Tuy nhiên, điểm dễ nhận thấy trong sự thay đổi về thiết kế ở concept này là kiểu màn hình đục lỗ hình viên thuốc thay vì "tai thỏ".
Đây cũng chính là chi tiết được hầu hết các tin tức rò rỉ thời gian vừa qua nhắc đến trên iPhone 14 Pro.
Phiên bản cao cấp nhất của iPhone 14 sắp ra mắt sẽ sở hữu chip A16 Bionic mới nhất. Mô-đun máy ảnh ở mặt sau cũng dày hơn do cảm biến chính được nâng cấp lên 48MP thay vì 12MP như của iPhone đời trước.
Bản màu tím nếu thực sự được Apple ra mắt có lẽ sẽ trở thành một trong những màu hút khách nhất của mẫu iPhone mới năm nay.
Apple dự kiến sẽ ra mắt 4 mẫu iPhone mới vào tháng 9 tới. Các mẫu iPhone mới ra mắt năm nay được dự đoán là iPhone 14, iPhone 14 Max, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Các phiên bản cao cấp được dự đoán sẽ có giá cao hơn so với mọi năm.
Hải Phong(theo TechDroider)
" alt=""/>iPhone 14 Pro Max màu tím tuyệt đẹp vừa xuất hiện trong video mới"Việc giảm tải này không chỉ về mặt cơ học, tức là số người đến viện, mà còn giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện do vấn đề mật độ được giảm. 1.000 người bệnh chờ đợi khám trong 1 giờ đồng hồ khác 100 người”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phân tích ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện là lắng nghe tiếng nói của người bệnh
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định an toàn người bệnh là phòng ngừa tổn hại cho người bệnh, hạn chế các nguy cơ sự cố y khoa, cũng là nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý chất lượng bệnh viện. "Trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện là lắng nghe tiếng nói của người bệnh", ông Khuê nhấn mạnh.
Việc lắng nghe này thông qua đường dây nóng/hòm thư góp ý, hội đồng người bệnh, khảo sát sự hài lòng của người bệnh/người nhà bệnh nhân và các kênh khác như báo chí, truyền thông, mạng xã hội...
Bộ Y tế lần đầu thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện vào năm 2013. "Chúng ta dám để người bệnh chấm điểm bệnh viện, nhân viên chấm điểm ban lãnh đạo, người bệnh nhận xét, góp ý. Tôi còn nhớ giai đoạn đó, Bộ trưởng Y tế còn phát biểu: 'Nhà vệ sinh bẩn tức là giám đốc ở bẩn', nghĩa là chất lượng bệnh viện phải lo từ nhà vệ sinh, cổng bảo vệ, đến phát triển kỹ thuật cao...", ông Khuê chia sẻ.
Nghị quyết 20/NQ-TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đặt mục tiêu đến năm 2025 có 80% người dân hài lòng với dịch vụ y tế; nâng lên 90% vào năm 2030.
Trong Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 của Bộ Y tế do Thứ trưởng Lê Đức Luận ký ban hành ngày 26/7, Bộ Y tế cho biết tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế năm 2023 ước đạt 90%, vượt 10% so với chỉ tiêu đề ra.
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ để tăng sự an toàn cho bệnh nhânNgày 21/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định 102 về việc thay đổi thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.
Theo đó, danh sách các thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có 2 sự thay đổi. Cụ thể, ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ KH&CN làm Ủy viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thay ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN, đã chuyển công tác khác.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT làm Ủy viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Tổ phó Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thay ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, đã nghỉ hưu theo chế độ.
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập ngày 28/8/2018. Gồm có 19 thành viên, Ủy ban có Chủ tịch là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch thường trực là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Chủ tịch.
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có các nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam;
Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.
Ủy ban cũng có nhiệm vụ cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Đồng thời, sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
M.T
Theo danh sách thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử mới được Thủ tướng phê duyệt, Ủy ban có 19 thành viên trong đó có 4 thành viên mới.
" alt=""/>Thay đổi thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử