13 năm sau, tức năm 2017 thì Pixar mới chịu tung teaser của "Incredibles 2". Bộ phim được sản xuất bởi Pixar Animation Studios, phát hành bởi Walt Disney Pictures.
Kịch bản tiếp tục được viết bởi Brad Bird, tác giả kiêm đạo diễn của "Incredibles" (2004). Dàn diễn viên lồng tiếng gồm Craig T. Nelson, Holly Hunter, Sarah Vowell và Samuel L. Jackson sẽ thổi hồn cho những vai diễn quen thuộc.
Gia đình siêu nhân 2 dự kiến sẽ được phát hành vào ngày 15/6/2018 dưới định dạng IMAX.
Theo John Lasseter, giám đốc sáng tạo của Pixar Animation Studios, Walt Disney Animation Studios và DisneyToon Studios thì Gia đình siêu nhân 2 sẽ tiếp tục kể về những cuộc phiêu lưu của nhà Parrs.
Gồm bố Bob, được biết tới như Mr. Incredible, có sức khỏe phi thường; Helen, vợ Bob hay còn gọi là Elastic Girl với khả năng co giãn cơ thể; con gái lớn Violet có khả năng tàng hình và tạo từ trường bảo vệ; con trai thứ Dash với khả năng chạy siêu nhanh và cuối cùng là cậu út Jack-Jack với khả năng biến đổi hình dạng cùng đủ loại siêu năng lực.
Gia đình siêu nhân 2 theo sát nội dung cuối phần 1, sau khi gia đình Parrs chạm trán Underminer, tên tội phạm đào đất bằng chiếc máy khoan khổng lồ.
Phim được dự kiến phát hành trên toàn cầu vào ngày 21/6/2019, nhưng lại được rời thành ngày 15/6/2018. Lịch phát hành cũ được dành cho Câu chuyện đồ chơi 4 (Toy Story 4) do sự chậm trễ trong sản xuất.
Theo GenK
" alt=""/>Sau 13 năm đợi chờ mòn mỏi, cuối cùng Pixar đã tung ra teaser chính thức của Gia đình siêu nhân 2Chính phủ chỉ đạo Bộ TT&TT trước quý II năm 2019 phải tháo gỡ triệt để những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp viễn thông trong cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz triển khai mạng 4G .
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Mục tiêu của Nghị quyết này là nâng cao thứ hạng trong các xếp hạng quốc tế của WB (Ngân hàng thế giới), WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới), WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới), UN (Liên Hợp Quốc) về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh... nhằm thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nước ta thuộc nhóm ASEAN 4.
Liên quan đến Bộ TT&TT, Chính phủ chỉ đạo Bộ TT&TT trước quý II năm 2019 phải tháo gỡ triệt để những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp viễn thông trong cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz triển khai mạng 4G trên cơ sở đảm bảo cho các doanh nghiệp viễn thông được thi tuyển, đấu giá, cấp phép băng tần theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, tại buổi họp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì với các bộ ngành sáng 26/7, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đề nghị các bộ ngành cùng đồng thuận trong giải quyết các thủ tục để cấp phép sớm băng tần 4G. Hiện lưu lượng băng thông dành cho mạng 4G trên băng tần 1800 MHz (đang phục vụ cả mạng 2G) quá thấp so với nhu cầu thực tế, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tốc độ mạng 4G. Hiện tốc độ trung bình Inetrnet của Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới. Vì vậy, Bộ TT&TT đã có phương án cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz để các doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G và hiện có 4 doanh nghiệp đăng ký. Đây là những doanh nghiệp đã triển khai mạng 4G thực tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, giữa các bộ ngành liên quan còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất về quy trình, thủ tục thực hiện việc cấp phép.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng, thiệt hại của doanh nghiệp, xã hội từ việc chậm trễ triển khai mạng 4G lớn hơn nhiều so với nguồn thu từ việc cấp phép. Còn đại diện Bộ Quốc phòng cho rằng việc cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz không chỉ giải quyết bức xúc cho doanh nghiệp viễn thông mà còn bảo đảm công tác thông tin trong hoạt động an ninh, quốc phòng.
Phát biểu tại cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải khẳng định mong muốn các bộ ngành cùng đồng thuận trong giải quyết các thủ tục để cấp phép sớm cho doanh nghiệp, không thể nào chấp nhận mạng 4G mà chất lượng kém như hiện tại.
" alt=""/>Chính phủ thúc, Bộ TT&TT giục, nhà mạng ngóng mà vẫn chưa cấp phép được băng tần 2.6 GHz cho 4GÔng Lê Đăng Dũng - phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel phát biểu tại phiên họp sáng ngày 16/1 của hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019 của Bộ TT&TT (Ảnh: M.Vỹ)
Ông Lê Đăng Dũng nêu rõ, Viettel đã xác định định hướng chuyển đổi từ doanh nghiệp dịch vụ sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số.
Lý giải nguyên nhân các doanh nghiệp viễn thông, trong đó có Viettel phải thay đổi mô hình kinh doanh, ông Lê Đăng Dũng cho biết, những năm gần đây, lĩnh vực di động vốn là trụ cột của ngành viễn thông nhưng đang tăng trưởng chậm lại. Số liệu của McKinsey năm 2018 chỉ ra rằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu và lợi nhuận của các nhà mạng đang bị giảm 1%/năm trong giai đoạn 2011 - 2017. Ngành viễn thông Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Tại Việt Nam, tiêu dùng di động hầu như không tăng, năm 2018 chỉ tăng 0,8%.
Trong khi đó, các doanh nghiệp như Amazon, Alibaba, Google không phải là doanh nghiệp viễn thông, không có hạ tầng, không có khách hàng viễn thông nhưng lại tận dụng tốt hạ tầng viễn thông để tăng trưởng và phát triển, trở thành mối đe dọa với các nhà mạng. “Lời giải thích duy nhất là họ đã cung cấp các dịch vụ số cho xã hội, trong khi các nhà mạng chúng ta vẫn bằng lòng với việc cung cấp dịch vụ thoại và những byte bit”, ông Dũng nói.
Một mối đe dọa nữa theo phân tích của người đứng đầu Viettel là nếu các nhà mạng không thay đổi mô hình kinh doanh, tiếp tục sử dụng nhân lực công nghệ cao vào việc vận hành các lĩnh vực truyền thống, không có sáng tạo thì sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám.
Nhấn mạnh để tiếp tục duy trì vị thế của mình trên thị trường, các nhà mạng phải chuyển đổi mô hình kinh doanh và quy trình vận hành nhằm tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới để tồn tại và phát triển, ông Dũng cho biết, chuyển đổi thành nhà cung cấp dịch vụ số được coi là chìa khóa mở ra sự tăng trưởng của nhà mạng. Nghiên cứu của Microsoft và IDC năm 2018 dự báo trong 3 năm tới, chuyển đổi số sẽ giúp nhà mạng tăng 20% năng suất lao động, giảm 21% chi phí, tăng 20% lợi nhuận, tỷ trọng doanh thu dịch vụ số sẽ chiếm 23% trong tổng doanh thu.
![]() |
Phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng cho biết, Viettel xác định sẽ chuyển đổi thành nhà cung cấp dịch vụ số với những hành động cụ thể. |