dạy học trực tuyến; phổ cập nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe. |
(Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
" alt=""/>Tiêu dùng thông minh kỷ nguyên số![]() |
Hiệu trưởng lạm dụng tình dục, Bộ Giáo dục phát công văn khẩn |
Ngày 15/12, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã ký công văn đề nghị xác minh, báo cáo vụ việc có hành vi ứng xử không chuẩn mực đối với học sinh ở Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Công văn nêu: "Ngày 12/12/2018, báo chí đưa tin về việc ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng nhà trường có hành vi lạm dụng tình dục đối với học sinh nam của nhà trường. Đây là hành vi không thể chấp nhận được. Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT chỉ đạo kiểm tra, xác minh và phối hợp với các ban, ngành liên quan xử lý nghiêm minh vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo nói trên (nếu có), đồng thời chỉ đạo quán triệt trong toàn ngành việc tuân thủ các quy định về đạo đức nhà giáo, về phòng chống bạo lực học đường và các quy định khác đã ban hành".
Theo công văn này, Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở báo cáo kết quả xác minh và tình hình sự việc trong ngày 17/12.
Chiều 15/12, nguồn tin từ Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cơ quan tố tụng huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã có các quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, để điều tra làm rõ thông tin ông này lạm dụng tình dục nhiều học sinh nam trong nhiều năm.
Một lãnh đạo công an huyện Thanh Sơn cho hay ngay sau khi báo chí phản ánh, phía CA huyện Thanh Sơn đã ngay lập tức làm việc với phòng GD-ĐT huyện Thanh Sơn để xác minh thông tin. Được biết, Hiệu trưởng trường PTDTNC THCS Thanh Sơn lạm dụng tình dục với hàng chục học sinh là có thật. Công an tỉnh Phú Thọ đã có chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc.
Trước đó, thông tin hàng chục em học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn bị hiệu trưởng lạm dụng tình dục trong thời gian dài đã gây xôn xao dư luận trong thời gian dài trên ở địa phương nhưng chỉ khi báo chí vào phản ánh thì chính quyền mới vào cuộc xác minh, điều tra.
Song Nguyên
" alt=""/>Hiệu trưởng lạm dụng tình dục ở Phú Thọ, Bộ Giáo dục yêu cầu xác minh trước 17/12