Nữ quái cùng 'phi công trẻ' dàn cảnh cướp tiền, vàng của khách
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh đang điều tra vụ Nguyễn Văn Đức (78 tuổi) và Trương Hoàng Minh (32 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cụ ông 78 tuổi và Minh là hai gã “phù thủy” biến chiếc đồng hồ cũ nát thành đồng hộ hiệu Rolex để chiếm đoạt hàng chục chỉ vàng của người dân.
![]() |
Nghi phạm Đức tại cơ quan công an. Ảnh: C.A |
Đức từng có 7 tiền án về tội trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ ông này vẫn chưa chấp hành án 3 năm 6 tháng tù giam tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà TAND quận 11 (TP.HCM) đã tuyên.
Quá trình điều tra, công an xác định, một số người đang chạy xe trên đường thì có 1 cụ ông lớn tuổi (Đức - PV) đi bộ hoặc ngồi sau xe máy lấy tay hất vào phương tiện của họ.
Sau đó, ông cụ này bám theo xe và đưa ra chiếc đồng hồ mà gã cho là hiệu Rolex bị bể do va quẹt xe và yêu cầu bồi thường.
“Đồng hồ này bao nhiêu tiền anh biết không? Gần 70 triệu đồng, tiền đâu anh sửa? Anh có bán vàng, bán xe cũng không đủ tiền đền cho tôi đâu.
Bây giờ chỉ có cách anh năn nỉ tôi bỏ qua cho anh thôi. Tôi hỏi thiệt anh có bao nhiêu tiền? Mà tôi cũng không cần tiền của anh đâu, anh cởi chiếc nhẫn ra tôi coi được bao nhiêu chỉ rồi tôi trả lại”, lời của lão ông Đức nói với các bị hại.
Qua cách thuyết phục rất chuyên nghiệp của cụ ông, nhiều người tin đã làm bể đồng hồ đắt tiền nên làm theo yêu cầu, đưa bóp tiền, vàng cho kiểm tra.
“Khi người bị hại đưa nhẫn cho tôi thì tôi lén lấy cục đá để vào túi của họ và dặn không được lấy ra đeo, nếu không con tôi đến thì nó sẽ bắt đền, còn chiếc nhẫn thiệt thì tôi giấu”, lão “phù thủy” 78 tuổi khai.
Với thủ đoạn tinh vi nói trên, Đức và Minh đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều nạn nhân ở các tỉnh miền Tây.
![]() |
Nghi phạm Minh tại cơ quan công an. Ảnh: C.A |
Mới đây, Đức và Minh dùng thủ đoạn nói trên để chiếm đoạt chiếc nhẫn trọng lượng 10 chỉ vàng 24k của ông Nguyễn Văn Minh ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh thì bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ.
Minh khai mua chiếc đồng hồ để gây án với giá 400.000 đồng, sau đó mang về đưa cho Đức lấy đá đập bể mặt kính rồi đi gây án.
Các đối tượng đã thực hiện trót lọt 9 vụ, trong đó có 6 vụ ở Trà Vinh, 2 vụ ở Vĩnh Long, vụ còn lại ở An Giang. Bọn chúng chiếm đoạt hơn 20 chỉ vàng và 8 triệu đồng của các nạn nhân.
Nam thanh niên đến tiệm vàng cầm rồi chuộc 66 tờ 100 USD với số tiền hơn 130 triệu đồng. Đến khi chủ tiệm vàng kiểm tra thì tá hỏa phát hiện ra những tờ tiền này đã bị đánh tráo.
" alt=""/>Trà Vinh: Lão ông 78 tuổi giở trò biến đồng hồ cũ thành RolexTheo đánh giá, quy định này có nguy cơ tạo ra nhiều phương pháp thu thuế trùng lặp nhau. Hiện có nhiều hộ, cá nhân kinh doanh vừa kinh doanh tại chỗ (offline) vừa kinh doanh online trên nền tảng TMĐT như các cửa hàng ăn uống, cà phê hoặc kinh doanh lưu trú… Khi kinh doanh trên TMĐT, cá nhân sẽ phải nộp riêng thuế cho phần doanh thu này (do sàn TMĐT khấu trừ). Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh đã phải nộp thuế theo phương pháp khoán. Việc tách riêng phần doanh thu từ kinh doanh online với phần doanh thu từ kinh doanh offline sẽ trở nên khó khăn do quá trình kinh doanh được thực hiện tại cùng một địa điểm. Như vậy, có thể gây tình trạng chồng lấn khi thu thuế. Cơ quan soạn thảo cần cân nhắc, làm rõ phạm vi, cách thức thực hiện của các phương pháp trên.
Quy định sàn TMĐT nộp thuế thay có thể tạo ra ảnh hưởng bất cân xứng lên các chủ thể liên quan. Chẳng hạn, sàn TMĐT phải tuân thủ quy định này còn các mạng xã hội dự kiến không thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ. Trong khi các mạng xã hội đang chiếm số lượng lớn. Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam 2020, khoảng 57% người được khảo sát cho biết họ có mua sắm qua diễn đàn, mạng xã hội, tương đương tỷ lệ mua sắm trên sàn giao dịch TMĐT.
Ngoài ra, quy định cần làm rõ có áp dụng với các sàn TMĐT xuyên biên giới để tránh tình trạng “bảo hộ ngược”, gây bất bình đẳng cho doanh nghiệp nội địa. Phía VCCI cho rằng cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, đánh giá tác động của quy định lên những nhóm đối tượng liên quan và ảnh hưởng lên cạnh tranh trong ngành TMĐT.
Cần bổ sung quy định về bảo mật thông tin
Về trách nhiệm cung cấp thông tin của sàn TMĐT, VCCI cho rằng một trong các thông tin cần cung cấp là mã số thuế. Song một số doanh nghiệp quan ngại rằng liệu họ có phải chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp cho cơ quan thuế hay không. Tại Nghị định 52 (năm 2013) của Chính phủ yêu cầu người bán cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin này. Trong khi các sàn TMĐT yêu cầu người bán cung cấp thông tin. Với tình huống đó, các sàn TMĐT khó có thể đảm bảo tính chính xác của toàn bộ dữ liệu về mã số thuế đã thu thập. Do vậy, nội dung này cần được làm rõ hơn
Một thông tin khác mà sàn TMĐT cần cung cấp là doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến.
Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, định nghĩa về doanh thu như vậy quá phức tạp và gây khó khăn trong việc tổng hợp thông tin, đặc biệt doanh thu liên quan đến các chương trình khuyến mại, hỗ trợ được thực hiện cùng lúc từ nhiều phía (từ người bán, sàn TMĐT hoặc chương trình kết hợp giữa hai bên vốn được thực hiện rất thường xuyên để thu hút người dùng). Do vậy, cơ quan soạn thảo cần điều chỉnh lại quy định này, theo hướng đơn giản hoá cách tính doanh thu của người bán trên sàn.
Một điểm nữa phía VCCI cho rằng cần bổ sung vào Dự thảo Nghị định sửa đổi là các quy định về bảo mật thông tin được cung cấp. Việc lộ, lọt thông tin sẽ gây tổn thất lớn với các sàn, đặc biệt nếu các đối thủ khác có thể nắm được dữ liệu này. Trong đó, việc xác định nguồn rò rỉ dữ liệu là công đoạn rất quan trọng.
Duy Vũ
Các thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam phải thành lập văn phòng đại diện hoặc chỉ định đại diện theo quy định.
" alt=""/>TMĐThttps://ictnews.vietnamnet.vn/tim