









Hai nghệ sĩ gạo cội của nền sân khấu Việt Nam từng được đặt tên đường ở TP.HCM là Năm Châu (quận Tân Bình) và Thanh Nga (quận 9).
Việc sử dụng tên nghệ sĩ đặt tên đường nhằm tri ân, tôn vinh những cống hiến, từ đó người dân có thể biết và tìm hiểu thêm về họ cũng như lịch sử nghệ thuật sân khấu tại TP.HCM và Việt Nam.
Chia sẻ với VietNamNet, NSND Kim Cương tự hào khi mẹ - NSND Bảy Nam và dì ruột - nghệ sĩ Năm Phỉ được đề xuất đưa vào quỹ tên đường của TP.HCM.
Chín nghệ sĩ xuất hiện trong danh sách đề xuất đưa vào quỹ tên đường của TP.HCM thuộc thế hệ tiên phong đặt nền móng xây dựng nền nghệ thuật cải lương Việt Nam.
Trong đó, nghệ sĩ Tám Danh, Bảy Nam, Phùng Há, Năm Phỉ và Út Trà Ôn đều là tượng đài có sức ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau này.
Trích đoạn vở 'Lá sầu riêng' năm 1990 có mẹ con NSND Bảy Nam - Kim Cương
Những người được họ dạy dỗ, truyền nghề như Kim Cương, Ca Lê Hồng, Thanh Vy, Lê Thiện, Phi Điểu... đều trở thành cây đa, cây đề của nền cải lương hiện tại.
Đặc biệt, bà Phùng Há còn góp phần vào những công trình, địa điểm quan trọng của nghề như Chùa Nghệ sĩ (quận Gò Vấp), Nhà truyền thống sân khấu (Quận 1) và Khu dưỡng lão nghệ sĩ sân khấu (Quận 8).
NSND - soạn giả Viễn Châu là 'Vua vọng cổ' với gia tài 4.000 bài ca cổ và 70 tuồng cải lương, cũng là người sáng tạo thể loại tân cổ giao duyên và vọng cổ hài.
Hai soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng được mệnh danh cặp soạn giả 'Sóng thần' với loạt vở ăn khách như Khi hoa anh đào nở, Tấm lòng của biển, Cô gái Đồ Long, Nửa đời hương phấn, Thái hậu Dương Vân Nga, Bóng hồng sa mạc...
NSND - họa sĩ Lương Đống là bậc thầy của ngành mỹ thuật sân khấu Việt Nam. Ông từng là Giám đốc Nhà hát cải lương Việt Nam và Giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, có đóng góp lớn lao cho nghệ thuật, nghiên cứu và giảng dạy.
Nam diễn viên Gia đình là số 1 chia sẻ: "Khi bất ngờ được xướng tên nhận chiếc cúp của Ơn giời, cậu đây rồi, tôi cảm giác rất vui và may mắn. Đến với chương trình với tâm thế trống rỗng, không hề chuẩn bị trước, không được tiết lộ trước bất kỳ kịch bản nào, tôi chỉ xem đây là một cách để thử thách bản thân sau nhiều ngày mài dũa, luyện tập. Tôi không giấu lòng biết ơn trước sự dìu dắt của anh Trường Giang để có được một Phát La hôm nay".
Tuy nhiên, Phát La phủ nhận được Trường Giang ưu ái mà khẳng định để có được thành quả ngày hôm nay, anh đã phải cố gắng từng ngày. Bằng chứng là từ một tay ngang chưa từng được đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào, Phát La đã phải nỗ lực không ngừng nghỉ để đoạt được danh hiệu Á Quân trong cuộc thi Đấu trường tiếu lâm, có vai diễn quan trọng trong bộ phim Gia đình là số 1 cả hai phần, được các nhà sản xuất gameshow để mắt tới: Sàn đấu ca từ, Ô hay gì thế này, Nhanh như chớp, Giọng ca bí ẩn, Ca sĩ bí ẩn, … và là 1 trong 6 HLV trong chương trình Người hùng tí hon mùa 3..
Nói về sự khổ luyện này, nam diễn viên kể: "Tôi bắt đầu từ con số 0 chưa biết diễn xuất là gì. Anh Trường Giang khắt khe đến mức rất nhiều lần tôi phải trốn để khóc vì nghĩ mình sẽ không làm được những gì anh truyền đạt. Anh Trường Giang đã tặng cho tôi một câu không bao giờ quên: Cuộc đời còn nhiều cái khổ lắm con. Từ đó, câu nói trở thành nguồn động lực mãnh mẽ của tôi khi biết bên cạnh mình luôn có thầy và khán giả tiếp sức".
Hiện hoạt động độc lập, Phát La thỉnh thoảng vẫn bị gọi là "học trò Trường Giang". Không những không khó chịu, Phát La còn bày tỏ niềm tự hào. Anh nói: "Thật sự Phát La không hề cảm thấy có chịu một chút nào (Cười to). Thay vào đó tôi nghĩ đây là một niềm hãnh diện mà không phải bất kỳ người nào cũng có được. Nó như một sự tiếp nối trong nghệ thuật, trước đây anh Trường Giang cũng từng được gọi là “Đệ tử của danh hài Hoài Linh” và bản thân anh Trường Giang cũng dần khẳng định được vị trí của mình".
![]() |
Phát La cho biết anh muốn gửi lời cảm ơn tới Trường Giang và tự hào vì là học trò của danh hài |
Phát La kể, anh từng dè dặt hỏi Trường Giang: "Nhiều người từng nói là anh núp bóng anh Hoài Linh vậy thì anh có buồn hay không?”. Nhưng chính câu trả lời của Trường Giang đã khiến cho Phát La hiểu được thêm rất nhiều điều: ”Nếu có một cái bóng vĩ đại như anh Hoài Linh đứng phía sau như vậy thì sao lại buồn”. Phát La thấy điều đó hoàn toàn đúng, đứng dưới cái bóng của bất cứ nghệ sĩ nào điều đó không hề xấu và làm chùn bước mình.
"Thật sự mà nói, anh Trường Giang còn hơn cả một người thầy. Anh Trường Giang như một người anh trong gia đình, không chỉ truyền đạt những kinh nghiệm diễn xuất mà còn cả cách sống, cách đối nhân xử thế để giúp tôi hoàn thiện bản thân hơn", Phát La chia sẻ.
Thanh Châu
- Nghệ sĩ Tự Long vào vai Cám tại 'Ơn giời cậu đây rồi' khiến 'ông vua' Trần Nghĩa điêu đứng.
" alt=""/>Bị đồn dựa hơi Trường Giang giành cúp Ơn giời, Phát La lên tiếngCá kho quan trọng nhất là chọn cá tươi và dùng nước mắm ngon. Ngoài ra, khi ướp và khi kho, bạn cũng nên lưu ý thêm những điều sau.
Kho tiêu
Cá sau khi làm sạch, để ráo nước (nếu là cá biển nên chiên sơ để cá bớt tanh). Đâm nhuyễn đầu hành, cho đường, bột ngọt, nước mắm, nước màu, mỡ hoặc dầu ăn vào trộn đều. Lần lượt cho từng khứa cá hoặc con cá vào ướp với hỗn hợp vừa trộn để cá thấm đều, sau đó cho vào nồi, trút nước ướp vào, thêm ớt trái đập hơi giập nếu thích cay, để 30 phút - 1 tiếng.
![]() |
Để có món cá kho ngon, phải chọn cá tươi, sơ chế thật sạch |
Bắc nồi lên bếp, để sôi, trở mặt cá (nếu cá lớn thì dùng đũa đảo, nếu cá nhỏ thì xóc nhẹ), sau đó vặn lửa riu đậy nắp kho khoảng 15-20 phút là cá chín. Cá gần chín mới rắc tiêu vào, cho thêm ít tóp mỡ hoặc dầu ăn, tắt bếp.
Kho tiêu có 2 dạng là kho khô và kho có nước. Nếu là kho khô, khi ướp, canh nước mắm vừa với lượng cá (1kg cá ướp khoảng 2 -3 muỗng canh nước mắm) để lúc kho không đổ thêm nước vào. Kho nước thì sau khi trở mặt cá, cho thêm ít nước dừa hoặc nước canh, nước lọc (dùng nước nóng) vào.
![]() |
Cá ướp với nước mắm ngon và kho bằng nước dừa sẽ rất ngon |
Nước mắm kho cá rất quan trọng, nên dùng nước mắm ngon, độ đạm cao. Nếu có nước màu dừa, cá kho sẽ ngon hơn vì nước màu này cho màu nâu cánh gián rất đẹp, vị ngọt thơm tự nhiên, lại không làm đắng món ướp nếu lỡ cho nhiều như nước màu đường bình thường.
Cá kho phải chọn cá tươi, làm thật sạch để không còn mùi tanh. Để cá kho ngon hơn, có thể kho chung với ít thịt ba chỉ xắt mỏng. Nên dùng mỡ heo thắng lấy nước để kho cá sẽ ngon hơn dầu ăn.
Kho rục
Cá kho rục ngon nhất là cá nục, thường kho với cà. Cá sau khi làm sạch chỉ cần ướp muối, đường, để 15 phút. Không ướp lâu vì muối sẽ làm cứng cá, ăn không ngon. Băm nhuyễn cà, phi thơm tỏi băm, cho cà vào xào cho ra màu, nêm muối, đường, bột ngọt vừa ăn, xào đến khi cà chín mềm là được.
Xếp một lớp mía lau dưới nồi, sắp cá lên, trút cà vào, bắc lên bếp kho cho nước cà thấm hết vào cá thì đổ thêm nước xăm xắp cá, vặn lửa thật nhỏ, đậy nắp kho khoảng 2-3 tiếng là cá rục. Để tiết kiệm thời gian, có thể dùng nồi áp suất, kho khoảng 45 phút là được. Nếu dùng nồi áp suất thì không cần đổ thêm nước khi kho.
Cách thắng nước màu
Cá kho không thể thiếu nước màu, để món kho ngon, nên tự thắng nước màu ướp cá. Cho đường và ít nước (hoặc dầu ăn) vào chảo nóng, khuấy đều cho nước sánh lại, tắt bếp. Để lửa riu và phải khuấy liên tục, đều tay vì đường rất dễ bị kẹo lại, không thành nước màu.
Nước màu dừa sẽ giúp món kho ngon hơn, nhưng nước màu này thắng rất công phu, qua nhiều công đoạn. Để có một lít nước màu dừa, bạn cần khoảng 25-30 lít nước dừa tươi, phải là nước dừa mới chặt vì để lâu nước sẽ bị chua. Lược sạch nước, dùng chảo gang nấu nhỏ lửa cho nước dừa cô lại còn 1/2, tiếp tục châm thêm nước dừa vào, nấu đến khi nước sánh lại, có màu cánh gián.
Nước màu dừa thắng rất lâu, khoảng 12 -15 tiếng, nấu và khuấy liên tục với lửa nhỏ. Hiện tại cũng có nhiều nơi chuyên bán nước màu dừa, bạn có thể đặt mua để kho cá, kho thịt rất ngon.
(Theo PNO)